Chăm Sóc Cây Công Nghiệp, Chăm Sóc Cây Trồng

BỆNH CHẾT NHANH Ở CÂY HỒ TIÊU

Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

Bệnh chết nhanh là từ dân dã dành cho người trồng tiêu tại Việt Nam bỡi vì bệnh này từ khi ủ bệnh cho đến khi cây chết xẩy ra quá nhanh.

Bênh này do nấm Phytophthora spp. tấn công chủ yếu phần gốc và cả hệ thống rễ nằm dưới mặt đất trong mùa mưa, thời gian ủ bệnh chỉ vài tháng và sau khi hết mưa, trời nắng lên cây bị chết trong khoảng 7 đến 10 ngày, có cây bị nhiễm toàn bộ gốc và  rễ thì lá chưa kịp ngả sang màu vàng, chưa kịp rụng thì đã héo khi lá còn xanh rồi chết khô cả cây cùng một lúc.

Đây là nỗi kinh hoàng cho những người trồng tiêu từ trước tới nay.6

Hình ảnh đại diện cho bệnh chết nhanh

Triệu chứng

  • Tại một số lá, chồi non, hoa hoặc chùm quả bị thâm đen tại từng vết nhỏ, những vết này lan rộng nhanh chóng trong một thời gian ngắn sau đó rụng xuống đất.
  • Trên cây khi mới chớm bệnh toàn bộ lá trông không tươi, không láng mượt, không căng cứng rồi dần dần chuyển qua vàng rồi héo từng phần nếu rễ bị nhiễm một phần hoặc vàng rồi héo cả cây nếu toàn bộ rễ bị nhiễm và đã thối tại phần gốc các thân chính hoặc cũng có thể héo khi lá vẫn còn xanh nếu thời gian ủ bệnh gây thối rễ vào cuối đợt mưa, lá chưa kịp vàng nhưng nắng đến sớm.
  • Khi trời đang mưa hoặc có nắng nhẹ rất và thời gian nắng ít thì là vẫn còn tươi, một phần lá rụng dưới đất, nhưng khi nắng chính thức tất cả các cây tiêu bị bệnh sẻ chết trong phạm vi 7 đến 10 ngày.
  • Dưới đất khi đào lên sẽ thấy toàn bộ rễ, gốc tiêu đều đã bị thối đen. 7

Các triệu chứng ban đầu của bệnh chết nhanh

Nguyên nhân  

Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora spp. gây ra, loài nấm này phát triển khi:

  • Mưa nhiều, độ ẩm trong đất quá cao,
  • Đất thoát nước kém
  • Vườn tiêu ẩm thấp đặc biệt là khu vực gốc và tán tiêu sát mặt đất.
  • Không sử dụng nấm Tricoderma hoặc các chế phẩm khác để kìm hãm sự phát triển của Phytophthora ssp.

Biện pháp phòng trừ

  • Bệnh chết nhanh chỉ đề phòng bằng các biện pháp chăm sóc, khi đã bị bệnh phương pháp duy nhất là đào hết gốc rễ, mang hết toàn bộ cây ra khỏi vườn đốt.
  • Muốn trồng lại trên đất này cần cải tạo lại vườn bằng cách đào bỏ hết toàn bộ gốc choái, dùng cơ giới để thay đổi hình dạng của địa thế vườn bằng cách tạo độ dốc vừa phải, có các hệ thống thoát nước tốt không những trên mặt đất mà cả dưới tầng sâu ở vị trí 60 đến 70 cm để đất không quá ẩm ướt khi mùa mưa đến, sau đó luân canh cải tạo đất 2 đến 3 năm bằng các loài cây họ đậu để tăng độ phì trước khi trồng lại.

gia ho tieu hom nay 105 giam do anh huong dich covid 19

Vườn cây thông thoáng & sạch bệnh

Để phòng bệnh chết nhanh, ngoài việc chọn giống tốt, kháng bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt cần phải thực hiện tốt 10 nội dung sau:

  1. Chuẩn bị đất, hố trồng phải thật  kỹ, phân hữu cơ bón lót khi trồng mới hoặc trồng dặm là điều bắt buộc. Không có phân hữu cơ, không nên trồng Tiêu! Phân hữu cơ giúp cây tạo bộ rễ phát triển tốt ngay từ đầu để cây phát triển và kháng bệnh tốt
  2. Hàng năm phải bón bổ sung theo quy trình về phân khoáng và phân hữu cơ. Các loại phân hữu cơ phải ủ thật hoai mục mới đưa ra bón, khi ủ phân nên kết hợp dùng nấm Tricoderma để ủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã ghi trên bao bì,
  3. Khi bón phân hữu cơ nên trộn thêm nấm Tricoderma với lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất đã ghi trên bao bì để kìm hãm sự phát triển của nấm Phytophthora spp là chủ thể gây bệnh,
  4. Về mùa khô phải tủ gốc dày 20 kg/gốc để giữ ẩm, phải tưới nước kịp thời không để cây bị héo,  khi mùa mưa đến các xác bã thực này sẻ phân hủy và bổ sung lượng hữu cơ cho đất tạo cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh tốt,
  5. . Phải hoàn chỉnh các rãnh thoát nước cho tất cả vườn tiêu trước mùa mưa để đảm bảo khi mưa đến, hết mưa là hết nước, không có nước đọng đặc biệt là phía trong gốc,
  6. Đất trong gốc tiêu phải cao hơn bên ngoài khoảng 10 đến 15 cm, thường xuyên nhổ sạch cỏ,  về mùa mưa phải dọn sạch lá khô, cắt tỉa cành sát mặt đất phần trong gốc tiêu để không bị quá ẩm thấp mà lúc nào cũng phải thông thoáng là tiền đề để hạn chế bệnh phát triển.
  7. Những vườn có trồng cây phủ đất hoặc để cỏ để phủ đất về mùa mưa phải cắt sát đất thường xuyên, phần thân các loại cỏ sau khi cắt phải cào ra khỏi vùng tán cây tiêu,
  8. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ,mang các cành, lá bị sâu, bệnh ra khỏi vườn đốt kịp thời  và phun phòng các hợp chất có gốc đồng (boocdo) vào đầu mùa mưa để phòng các loại nấm phát triển và cung cấp vi lượng đồng (Cu) cho cây sinh trưởng khỏe và kháng bệnh,
  9. Phải điều chỉnh ánh sáng của bóng che hợp lý: Về mùa mưa phải tạo hình choái thật thông thoáng đảm bảo cây nhận được ánh sáng mặt trời khoảng 70 đến 80%,
  10. Có thể chọn lựa sử dụng thêm các hợp chất sinh học giúp cây sinh trưởng khỏe và kháng bệnh tốt.

Nguồn: Rainforest Alliance

 

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *