BỆNH NẤM TRÁI TRÊN SẦU RIÊNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
NGUYÊN NHÂN
Bệnh này do nấm Phytophthora palmivora gây ra.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH
– Bệnh thối trái xuất hiện nhiều vào mùa mưa hoặc khi có nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường của vườn sầu riêng thấp, thoát nước kém tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây hại lên trái sầu riêng.
– Nấm thường tấn công vào vết đục của loài sâu đục trái trước đó, dần dần chúng lây lan và phát tán ra khắp vườn.
– Loại nấm này thường sống trong môi trường đất và lan truyền bằng kiến, côn trùng mang mầm bệnh từ đất lên thân cây.
TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN BỆNH
Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen. Ban đầu bệnh xuất hiện từ cuống trái sau đó lây xuống xung quanh trái, bệnh phát triển thành hình tròn hay loang lỗ và có màu nâu. Khi trái già vết bệnh nứt ra và phần bên trong bị thối. Bệnh khiến trái sầu riêng rụng trước khi chín.
Bệnh hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của quả nhất là vào mùa mưa, vào những ngày trời lạnh, có ẩm độ cao, hoặc khi có nhiều sương mù và nhiệt độ môi trường của vườn sầu riêng thấp, thoát nước kém tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây hại. Thể hiện nhiều sợi nấm màu trắng bao phủ vết bệnh như mạng nhện. Bệnh nặng thì thối cả quả và lây lang sang các quả khác.
Khi quả bị bệnh hại tấn công sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh xâm nhập vào trái thông qua những vết đục.
Bệnh thối trái không chỉ tấn công trên trái mà còn tấn công lên thân cây làm cho cây đổi màu khi nhiễm bệnh nặng vết bệnh dần chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ thân nứt ra chảy nhựa vàng, ảnh hưởng mạch dẫn của cây làm lá cây vàng úa rồi rụng dần.
Bệnh thường xuất hiện từ phần đít trái, ban đầu chỉ là một chấm nhỏ sau đó nhanh chóng lan rộng và ăn sâu vào cuống và thịt trái, khiến trái bị hỏng và có mùi hôi thối.
Loại nấm này thường sống trong môi trường đất và lan truyền bằng kiến, côn trùng mang mầm bệnh từ đất lên thân cây.
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Vệ sinh vườn, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây, tỉa cành theo định kỳ, thu gom lá mục và rác.
Khi tỉa trái đợt cuối, bà con nên tiến hành bao trái lại nhằm hạn chế sự tấn công của sâu bệnh. Nếu phát hiện vườn cây bị bệnh, cần nhanh chóng loại bỏ những trái hư hỏng ra khỏi vườn, tiêu hủy an toàn để tránh mầm bệnh lây lan.
Vào đầu mùa mưa, bệnh dễ xuất hiện nên dùng vôi hòa với những loại thuốc gốc đồng (Tinh chất đồng) bôi lên trên thân cây tính từ gốc lên thân cây là khoảng 1m để hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại cho thân cây.
Khi cây bị bệnh có thể phun đều lên tán các loại thuốc như: Phytopin Gold, Ridomil MZ 50 WP hoặc liều lượng theo khuyến cáo. Hoặc pha thuốc SCT 03 (phòng trừ nấm trái) phun vào trái định kỳ từ lúc hình thành trái đến thu hoạch.
Bón phân hợp lý và cân đối giữa N-P-K và kết hợp với phân hữu cơ vi sinh hoặc các phân bón trung vi lượng như (Bio Roso, Vi Sinh Khoáng) để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây, để cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đủ khả năng chống lại mầm bệnh, vườn cây được phát triển đồng đều.