NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây bệnh là nấm Phytophthora palmivora gây nên.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH
Bệnh chết nhanh thường xuất hiện trong mùa mưa. Đặc biệt là những tháng mưa nhiều và tập trung ở những vườn không thoát nước tốt.
Những năm mưa nhiều và kéo dài bệnh thường gây hại nặng và lây lan nhanh, đôi khi thành dịch, nhiệt độ 10-30 độ C.
Nấm bệnh chủ yếu sống trong đất và lây lan từ đất qua nước mưa; nước tưới; thân, cành, lá tiêu bị bệnh rụng xuống đất.
Thân, cành, lá thường bị nhiễm bệnh trong mùa mưa. Các vườn ẩm thấp, các cây có bộ tán lá rậm rạp là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển.
TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN
Bệnh xuất hiện trên tất cả các bộ phận và ở các giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu. Nấm bệnh có thể gây hại trên lá, chùm quả, thân, rễ nhưng phổ biến nhất là ở phần thân nằm trong đất nơi tiếp giáp với mặt đất.
* Triệu chứng trên thân ngầm (thối gốc thân):
Nếu nấm bệnh tấn công vào phần thân ngầm ở phần cổ rễ sẽ làm cây tiêu chết đột ngột và gọi là bệnh héo chết nhanh. Đầu tiên trên phần thân ngầm tiếp giáp với mặt đất có những vết thâm đen. Dần dần các vết thâm đen này lan rộng và ăn sâu vào bên trong thân ngầm làm tắc mạch dẫn của dây tiêu. Dây tiêu bị bệnh có triệu chứng lá bị héo nhưng vẫn còn xanh. Sau đó lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây. Thời gian từ khi lá bắt đầu héo đến khi dây tiêu bị chết rất nhanh, thường chỉ trong vòng 5 – 10 ngày.
Thường khi nấm bệnh mới xâm nhiễm vào thân ngầm, dây tiêu vẫn còn xanh tốt chưa thể hiện triệu chứng héo lá; do đó rất khó phát hiện bệnh sớm. Đến khi dây tiêu bị héo lá thì thân ngầm đã bị gây hại nặng, khó phòng trị. Khi cây bị bệnh nặng, thân ngầm và rễ cây thâm đen, hư thối, đôi khi trơn nhớt và có mùi khó chịu.
* Triệu chứng trên rễ:
Nếu nấm bệnh tấn công vào hệ thống rễ, rễ tiêu sẽ bị thối, thường là thối từ đầu rễ vào. Ban đầu nấm bệnh tấn công vào các rễ nhỏ của cây tiêu sẽ làm các rễ nhỏ bị phá hủy, lá vàng, héo và rụng. Sự nhiễm bệnh lan dần sang hệ thống rễ chính và lan vào cổ rễ và gây nên thối cả hệ thống rễ. Cây tiêu sẽ bị suy yếu từ từ, sinh trưởng kém, vàng lá và trên mặt đất có triệu chứng của bệnh vàng lá chết chậm.
* Triệu chứng trên thân, cành, lá:
Nếu bệnh tấn công vào các bộ phận trên mặt đất như thân, cành, lá sẽ làm các bộ phận này thối đen. Đầu tiên là những vết bệnh mềm, sũng nước trên thân, cành, lá. Sau đó các vết bệnh lan rộng ra tạo các vết thâm đen dẫn đến đến triệu chứng thối thân, thối cành, cháy lá. Những lá tiêu gần sát mặt đất thường dễ nhiễm bệnh do nấm Phytophthora sau những trận mưa lớn trong mùa mưa.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
* Triệu chứng trên gié hoa, quả: Sự nhiễm nấm Phytophthora trên gié hoa, quả gây hiện tượng quả, cuống gié hoa, qu ả bị đen và rụng.
Khi cây đã phát bệnh chết nhanh trên tiêu thì không thể xử lý bằng thuốc, biện pháp duy nhất là phá bỏ, tiêu hủy, khử trùng các cây bị bệnh để tránh lây lan ra các cây khác trong vườn. Đồng thời thực hiện biện pháp phòng bệnh cho các cây khác.
Các biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh trên hồ tiêu:
– Sử dụng các giống sạch bệnh từ cây con.
– Sử dụng các giống Hồ Tiêu có khả năng kháng bệnh chết nhanh tốt như tiêu Vĩnh Linh.
– Trồng với mật độ thưa, trồng xem canh với các loại cây trồng khác như Cà Phê.
– Chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, làm hệ thống rãnh nước thoát nước tốt cho vườn Hồ Tiêu.
– Thường xuyên làm cỏ dại, cắt bỏ lá già, dây lươn, dọn sạch gốc thông thoáng khí, có thể quét vôi ở gốc. Duy trì độ pH cho cho vườn từ 5.5-6.5
– Bón phân hữu cơ hoai mục và cân đối dinh dưỡng đạm, lân, kali, vi lượng.
– Khi cây bị bệnh cần tiêu hủy, khử trùng bằng vôi.
– Hạn chết các vết thương hở ở thân và rễ.
– Sửa dụng các loại phân bón vi sinh có chứa các hoạt chất sinh học như Vi Sinh Khoáng (Bocatic), Bio Roso,… tưới gốc định kỳ để ức chết quá trình hoạt động của nấm.
– Tăng cường sử dụng nấm đối kháng, vi sinh có lợi cho hệ sinh thái đất như Trichoderma (Trichotec, Tricho 11), Eco Killer, Phytopin Gold,….
MỘT SỐ SẢN PHẨM GỢI Ý