Những loại mít hiện nay, mít không hạt, mít tố nữ, mít ruột đỏ, mít nghệ….trong đó thì mít thái siêu sớm là cây được nhiều nông dân lựa chọn để trồng trên mãnh của mình vườn.
Đặc tính vượt trội giống Mít Thái Siêu Sớm
- Giống có nguồn gốc Thái Lan du nhập vào nước ta. Là giống cây ăn quả mới phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam.
- Tùy vào điều kiện chăm sóc mà mít thái từ 14 – 18 tháng sẽ cho trái, 1 trái năng từ 7 – 20 kg.
- Trái ra quanh năm, vụ này gối đầu kia.
- Khi chín có mùi thơm, vỏ mỏng, múi mít to, màu vàng đậm bắt mắt, ăn vị ngọt thanh và giòn.
- Giống mít này có thể ăn sống hoặc sấy khô điều được
- Do có những đặc tính vượt trội, lại là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, nhiều nhà vườn đã mạnh dạn đầu tư vào loại cây ăn quả. Để giúp nhà vườn có những bước chuẩn tốt nhất trước khi trồng. Khi nhà vườn chọn cây giống đạt chuẩn khi trồng xuống thì cây sẽ nhanh phát triển.
Sau đây, công ty Sacotec sẽ giới thiệu đến nhà vườn các tiêu chuẩn để chọn một giống Mít Thái Siêu Sớm đạt chuẩn.
Tiêu chuẩn chọn giống Mít Thái Siêu Sớm
- Gốc ghép khoảng 1,2 – 1.5 cm, thân trơn láng, không sần sùi, thân thẳng đứng không cong quẹo.
- Khi chọn giống quan trọng nhất là phân Bo (Bo là giống mít thái). Chính vì vậy ta cần chọn bo ghép chắc chắn to khỏe, đọt bo phải đạt từ 20 – 30 cm, bộ lá lớn phải có từ 6 – 7 lá.
- Không có sâu bệnh như là bọ trĩ, nhện đỏ, sâu ăn đọt, bệnh cháy lá, nấm bồ hóng…
Lưu ý: Khi trồng vườn mua giống về nếu lá chuẩn bị già (lá lụa) chuẩn bị chuyển sang lá thuần thục thì có thể trồng ngay.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MÍT THÁI SIÊU SỚM
Giai đoạn cây con
Quy trình áp dụng khu vực Miền Tây
Mít là một loại cây dễ trồng, chịu hạn, chịu mặn tốt, thích hợp với nhiều vùng đất. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều giống mít với đủ chủng loại có chất cao như: mít nghệ, mít không hạt, mít tố nữ, mít ruột đỏ… Một trong số đó phải kế đến mít Thái Siêu Sớm được nhiều nông dân lựa chọn để trồng, vì thời gian thu hoạch sớm và có giá trị kinh tế cao.
Chuẩn bị giống và đất trồng
Giống
~ Việc chọn giống tốt sẽ tạo tiền đề cho cây phát triển tốt và đạt năng suất cao sau nảy.
- Một cây giống tốt sẽ có các điều kiện sau:
- Thân cây giống phải trơn lán, thân thẳng đứng, không cong qẹo,
- Bo ghép phải chắc chẩn, chồi phải mập.
- Đặc biệt là không có sâu bệnh.
Đất trồng
- Tùy khu vực địa hình mà ta có thể chuẩn bị đất trồng khác nhau.
- Cây mít thái thích hợp với nhiều loại đất. Tuy nhiên cây mít rất sợ ngập nước nhất là đổi với khu vực các tỉnh miền tây. Vì thế cần lên mô và đào mương đảm bảo cho việc thoát nước tốt hơn.
- Khoảng cách giữa các cây hàng cách hàng là từ 2-3 mét đây là khoảng cách thực tế nhà vườn ở khu vực Miền Tây.
Xử lý đất
- Trước khi trồng mít ta nên rải vôi lên mặt mô để hạ phèn, mặn vả tiêu diệt một số loại nấm bệnh trong đất.
- Ngoài ra nên rải thêm một số loại thuốc có hoạt chất như: cacbonsufan, basudin.. Để ngừa tuyến trùng và một số loại côn trùng gây hại trong đất.
Cách trồng
Bón lót
Trước khi trồng ta có thể lót 0,5 – 1kg phân hữu cơ + 50 gram lân. Để tạo điều kiện tốt giúp cây mau bắt rễ và phát triển.
Cách trồng
- Gở bỏ phần mủ bao bẫu ra, sau đó phá bỏ khoảng 1/4 đích bầu.
- Cắt bỏ những rễ chính bị quăn queo, phần cuối rễ chính bị cong khi mọc tới đáy bầu. Rồi bắt đầu trồng cây.
- Trồng sao cho mặt mô và mặt bầu bằng nhau, hoặc có thể mặt bầu cao hơn mặt mô khoảng 2-3cm là tốt nhất.
- Cây giống vừa mới trồng bộ rễ còn yếu nên rất dễ bị nấm bệnh tấn công. Vi vậy sau khi trồng xong nên phun thuốc có hoạt chất như: macozeb, matalaxyI, ridomin…..Để ngăn ngừa và diệt trừ nấm bệnh.
Chăm sóc mít con (tơ)
Mít được 1 tháng tới 6 tháng
- Giai đoạn này ta nên bón các loại phân hóa học như: 20.20.15, 16-16-8…..để giúp cây phát triển thân, cành, lá.
- Liều lượng từ 10 – 20 gram / 1 gốc
- Nên sử thêm phân hữu cơ 1-2 tháng rãi 1 lần.
- Liều lượng :100 – 200 gram / 1gốc
- Chú ý : khi bón phân thì bón xung quanh tán cây, không bỏ phân sát gốc.
- Ngoài ra có thể sử dụng thêm Humic để giúp cây phát triển tốt hơn.
Mít được 6 tháng – 12 tháng
- Ta có thể tỉa cành cho mít.
- 1 năm tỉa cành 2 lần.
- Tỉa những cành gần gốc, sát đất, cách góc 20-30 cm thì tỉa bỏ. Tỉa bỏ những cảnh vô hiệu, cảnh tâm( nhỏ), cành khô. Sẽ giúp cây quan hợp tốt hơn. Tạo điều kiện cho cây tập trung dinh đưỡng nuôi những cảnh hữu hiệu.
- Chú ý: Sau khi tỉa xong phải phun thuốc bệnh cho cây ngay. Vì khi tỉa sẽ tạo vết thương làm điều tốt để nấm bệnh tấn công cây.
- Giai đoạn nảy lượng phân hóa học và phân hữu cơ cũng tăng lên tùy vào độ lớn của cây mà ta bỏ cho thích hợp nhất.
- Tùy vào điều kiện chăm sóc mà nếu chăm sóc tốt mít từ 12 — 18 tháng là có thể bắt đầu cho trái.
- Giai đoạn này ta nên tỉa bỏ những cành cách gốc từ 0,8 mét bồ để chuẩn bị cho trái.
Mít 1 năm sau khi cắt tỉa cành
Một số loại sâu bệnh hại thường gặp trong giai đoạn này
Một số loại sâu như là nhóm côn trùng chích hút: bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, sâu đục thân, đục đọt, mọt,…
Công ty Sacotec chúc bà con mùa vụ bội thu.