Chăm Sóc Cây Trồng, Chăm Sóc Cây Rau Màu

TỔNG HỢP CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI TRÊN QUẢ CÀ CHUA VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ

Cà chua và biên pháp phòng trị sâu bệnh hại đạt năng suất cao

Cà chua là một loại cây trồng cần phải tuân thủ đúng quy trình chăm dưỡng thì mới mang lại kết quả cao. Nó thường xuyên bị tấn công bởi các loại côn trùng, sâu hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làm giảm hiệu suất khi thu hoạch. Vì vậy, Bio Sacotec sẽ điểm qua một số loại sâu bệnh hại cà chua thường gặp để nhà nông có thể nhận biết và phòng bệnh hiệu quả nhé!

Sâu bệnh hại cà chua và những giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Sâu bệnh ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cà chua như thế nào?

Xem thêm: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH HOA TRÊN CÀ CHUA

MỘT SỐ BỆNH HẠI THƯỜNG GẶP TRÊN QUẢ CÀ CHUA

BỆNH THỐI ĐÍT QUẢ CÀ CHUA

Hiện tượng rối loạn sinh lý trong quá trình sinh trưởng của cây do độ ẩm thất thường kết hợp với thiếu canxi dẫn đến tình trạng thối đít quả cà chua. Biểu hiện của bệnh rất dễ nhận biết, xuất hiện các vết thâm đen, lõm vào ở đít trái, phần còn lại của quả vẫn bình thường. Bệnh xuất hiện ở cả trái non và trái chín ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cà chua.

Nếu không được can thiệt kịp thời bệnh gây hư hại trên mô quả làm co mô bào, phần hư hại bị lõm xuống có màu nâu sậm đến nâu đen, vết bệnh phát triển nhanh có đường kính lên đến 1cm hoặc hơn nữa, thông thường vết bệnh bị giới hạn trong khu vực bị lõm có màu tối.

Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, bà con phải đảm bảo được lượng nước tưới không để xảy ra tình trạng thiếu độ ẩm. Bổ sung thêm canxi qua việc bón phân kết hợp với vôi để cân bằng độ pH cho cây. Với những quả cà chua bị bệnh, cần phải xử lý nhanh tránh lây lan mầm bệnh trong vườn.

Bệnh thối đít gây hại trên quả cà chua

Bệnh thối đít gây hại trên quả cà chua

NỨT QUẢ CÀ CHUA

Khi cây bị thiếu canxi thường xuất hiện các vết nứt theo phương thẳng đứng làm chia đôi trái cà chua. Ngoài ra, thời tiết mưa nắng thất thường cũng là tác nhân gây nên bệnh trên cây cà chua.

Các vết nứt xuất hiện chủ yếu trên cà chua chín, thường ở các vòng tròn đồng tâm. Đôi khi các vết nứt còn tạo cơ hội cho côn trùng, chim tấn công ảnh hưởng đến năng suất của quả.

Vào những điều kiện thời tiết khắc nghiệp, bà con phải tưới nước thường xuyên cho cây. Điều này ngăn không cho cà chua quá thiếu nước đến nỗi chúng phải hút quá nhiều nước mưa trong một trận mưa lớn.

Biểu hiện của bệnh nứt quả cà chua và giải pháp phòng trừ kịp thời

Biểu hiện của bệnh nứt quả cà chua và giải pháp phòng trừ kịp thời

Xem thêm: XOĂN LÁ TRÊN CÂY CÀ CHUA VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HIỆU QUẢ

BỆNH MỐC SƯƠNG TRÊN QUẢ CÀ CHUA

Nguyên nhân

Tác nhân chính gây nên bệnh là nấm Phytophthora, thường gây hại mạnh vào vụ Đông Xuân. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nhiều sương mù bệnh nấm càng gây hại mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của quả.

Biểu hiện

  • Trên lá: Vết bệnh thường xuất hiện ở mép lá, là những đốm nhỏ màu xanh nhạt, hơi ướt. Sau một thời gian lớn dần lan vào phía trong phiến lá, màu nâu, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá. Ở mặt dưới lá, vết bệnh có một lớp mốc trắng như sương, lá hơi bị cháy, bệnh nặng có thể làm toàn bộ phiến lá bị cháy khô.
  • Trên thân, cành: Có những đoạn dài màu nâu đen trên thân, lâu dần vết bệnh sẽ bị thối ướt. Chỗ bị bệnh thân thường teo tóp và dễ bị gãy, trên bề mặt có một lớp trắng bao phủ. Bệnh tác động xấu cản trở hoạt động sinh lý bên trong thân, làm cây yếu rồi chết dần.
  • Trên quả: Mặt trên của quả xuất hiện những đốm màu xanh xám. Sau đó lớn dần, chuyển sang màu trắng đục và cuối cùng chuyển sang màu nâu, hơi lõm nhăn nheo. Bệnh nhẹ quả hơi nám và cứng, bệnh nặng quả không phát triển được, sau đó bị rụng.

Cách khắc phục bệnh

Bệnh này rất khó điều trị nên bà con cần thăm vườn thường xuyên phát hiện bệnh sớm để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Bên cạnh đó, bà con sử dụng thuốc gốc đồng ( Nano đồng) phun lên toàn bộ cây để tiêu diệt nấm bệnh, tăng sức chịu đựng cho cây, giúp ngăn chặn nấm xâm hại gây bệnh. Sau khoảng 3 – 5 ngày bà con nên phun xịt lại lần 2 để phát huy hết tác dụng của thuốc.

QUẢ CÓ HIỆN TƯỢNG MẶT MÈO

Hoa cà chua thường nở khi nhiệt độ không khí xuống thấp, nhiệt độ dao động từ 10 đến 12 độ C sẽ bị đột biến. Bên cạnh đó, nếu hoa đang thụ phấn trước khi cánh hoa bắt đầu rơi, một số phấn dính vào cà chua đang phát triển cũng tạo ra khối u và vết sưng điển hình của quả bị đột biến.

Vì vậy, để tránh trường hợp này bà con phải trồng cây ở nhiệt độ thích hợp, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt.

Quả cà chua có hiện tượng giống mặt mèo

Quả cà chua có hiện tượng giống mặt mèo

BỆNH HÉO XANH TRÊN QUẢ CÀ CHUA

Tác nhân chính gây nên bệnh là vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith. Nấm gây hại trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Bên cạnh đó, nấm sinh sôi nhiều trong điều kiện thời tiết có độ ẩm không khí cao, nhiệt độ từ 22 – 25 độ C.

Triệu chứng

Biểu hiện ban đầu là các lá ngọn sau đó đến phần gốc và cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, rũ xuống, gãy gục và chết.

Cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh.  Cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

Quan sát những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân xù xì đó là triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn.

Biện pháp phòng chống

  • Sử dụng các cây giống chất lượng, chống chịu được sâu bệnh.
  • Luân canh cây trồng, không nên trồng 2 vụ cà liên tiếp trên một mảnh đất. Sau khi tiến hành vụ tiếp cần bà con cần cải tạo đất bằng vôi hoặc trichoderma để tăng hiệu suất khi thu hoạch.
  • Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại. Khi phát hiện bệnh phải cắt bỏ, đem đi tiêu hủy xa vườn tránh lây lan mầm bệnh trên diện rộng.
  • Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón, nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.

BỆNH THỐI LOÉT QUẢ CÀ CHUA

Tác nhân chính gây nên bệnh thối loét trên cây cà chua là vi khuẩn Clavibacter michiganensis. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm giảm chất lượng và biến dạng quả. Loại nấm này có thể lây qua các vết thương hở do tác nhân làm vườn hoặc do côn trùng gây hại.

Bệnh gây hại trên thân, cành, lá và quả cà chua, mỗi bộ phận của một triệu chứng cụ thể giúp bà con đề dàng nhận biết. Đầu tiên khi bệnh tấn công lá có dấu hiện xoăn lại, vàng, khô héo và rụng. Tiếp đó, cành loét trên các thân gỗ gây biến màu ảnh hưởng đến các mao mạch không dẫn truyền chất đi nuôi cây. Trên cành cắt, cuống, đặc biệt ở đoạn nối biến thành màu trắng kem, vàng hoặc nâu đỏ ở mô mạch tạo lỗ hốc trong ruột cây. Còn quả xuất hiện nhiều vết thương, ghẻ hoặc vết nám.

Khi có dấu hiệu bệnh trong vườn, bà con cần đem đi tiêu hủy ngay, tránh lây lan các cây khỏe khác. Không làm phân hữu cơ từ cây chết thay vào đó, đưa chúng vào thùng rác để tránh lây lan vi khuẩn. Phun phòng ngừa hoặc khi vừa xuất hiện bệnh bằng cách pha 25ml SCT 03 với 16 lít nước phun đều trên trái từ khi xuất hiện đến khi thu hoạch.

Bệnh cháy lá trên cây cà chua

Bệnh thối loét gây hại trên toàn bộ quả

Xem thêm: BIỂU HIỆN NHẬN BIẾT BỆNH SƯƠNG MAI HẠI CÀ CHUA VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ

BỆNH THÁN THƯ

Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh

Bệnh chủ yếu do nấm Collectotrichum phomoides gây ra, khó nhận biết khi nhìn bằng mắt thường. Nấm thường gây hại mạnh vào mùa mưa trong năm, độ ẩm không khí cao. Đặc biệt ở những vườn hệ thống thoát nước không ổn định, lượng nước tưới trong năm nhiều cũng tạo điều kiện cho nấm sinh sôi.

Nấm gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, nhất là những quả cà chua đã và đang trong giai đoạn chín gần thu hoạch. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, nấm vẫn tấn công trực tiếp trên các quả già.

Biểu hiện của nấm gây bệnh trên cà chua

Trên lá

Vết bệnh là những đốm hình tròn, màu nâu đậm, xung quanh có viền nâu nhạt và những vòng tròn đồng tâm màu nâu đen. Nấm có thể gây hại trên các chồi non, gây hiện tượng thối ngọn, chồi bị hại có màu nâu đen, bệnh có thể phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc quả ít, chất lượng kém.

Biểu hiện của bệnh thán thư gây hại lá cà chua

Biểu hiện của bệnh thán thư trên lá

Trên thân

Khi bị nấm gây hại, dấu hiệu xuất hiện đầu tiên ở thân là các vết cháy mà nâu đen. Vào thời tiết ẩm ướt mưa nhiều, nấm gặp nước mưa lây lan gây ảnh hưởng đến toàn bộ thân cây.

Trên quả

Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0.5 đến 1 cm tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám. Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm những chấm nhỏ li ti màu đen nhô lên. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối toàn bộ, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn.

Bệnh thán thư gây hại trên quả cà chua

Biểu hiện của bệnh thán thư trên quả

Biện pháp phòng trừ

Trước khi gieo trồng, khâu chọn giống quyết định đến 50% chất lượng của quả. Bà con nên chọn những cây giống ít nhiễm bệnh, hạt giống đạt chuẩn được mua tại các cửa hàng uy tín.

Nên xử lý đất trồng qua Trichoderma để diệt trừ tận gốc các mầm bệnh, trộn qua phân bón hữu cơ bổ sung thêm chất cho cây sinh trưởng tốt. Hạn chế tưới nhiều nước vào chiều tối tạo điều kiện cho nấm bệnh sinh sôi.

Kết hợp với đó là sử dụng 500g sản phẩm SCT 03 kết hợp với 200 – 300 lít nước phun lên toàn bộ những cây bệnh để ức chế sự phát triển của nấm, tăng sức đề kháng cho cây cà chua.

Sản phẩm SCT 03 phòng trị hiệu quả bệnh trên cây trồng

SCT 03 – Loại thuốc với khả năng phòng ngừa triệt để bệnh thán thư trên quả cà chua

CHĂM SÓC CÀ CHUA CÂY CÀ CHUA ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO

Trồng cây cà chua cần khá nhiều kỹ thuật và tính toán, kiểm tra kỹ lưỡng để có thể đạt được chất lượng quả như mong đợi. Nắm vững các kỹ thuật trồng và bón phân cây cà chua sẽ giúp đem lại nguồn doanh thu dồi dào và năng suất tốt mỗi mùa vụ.

