NGUYÊN NHÂN
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại.
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BỆNH
Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm không khí cao, mưa nhiều ẩm ướt. Bệnh gây hại nghiêm trọng ở tất cả các giai đoạn ra hoa, sắp thu hoạch và sau khi thu hoạch. Và đặc biệt là cây có nhiều cành non.
Khi cây ra hoa nếu có mưa hay sương ẩm nhiều cũng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển nhiều lên và gây hại nặng thêm.
Nấm bệnh gây ra bệnh thán thư tồn tại trong nguồn xác bã thực vật hoặc trong các cành trái bị bệnh trong vườn, mầm bệnh lây lan chủ yếu trong gió, trong nước và do con người trong quá trình chăm sóc.
TRIỆU CHỨNG GÂY BỆNH
Bệnh thán thư gây hại cả trên cành, hoa, nụ và trái thanh long nhiều nhất là vô mùa mưa với các biểu hiện sau:
Trên cành:
Thân cành sẽ thối mềm có màu vàng sáng sau đó chuyển dần sang màu nâu, vết thối thường sẽ bắt đầu từ phần ngọn hoặc ngay mắt (gai) của cành thanh long sau đó đi vào bên trong phần thịt cành và lõi cành.
Trên hoa:
Vết bệnh xuất hiện đầu tiên có dấu hiệu là những chấm nhỏ li ti màu đen, lớn lên xung quanh có quầng màu vàng làm cho hoa khô và rụng đi làm giảm đáng kể số lượng trái về sau đối với những vườn bị nhiễm bệnh nặng.
Trên trái:
Ở điều kiện ngoài đồng ruộng bệnh ít khi tấn công lên trên trái, tuy nhiên mầm bệnh hiện diện trên vỏ trái lúc còn xanh đến giai đoạn trái lớn sắp thu hoạch hoặc đã thu hoạch và tồn trữ, bệnh xuất hiện và phát triển với những đốm nhỏ ban đầu màu vàng sau đó lớn dần lên và chuyển sang màu nâu đen.
QUY TRÌNH QUẢN LÝ BỆNH THÁN THƯ QUA CÁC GIAI ĐOẠN CẦN THIẾT
Để giảm bớt những thiệt hại do bệnh thán thư gây ra trên cây thanh long chú ý cần chăm sóc và quả lí vườn thật tốt đặc biệt vào mùa mưa ở các giai đoạn cho trái và sau thu hoạch.
Giai đoạn 1: Sau thu hoạch:
Cây thanh long sau khi thu hoạch nên cắt bỏ, thu gom và tiêu huỷ những cành nhiễm sâu bệnh, cành tiếp xúc với bề mặt đất đất để hạn chế nấm bệnh từ đất, trái bị bệnh,…và sau đó phun các thuốc trừ bệnh gốc đồng như: Tinh chất đồng (Nano Đồng), Phytopin Gold,… để tiêu diệt các mầm bệnh đã và đang hiện diện trong vườn hay để sát trùng các vết thương do tỉa cành, cắt trái để lại.
Bón vôi cho toàn bộ vườn thanh long
Lưu ý:
Nên bón nhiều phân hữu cơ đã hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma (Trichotec, Tricho 11,…) vừa giúp phân hủy chất hữu cơ nhanh đồng thời kết hợp với sản phẩm ức chế nấm bệnh từ đất như: Eco Killer, Phytopin Gold,… chúng có khả năng diệt cả mầm bệnh hiện diện trên xác bã thực vật và trong đất trồng.
Giai đoạn 2: Ra nụ hoa
Trước hoặc sau khi cành có nụ hoa, có thể phun ngừa bệnh thán thư bằng thuốc gốc đồng (Tinh chất đồng, …) kết hợp với thuốc trừ bọ trĩ (bù lạch) (SCT 08, Abamectin, Imidacloprid, …) vì chính giai đoạn này nụ bông thanh long rất dễ mẫn cảm với bệnh thán thư cũng như bọ trĩ.
Sau khi hoa nở 2-4 ngày, nên áp dụng biện pháp rút râu cũng hạn chế được bệnh phát triển và lây lan.
Giai đoạn 3: Sau khi đậu trái – trước thu hoạch:
Sau khi nụ hoa đã thụ phấn và hình thành trái, nên phun thuốc trừ bệnh như SCT 03 (ngăn ngừa nấm bệnh) hoặc các gốc Propineb, Defenoconazole, Azoxystrobin hoặc các thuốc trừ bệnh thán thư có tính lưu dẫn khác kết hợp với thuốc trừ sâu (bọ trĩ) khoảng 2- 3 lần (SCT 08,…)
Có thể phun chất kích kháng gốc Salicylic acid (Bion, Exin, Sông Lam) 15 ngày trước khi thu hoạch nhằm tạo tính kháng cho cây. Tương tự, nếu sử dụng biện pháp bao trái sau khi phun thuốc lần cuối (14 -15 ngày trước khi thu hoạch) thì góp phần hạn chế bệnh thán thư ở giai đoạn sau thu hoạch.
Giai đoạn 4: Sau thu hoạch (áp dụng cho thương lái thu mua, sơ chế và đóng gói):
Sau khi thu hoạch tiến hành xử lý nước nóng trái thanh long, ở nhiệt độ 53oC trong 10 phút không làm tổn thương trái và giảm thiểu đáng kể mầm bệnh sau thu hoạch.
Khi thu hoạch thấy có vết bệnh xuất trên trái phải loại ngay, không nên để tồn trữ chung với những trái khác để tránh sự lây lan.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
– Trồng thanh long với mật độ vừa phải giúp vườn luôn thông thoáng.
– Trong vườn có rãnh thoát nước để vườn không bị đọng nước trong mùa mưa.
– Tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc trồng cây đậu phộng dại vào gốc thanh long để giữ ẩm mà không cần tủ rơm rạ.
– Dọn dẹp cỏ và các dây leo hoang dại chung quanh vườn thanh long, cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh.
– Tỉa các cành lòa xòa cho cây thông thoáng.
– Đối với thanh long trồng trụ sống, cần chặt tỉa cành lá trên trụ để hạn chế sự phát triển của nấm.
– Cắt bỏ phần nhụy đã héo rủ ở đỉnh trái. Không nên tưới nước lên tán cây khi cây đang bệnh.
– Bón phân cân đối, không bón thừa phân đạm. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma, cung cấp thêm vôi trước và sau mùa mưa.
Khi bệnh xuất hiện, tiến hành tỉa bỏ và thu gom những cành nhánh, thân, quả hoa bị nặng mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng Nano đồng (Tinh chất đồng) và nấm đối kháng (Phytopin Gold,…) phun xịt đều lên cây để sát khuẩn và diệt nấm. Khi cây mang trái sử dụng sản phẩm SCT 03 phun đều quanh trái. Bà con cho phun xịt hai lần cách nhau 3-5 ngày. Bệnh sẽ kiểm soát được ngay.
Một số sản phẩm gợi ý