Chăm Sóc Cây Công Nghiệp, Chăm Sóc Cây Trồng

BỆNH KHẢM – XOĂN LÁ TRÊN HỒ TIÊU (BỆNH TIÊU ĐIÊN)

bệnh khảm xoăn lá hồ tiêu

NGUYÊN NHÂN

Do Cucumber mosaic virus (CMV) gây hại.

Do sự chích hút của côn trùng (rầy, rệp, bọ xít), nhện đỏ lây lan.

Do đất canh tác không thông thoáng dẫn đến tình rạng thiếu oxy

Do trồng lại trên đất bạc màu bị thoái hóa vì trước đây sử dụng thuốc hóa học không hợp lý

Do cây thiếu dinh dưỡng hoặc mất cân bằng dinh dưỡng

TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN

Kham la1

* Triệu chứng khảm lá:

Lá tiêu không bị biến dạng, triệu chứng đặc trưng là các vết khảm nhẹ trên lá bánh tẻ, giống như triệu chứng thiếu vi lượng. Cây vẫn phát triển bình thường và cho năng suất.

* Triệu chứng khảm lá biến dạng:

Lá biến dạng, mép lá quăn, gợn sóng, lá dài và hẹp lại, lá xoăn cuốn vào trong, lá dày và giòn, bề mặt lá nhăn nhúm. Lá bị bệnh nặng bị mất diệp lục, có khảm đốm vàng hay vệt trắng theo gân chính của lá. Cây bị bệnh vẫn phát triển chiều cao và cho quả, nhưng cành nhánh phát triển kém, cành thường ngắn và nhỏ, ra hoa ít, chùm quả thưa ít hạt, năng suất thấp.

* Triệu chứng xoăn lùn:

Cây tiêu bị bệnh thường có lá nhỏ, biến dạng; mặt lá sần sùi; lá dày và giòn; mép lá gợn sóng, có những vùng xanh đậm xen lẫn với những vùng xanh nhạt do sự phân bố không đều của diệp lục. Ngọn tiêu nhỏ lại và ra rất nhiều ngọn tạo thành búi lớn sát gốc. Các lóng đốt của cây tiêu ngắn lại, dẫn đến chiều cao cây cũng thấp hẳn so với cây bình thường. Triệu chứng này thường gặp ở vườn tiêu kiến thiết cơ bản. Trên vườn tiêu triệu chứng này thường dễ nhận biết và nông dân thường gọi là “tiêu điên”.

Không được lấy giống từ các vườn đã có triệu chứng bệnh virus. Bệnh do virus thường lây lan qua hom giống lấy từ cây đã bị bệnh. Các cây này có thể chưa thể hiện triệu chứng xoăn lá, khảm lá nhưng virus đã xâm nhập và hiện diện trong cây.

Kham la

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Trong quá trình canh tác không dùng dao, kéo cắt tỉa các cây bị bệnh, sau đó cắt sang cây khỏe.

Cần phải kiểm tra cây tiêu xem có các côn trùng môi giới chích hút hay không. Nên phun phòng ngừa trước mỗi giai đoạn phát triển của cây như SCT 08 (rầy, rệp, nhện đỏ), SCT 09 (côn trùng chích hút). Hoặc có thể phun một trong các loại thuốc sau: Bassa 50 EC nồng độ 0,1% hay Vibasa 50 ND nồng độ 0,2để diệt trừ côn trùng môi giới.

Khi cây đã bị bệnh virus thì không thể cứu chữa, cần nhổ bỏ cây bệnh.

Một vài sản phẩm gợi ý

rung gie

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *