Chăm Sóc Cây Công Nghiệp, Chăm Sóc Cây Trồng

BỆNH CHẾT CHẬM TRÊN HỒ TIÊU (BỆNH VÀNG LÁ – THỐI RỄ)

bệnh chết chậm hồ tiêu

NGUYÊN NHÂN

Bệnh chết chậm do sự kết hợp gây hại của tuyến trùng và nấm trong đất. Tác nhân gây triệu chứng nốt sần trên rễ chủ yếu là tuyến trùng Meloidogyne spp. và triệu chứng thối rễ là do sự gây hại của một số loài nấm, chủ yếu là: Fusarium spp., Phytophthora spp., Pythium spp…. Tuyến trùng tấn công trước, tạo ra những vết thương và nốt sưng trên rễ sau đó nấm xâm nhập làm thối rễ dẫn đến triệu chứng cây sinh trưởng chậm, vàng lá, tháo đốt và chết.

Đôi khi mặc dầu không có sự hiện diện của tuyến trùng, các loài nấm Phytophthora spp.Pythium spp…. cũng có thể tấn công vào các đầu rễ gây triệu chứng thối đầu rễ làm cây không hấp thu được dinh dưỡng và cũng dẫn đến triệu chứng cây sinh trưởng chậm, vàng lá, tháo đốt và chết.

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH

Các loài tuyến trùng gây hại trực tiếp và tạo ra các vết thương, qua đó nấm bệnh xâm nhập gây hại làm cho rễ kém phát triển.

Bệnh thường xuất hiện ở các vườn hay đọng nước. Những vùng đất chai cứng pH thấp, vườn lạm dụng phân hóa học.

Quá trình này lặp lại trong 2-3 năm làm cho cây hồ tiêu tàn lụi.

TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN

chet cham

* Trên mặt đất

Ban đầu cây sinh  trưởng, phát triển chậm, lá vàng (các lá già thường bị vàng trước) sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt bị rụng.

Những cây bị bệnh thường có bộ tán lá thưa thớt, ra hoa và đậu quả kém dẫn đến năng suất và chất lượng giảm.

Hiện tượng cây sinh trưởng kém, vàng lá thường xuất hiện thành từng vùng cục bộ; lúc đầu chỉ có một vài cây, sau đó lan rộng ra hoặc phát triển thành nhiều vùng.

Triệu chứng vàng và rụng  lá, rụng đốt thường phát triển chậm và kéo dài, có khi vài ba năm sau khi xuất hiện triệu chứng cây mới chết.

* Dưới mặt đất

Ban đầu rễ tơ bị thối đen sau đó ăn dần vào các rễ phụ và thân ngầm làm cho cây không phát triển được rễ mới. Hệ thống rễ của cây tiêu bị bệnh phát triển kém, rễ có những nốt sần. Những nốt sần này có thể xuất hiện riêng lẻ hay tạo thành từng chuỗi.Triệu chứng nốt sần trên rễ và đầu rễ bị thối thường xuất hiện trên cùng 1 cây nhưng cũng có thể xuất hiện riêng lẻ trên các cây khác nhau và đều đưa đến triệu chứng trên mặt đất là cây vàng, rụng lá và rụng đốt. Khi cây bị bệnh nặng thì các rễ chính và phụ đều bị thối.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Không nên trồng tiêu trên các vườn tiêu đã nhổ bỏ do bị tuyến trùng gây hại mà chưa qua thời gian luân canh. Đất làm vườn ươm cũng không nên lấy từ những vườn này.

Trước khi trồng mới cần vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các tàn dư thực vật, cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.

Bón phân cân đối, tăng cường phân bón lá và thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho cây vì ngoài việc bổ sung dinh dưỡng và cải tạo đất trong phân hữu cơ còn có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng có thể hạn chế được sự phát triển của tuyến trùng.

Thường xuyên sử dụng các loại thuốc sinh học như Chitosan, Trichoderma spp. Cheatomium. Nên sử dụng ngay từ khi bắt đầu trồng tiêu và sử dụng liên tục hàng năm để tăng cường lượng vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng trong đất trồng tiêu.

Hạn chế xới xáo và không để nước chảy tràn từ gốc tiêu này sang gốc tiêu khác trong vườn tiêu bị bệnh.

Để phòng trừ các nhóm nấm xâm nhiễm gây thối rễ và tuyến trùng như: Trichoderma (Trichotec, Tricho 11), Eco Killer, Phytopn Gold, AGV 02. Ngoài ra để xử lý tuyến trùng sử dụng SCT 07 (ngăn ngừa tuyến trùng) xử lý thuốc 2-3 lần vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và trong giai đoạn khi mới phát hiện bệnh.

dom hong1

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *