Trên lá lan từ một cây lan trong vườn xuất hiện triệu chứng những đốm màu nâu xám, hơi lõm và có nước, sau đó nó lan dần ra. Chắc hẳn nhà vườn sẽ rất lo lắng và không ít người mới chơi lan sẽ không biết đây là bệnh gì và cách trị như thế nào? Đó là dấu hiệu của bệnh thối nâu rất phổ biến trên lan. Mời quý bà con theo dõi nội dung sau:
Tác nhân gây bệnh thối nâu trên lan
Bệnh thối nâu do Vi khuẩn Pseudomonas gladioii (Pseudomonas cattleya, Savulescu) gây ra.
Trong mùa mưa bệnh, bệnh thối nâu lan nhanh và gây hại nặng hơn. Những cây lan thuộc giống Dendroblum rất dễ nhiễm bệnh này.
Triệu chứng bệnh thối nâu
Bệnh thối nâu lúc đầu chỉ là một đốm nhỏ màu thâm xám, ngậm nước, dưới tác động của điều kiện nóng và ẩm vết bệnh chấm nâu xám dần lan rộng ra dần cả lá. Phần bị bệnh có hiện tượng nhũn, ướt trong đó các vi khuẩn sẽ lan truyền bệnh do nước văng ra.
Thối nâu khác bệnh khô đầu lá điểm sau: khô đầu lá thì đầu lá bị quăn lại và không còn tế bào sống trong đó nữa, còn bị bệnh thôi nâu thì vẫn còn tế bào sống ở đầu lá, vết bệnh nâu đen, mềm, vàng xung quanh lá lan.
Thán thư là những chấm than nhỏ, sau đó vết bệnh lan rộng ra và lớn dần, người ta còn gọi là đốm vòng. Thán thư sẽ dẫn đến bị khô lá. Còn bệnh Đốm nâu là vi khuẩn sẽ dẫn đến bị thối lá.
Cách trị bệnh thối nâu trên lan
Khi cây bị bệnh cần lập tức loại bỏ ngay những lá bệnh nặng, chỉ giữ lại giả hành, sau đó dùng 200mg/l Streptomycin hoặc 0,5% Bordeaux phun xả, cần phun mỗi tuần 1 lần, phun liên tục 3 – 5 lần để trị bệnh.
Khi phát hiện ra cây bệnh bạn cách ly những cây bệnh ra khỏi vườn ngay lập tức. Tưới ít nước cho cây trong thời kỳ bị bệnh và tưới cho cây vào lúc sáng sớm để mau khô nước.
Cách phòng bệnh thối nâu trên lan
Bà con chỉ nên mua và tách chiết những cây lan khỏe mạnh và không có mầm bệnh, đồng thời cách ly ít nhất trong 4 tuần trước khi đưa vào chung vườn với cây khác.
Tránh gây thương tích cho các cây trong trong vườn trong mùa mưa.
Cần giảm bón phân có lượng đạm cao, gia tăng lượng kali để cây chống chịu bệnh. Bà con dùng một trong hai biện pháp sau:
– Biện pháp sinh học: Dùng Eco Killer chuyên trị thối thân thối rễ:
Mục đích
Liều dùng (500g)
Cách dùng
Trị bệnh
200-300lít nước
Phun cách nhau 3-5 ngày/lần
Phòng bệnh
400-600 lít nước
Phun định kỳ 15-30 ngày/lần
Lưu ý:
Thuốc có thể pha cùng với các loại phân bón và thuốc BVTV khác.
Không gây nguy hiểm khi sử dụng, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, xa tầm tay trẻ em.
– Biện pháp hoá học:
Phun thuốc kháng sinh Streptomycin nitrate để hạn chế phát bệnh, nên phun thuốc vào chiều tối và tránh phun thuốc khi nắng gắt. Thuốc có thể độc cho những dòng lan thuộc Vanda.
Dùng thuốc gốc sulfate đồng để hạn chế được vi khuẩn, nhưng lưu ý thuốc có thể gây độc cho một số giống lan, đặc biệt là ra hoa và khi nhiệt độ trên 32 độ C.
Có thể phun thuốc Kasuran WP nồng độ 1 – 1,5%. Lưu ý nên tránh phun cho lan còn nhỏ và không phun liền sau khi phun thuốc này với các loại thuốc có tính kiềm như lưu huỳnh, vôi và thiophanate methyl.
Dùng Physan 20L là thuốc sát khuẩn cực mạnh, thuốc có phổ tác dụng rộng, có thể diệt trừ hầu hết các mầm gây bệnh cho cây lan như: Nấm, Vi khuẩn, Virus, Rong, Tảo và nên dùng luân phiên với Score 250 ND hay Score 250 EC. Đây là hai loại thuốc để phòng trừ hữu hiệu các bệnh như thán thư, chấm xám, đốm đen, rỉ sắt, đốm vàng phòng và trị nhiều loại bệnh cho cây lan.
Cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, chúc bà con chăm sóc lan thành công!