Thán thư là bệnh nguy hiểm cho Hồ Tiêu chỉ đứng sau bệnh chết nhanh và các loại bệnh do nấm hại rễ. Thán thư do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra làm rụng lá, chùm quả và đốt cành hàng loạt làm cây chết.
NGUYÊN NHÂN
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides. gây hại. Ngoài ra nấm Colletotrichum gloeosporioides còn có các loài C. piperis /C. capsici.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH
- Nấm tồn tại trong đất và xác bã thực vật. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện vườn tiêu chăm sóc kém, thiếu phân bón, tưới nước không đều trong mùa khô.
- Bào tử trên các vết bệnh, gặp điều kiện thuận lợi như mưa, gió, tưới nước sẽ phát tán sang lá và cây khác.
- Bệnh thán thư phát triển mạnh khi nhiệt độ cao, độ ẩm ≥90%. Bệnh hại rải rác trong năm, ở điều kiện bón phân không cân đối. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng thiếu Kali.
TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN
TRÊN LÁ: Ban đầu trên bề mặt của lá hồ tiêu xuất hiện những đốm có màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu nâu rồi hóa đen với nhiều hình dạng (tròn, góc cạnh), phân biệt rõ giữa mô bệnh và mô khỏe. Phần thịt lá nơi tiếp giáp với mô bệnh có màu vàng. Các vết bệnh thường xuất hiện ở chóp và mép lá hồ tiêu, sau lan dần vào phiến lá. Về sau khi vết bệnh đã phát triển có màu xám hay xám trắng, có những vòng đồng tâm bên trong vết bệnh, cũng hay xuất hiện các chấm nhỏ li ti màu đen trên đó. Lá bị bệnh nặng sẽ bị vàng, cháy và rụng.
TRÊN GIÉ BÔNG, GIÉ TRÁI: Bệnh bắt đầu từ mút của cuống hoa lan dần lên phía trên. Bệnh làm xuất hiện những đốm đen trên trái, làm hạt mới tượng bị khô đen, lép, làm gié trái rụng sớm và nhiều. Cuống quả nhiễm bệnh chuyển dần sang màu đen, xoắn lại và rụng đi.
TRÊN THÂN, CÀNH: Xuất hiện những sợi màu trắng giống như sợi chỉ bám chặt làm các bộ phận này bị héo khô. Triệu chứng dễ nhận biết đó là cành và lá khô héo nhưng vẫn bám chặt vào cây do các sợi nấm kết chặt lại với nhau. Bệnh có thể lây lan sang cả những cành nhánh, khiến đốt bị khô và rụng cả cành hoặc gây nên những vết nứt sưng, màu xám, vết nứt ăn sâu có thể làm tiêu chết.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
– Sử dụng cây trụ sống để trồng nên rong tỉa cành thường xuyên nhầm mục đích đảm bảo che mát tốt cho vườn tiêu không để nó bị rợp.
– Khi bệnh có dấu hiệu bùng phát trên lá bạn cần cắt bỏ và thu gom lại rồi mang ra khỏi vườn để tiêu hủy ngay tức khắc.
– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, phân hữu cơ lẫn phân vi sinh cần được bón một cách cân đối. Ngoài ra cần bổ sung thêm các phân bón lá trong các giai đoạn nhất định để giúp cây đầy đủ chất dinh dưỡng kháng lại nấm bệnh và cho năng suất tốt như: Bio Roso, Vi Sinh Khoáng, Bio Nut, …
– Nên tưới đủ nước cho cây vào mùa khô.
– Tỉa cành tạo tán cho cây mục đích mang lại sự thông thoáng nhất cho vườn cây không nên để tiêu quá dài rũ xuống tiếp xúc với đất vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bùng phát mạnh.
– Nên phòng ngừa trước mỗi giai đoạn hoặc vừa mới xuất hiện bệnh nhằm ngăn chặng sự phát triển của nấm bệnh như: Phytopin Gold, Tinh chất đồng, Eco Killer,…
LƯU Ý: Khi cây bắt đầu hình thành gié bông thì nhà vườn nên định kỳ phun thuốc phòng trừ bệnh THÁN THƯ bằng các thuốc dạng sinh học để phòng trừ vì chúng có tính mát như: Pha 500ml SCT 03 với 400 lít nước phun phủ lên cây định kỳ 10-15 ngày/lần để đảm bảo cây trồng kháng lại bệnh cho năng suất cao.
GỢI Ý MỘT SỐ SẢN PHẨM
https://greenbio.com.vn/muc-san-pham/phong-tri-nam-benh