TƯỚI NƯỚC

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà cà chua có một nhu cầu nước nhất định. Thế nên, bà con cần theo dõi lộ trình sinh trưởng của cây cung cấp nước phù hợp.

  • Giai đoạn vườn ươm: Trong một tuần đầu sau khi trồng cây bà con phải tưới nước liên tục để cung cấp đủ độ ẩm cho cây. Cây có dấu hiệu hình thành rễ thì giảm lượng nước xuống 2 – 3 ngày tưới/ lần.
  • Giai đoạn ra hoa, đậu quả: Đây là thời kì cây cần nước nhiều nhất để cung cấp cho quá trình tăng trưởng của cà chua. Bà con tưới nước phải chú ý các yếu tố phân bón, đất và mật độ trồng để linh hoạt điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng hệ thống tưới nước tự động để tiết kiệm tối đa nhân công, tránh xói mòn đất trồng mang lại kết quả cao khi thu hoạch.

Bệnh thán thư gây hại trên quả cà chua

Nước có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng nhất là cây con

VUN XỚI

Vun xới gốc là một trong những thao tác quan trọng được thực hiện trước khi cà chua ra hoa kết trái. Bà nên thực hiện vun xới theo theo thời gian sau:

  • Lần thứ nhất: Sau khi trồng cây con từ 8 – 10 ngày
  • Lần thứ hai: Cách lần xới thứ nhất từ 7 – 10 ngày

Phải đảm bảo được mật độ trồng cà chua tạo độ thông thoáng cho cây

Phải tuân thủ đúng mật độ trồng cà chua để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển

LÀM GIÀN

Làm giàn cho cà chua tăng trưởng quyết định rất lớn đến năng suất của cà chua. Khi nhìn thấy cây ra chùm hoa thứ nhất là thời điểm thích hợp để bà con bắt giàn. Mỗi một cây cà chua được cắm một cọc thẳng đứng sát gốc. Cây vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc tới đó. Cọc thường dài 1,5m, đóng sâu xuống đất 20cm. Cần buộc một cây nối theo hàng cọc cho giàn được chắc.

BẤM ĐỌT VÀ TỈA CÀNH

Chỉ để lại duy nhất một thân chính, lặt bỏ các mầm xuất hiện ở nách lá 3 – 4 cm. Sau khi trên thân chính đã có đủ chùm hoa quả thì tiến hành bấm ngọn. Vào thời kì cuối của chu kì sinh trưởng, bắt đầu có nhiều lá già cần phải tỉa bỏ để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển.

Trồng cây cà chua trong chậu trang trí trong gia đình

Cắt tỉa để chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân chính của cây

Xem thêm: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ĐỂ CÀ CHUA SAI QUẢ, CHÍN MỌNG

PHÂN BÓN

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong quá trình sinh trưởng của cây trồng là cần thiết, nhất là giai đoạn 10 ngày sau khi hoa nở đến khi bắt đầu hình thành trái. Trong thời điểm này, nếu không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì cà chua sẽ nhỏ trái, không tươi, cành lá yếu ớt ảnh hưởng đến chất lượng của quả. Vậy nên, bà con nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh Gà Cồ Đỏ, Gà Cồ Tím hay phân chuồng đã được ủ hoai mục để cây hấp thụ dưỡng chất dễ dàng.

Lưu ý: Hạn chế tối đa bón phân hóa học không an toàn cho người sử dụng lại gây chai sần và mất hết khoáng chất của đất trồng.

Quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật quyết định rất lớn đến năng suất của quả

Bón phân đầy đủ tạo điều kiện cho cà chua tăng trưởng nhanh và đạt chất lượng cao

Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã tổng hợp đầy đủ thông tin về sâu bệnh hại cây tại các vườn. Hi vọng rằng bà con có thể nhận biết và áp dụng cách phòng bệnh mang lại kết quả cao. Bên cạnh đó, bà con có thể tham khảo thêm các nguồn tài liệu liên quan để tích lũy thêm kinh nghiệm trồng trọt.  Nếu có câu hỏi hay thắc mắc nào về bệnh trên cây cà chua hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé! Chúc bà con thành công!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *