Nuôi Tôm Thẻ

BỆNH ĐỤC CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh trên tôm thẻ chân trắng gây ra nhiều thiệt hại cho bà con nông dân. Căn bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng do nhiều nguyên nhân gây ra.

Đục cơ là căn bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng. Nó gây ra nhiều thiệt hại cho bà con nông dân bởi căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của tôm. Bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở tôm thẻ 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành. Biểu hiện là phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân.
Bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh đục cơ cong thân hay xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng. Trong đó một số nguyên nhân thường gặp phải kể đến là đục cơ do bệnh, đục cơ do nhiệt độ, đục cơ do chuyển ao và đục cơ do oxy thấp.
Đục cơ do bệnh
Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 – 35‰), khi nước ao bị ô nhiễm, ở một số con tôm trên cơ thể chuyển sang trắng đục. Bệnh trên tôm thẻ chân trắng là do vi bào tử trùng (Microsporidian) gây ra. Ngoài ra, tôm nhiễm virus IMNV (Infectiuos Myonecrosis Virus) cơ thể cũng chuyển sang trắng đục. Các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi lan dần ra toàn thân. Tỷ lệ chết khá cao trong thời gian dài (40 – 70%).
Đục cơ do chuyển ao
Khi kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay chuyển sang ao mới, một số tôm sẽ bị sốc, một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục. Hoặc thỉnh thoảng có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu tối khác thường, như màu cam hoặc đỏ hồng. Hầu hết tôm có màu khác thường này sẽ chết sau thời gian ngắn. Những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.
Khi kéo lưới để bắt tôm, một số tôm sẽ bị sốc
Khi kéo lưới để bắt tôm, một số tôm sẽ bị sốc, một phần hay toàn bộ cơ thịt của nó sẽ bị trắng đục
Đục cơ do ôxy thấp
Nếu ôxy trong ao tôm từ 4 mg/l trở lên, cơ thể tôm thẻ chân trắng có màu sáng bình thường. Những ao nuôi mật độ cao và ôxy hòa tan thấp thì tôm sẽ bị stress và cơ thể sẽ có xu hướng chuyển thành màu trắng hay mờ đục. Khi hàm lượng ôxy xuống thấp 1,7 ppm thì tôm sẽ bơi lên mặt nước (tôm nổi đầu) và hầu hết sẽ chết khi lột xác.
Đục cơ do nhiệt độ
Hiện tượng này xảy ra khi nhấc nhá (sàn, vó) lên khỏi mặt nước để kiểm tra sức ăn của tôm (vào ban ngày). Tôm trong nhá, vó sẽ nhảy lên búng mạnh, gặp nhiệt độ cao, một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi thả trở lại ao, số lượng tôm cong thân sẽ chết vì không tự duỗi thẳng lại được. Hiện tượng tôm cong thân cũng thường xảy ra khi người nuôi tắt tất cả quạt khí rồi sau đó bật quạt chạy trở lại làm tôm nhảy lên khỏi mặt nước. Một số tôm khi nhảy lên mặt nước sẽ bị cong thân khi tiếp xúc không khí và chuyển sang trắng cơ. Hiện tượng này thường xảy ra vào nửa đêm khi tôm đạt kích cỡ 10g/con trở lên. Do vậy người nuôi không chú ý đến hiện tượng này và đến ngày hôm sau mới phát hiện có tôm chết trong ao. Hiện tượng này thường xảy ra khi thời tiết có nhiệt độ cao và trong ao có tảo giáp phát triển.
Picture3
Tảo phát triển nhiều trong ao tôm là nguyên nhân gây ra bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Biện pháp phòng ngừa

Hiện nay căn bệnh đục cơ chưa có biện pháp chữa trị. Để phòng ngừa bệnh trên tôm thẻ chân trắng này, bà con nông dân nên áp dụng phòng bệnh tổng hợp như không dùng tôm bố mẹ nhiễm bệnh trong các trại giống, loại bỏ những tôm bệnh ra khỏi ao nuôi và làm tốt công tác cải tạo và quản lý tốt môi trường ao.
Cần kiểm tra sức khỏe của tôm trước khi chuyển sang ao mới. Nếu bắt đầu chuyển tôm mà phát hiện thấy một vài con chuyển sang trắng đục thì nên tạm dừng. Nước dùng vận chuyển tôm phải ở nhiệt độ 24 – 25 độ C và hàm lượng oxy cao (5 mg/l trở lên).
Luôn duy trì quạt nước cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan cho ao nuôi, giúp tôm hô hấp tốt và phát triển nhanh.
Chú ý không sử dụng nhá, vó để kiểm tra tôm trong ao khi thời tiết nắng nóng. Không nên tắt hết tất cả quạt khí vì bất cứ lý do gì mà nên duy trì hoạt động ít nhất một dàn quạt, kể cả khi cho tôm ăn.
>> Bài liên quan : CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG BỎ ĂN
>> Bài liên quan : CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Chúc bà con áp dụng thành công cho trại tôm của mình! Có khó khăn xin liên hệ Mạnh Quân – Biosacotec :

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
3/5 - (1 bình chọn)
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *