Bệnh nấm hồng trên cây cà phê đang là vấn đề nhức nhối tại các nhà vườn hiện nay. Bệnh phát tán mạnh trên diện rộng và gây ra những hậu quả đáng sợ làm chậm quá trình sinh trưởng và giảm chất lượng của cà phê khi thu hoạch. Nắm bắt được những khó khăn này, Bio Sacotec sẽ hướng dẫn bà con cách nhận biết và xử lý bệnh hiệu quả giúp tăng chất lượng sản xuất qua nội dung bên dưới nhé!
Khi phát hiện bệnh cần có phương án xử lý nhanh tránh lây lan trên diện rộng
Xem thêm: KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN CÀ PHÊ SAU THU HOẠCH MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO
BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY CÀ PHÊ
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh
Do nấm Corticium salmonicolor Berkeley & Broome gây nên. Đầu tiên trên quả cành hay thân xuất hiện ở mặt dưới cành, cuống quả, quả những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Những chấm này nhiều lên tạo thành một lớp phấn mỏng màu hồng đó là bào tử của nấm. Khi bệnh sinh trưởng mạnh làm cành chết khô, quả héo và rụng.
Bệnh thường gây hại ở tầng giữa và tầng trên trước sau đó mới phát triển trên các bộ phận khác của cây. Những cây nằm phía ngoài vườn hoặc những vùng có cây bị khuyết sẽ bị nấm tấn công trước tiên. Loại bệnh này với tốc độ làm chết cành rất nhanh, nhưng khả năng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm.
Bệnh nấm hồng phát sinh từ tháng 6 – 7, cao điểm vào tháng 9 và chấm dứt vào cuối mùa mưa (tháng 10 – 11).
Mùa mưa là điều kiện thời tiết thuận lợi thúc đẩy quá trình sinh trưởng của nấm bệnh
Triệu chứng của bệnh nấm hồng
Bệnh phát sinh chủ yếu ở trên cành, gần những nơi phân giáp với thân hoặc cành mọc ngang. Ban đầu bệnh chỉ xuất hiện một số chấm hồng nhạt, nhẵn. Về sau phát triển mạnh hơn, các đốm dày lên và có hồng đậm. Trên bề mặt xuất hiện những bào tử nấm màu hồng nhạt mịn. Khi vết bệnh nặng sẽ có màu trắng xám và lan nhanh lên hết cành.
Bệnh thường gây hại trên chùm quả và cành non, tuy nhiên nếu không xử lý kịp thời bệnh có thể phát triển sang cả những cành lớn và thân chính. Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu trắng nhìn như bụi phấn. Sau đó lan rộng thành mảng lớn, bề mặt có nhiều phấn hồng nhạt. Bệnh thường sinh trưởng ở các vị trí hay đọng nước, ít được chiếu sáng như kẽ quả, chùm quả, phần dưới cành… Sau một thời gian bệnh sẽ làm cho chùm quả, cành lá bị nhiễm bệnh trở nên khô héo, phủ nhiều bụi hồng (chính là bào tử nấm) và chết khô trên cây.
Biểu hiện của nấm Corticium salmonicolor gây hại trên cà phê
Cách phòng ngừa bệnh nấm hồng ở cây cà phê hiệu quả
- Chọn hạt giống chất lượng trước khi trồng, đảm bảo hạt khỏe không có tiềm ẩn mầm bệnh.
- Sau mỗi vụ thu hoạch, phải cải tạo đất, rửa vườn để phòng ngừa nấm bệnh bùng phát qua mùa vụ sau
- Kiểm tra vườn cây thường xuyên, nhất là vào mùa mưa để phát hiện sớm và có phương án xử lý kịp thời.
- Khi cây có biểu hiện bệnh nặng, bà con nên cắt, đốt cành và đem đi tiêu hiểu để tránh lây lan sang các cây khỏe khác trong vườn.
- Để phòng trị bệnh đạt hiệu xuất cao, bà con sử dụng 250ml Phytopin Gold pha với 200-300l nước phun lên những vết nấm bệnh để điều trị tận gốc. Phun lặp lại từ 5-7 ngày để phát huy hết công dụng của sản phẩm.
Phytopin Gold ngừa các loại bệnh trên cây cà phê đạt năng suất cao
Xem thêm: CHU KỲ VÀ KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO
BỆNH KHÔ CÀNH, KHÔ QUẢ
Nguyên nhân và điều kiện gây nên bệnh
Tác nhân chính gây ra bệnh do chi nấm Colletotrichum. Với các loài chính gây hại là Colletotrichum coffeanum, Colletotrichum gloeosporioides. Bệnh xuất hiện đầu tiên vào mùa mưa và tồn tại quanh năm trên vườn cây, gây hại nặng vào cuối mùa thu hoạch.
Biểu hiện của khô cành cà phê
- Triệu chứng trên vỏ quả: Nấm có thể gây hại ở các vị trí khác nhau trên vỏ quả như ở giữa quả, núm quả, gần sát cuống quả. Bệnh xuất hiện đầu tiên là một chấm nhỏ có màu vàng nhạt, sau đó lan rộng ra có màu vàng nâu và hơi lõm xuống. Trường hợp bị nặng, nấm có thể lan khắp bề mặt quả, làm vỏ quả có màu nâu đen, quả bị rụng hoặc khô trên cây.
- Triệu chứng trên cuống quả: Cuống quả bị mủn, tạo thành lớp bột màu trắng ; Quả có thể rụng khi còn xanh hoặc chuyển sang màu xanh hồng rồi mới rụng.
Tất cả các vườn cà phê chè không có cây che bóng, tạo hình không đúng, phân bón không đầy đủ sau một năm được mùa hầu hết quả cành đều bị khô phải mất rất nhiều thời gian và công sức để phục hồi
Nấm tấn công trong vườn kinh doanh gây ảnh hưởng đến thu nhập của nhà vườn
Xem thêm: CÀ PHÊ BỊ VÀNG LÁ THỐI RỄ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ MANG LẠI GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO
Biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả
- Thiết kế, canh tác và quản lý vườn hợp lý, trồng cây che nắng, tạo bóng râm trong vườn.
- Mật độ trồng cà phê phù hợp, dọn cỏ, tỉa cành tạo độ thông thoáng cho cây.
- Khi có biểu hiện bệnh trên cà phê cần tiến hành cắt bỏ cành đem đi tiêu hủy tránh lây lan trên diện rộng.
- Bón phân cần đối, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng mạnh.
Lưu ý: Bà con nên dùng các loại phân hữu cơ sinh học chứa nhiều lượng vi sinh để bón cho cây, hạn chế tối đa các loại hóa học làm mất dinh dưỡng của đất và không an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Một số sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học với khả năng phòng trị nấm cho cà phê triệt để sản xuất theo công nghệ hiện đại khuyên dùng:
Qua bài viết này, Sacotec đã tổng hợp đầy đủ thông tin về bệnh nấm hồng gây hại cà phê mà bà con đang quan tâm. Hi vọng với những kiến thức trên bà con có thể áp dụng phương án khắc phục bệnh một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nông dân có thể tìm hiểu, tham khảo thêm những tài liệu liên quan để chăm dưỡng cà phê tốt hơn. Nếu có câu hỏi hay thắc cần được tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi, rất vui khi được đồng hành cùng bà con.
Xem thêm: BỆNH RỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu