– Nấm phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ 25-30oC.
– Nấm bệnh lưu tồn trong tàn dư cây bị bệnh và trong đất dạng hạch nấm và sợi nấm; hạch nấm có thể sống trong nước hàng năm, gặp điều kiện thuận lợi hạch nấm nảy mầm gây bệnh cây trồng, lây lan qua nước, đất trồng.
TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN
Cây con: Cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
Cây lớn: Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gảy, cây chậm phát triển và thường bị chết.
Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ. Gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm.
Tuy nhiên, ở ngoài đồng bệnh thường dễ nhầm lẫn với thiệt hại do ruồi đục thân đậu nành (Melanagromyza sojae), có thể phân biệt nhờ vào các dấu hiệu bệnh nêu trên. Bệnh cũng thường xuất hiện cùng lúc với thiệt hại do ruồi đục thân do điều kiện thời tiết nóng và ẩm đều phù hợp cho hai lọai dịch hại này.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
+ Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước. Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.
+ Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước, vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý kĩ trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc phủ nilon phơi nắng vài tuần, hoặc xử lý vôi.
+ Tăng cường nguồn phân chuồng đã ủ hoai mục hoặc hữu cơ vi sinh thay thế cung cấp cho cây trồng, hạn chế bón phân hóa học và tuyệt đối không nên lạm dụng phân hóa học để khai thác cây trồng quá mức và cũng không được bón trực tiếp phân chuồng tươi mà bắt buộc phải ủ hoai mục rồi mới đem bón.
+ Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc để phòng trị như: Eco Killer, Phytopin Gold, Nano Đồng,..phun 3 – 5 ngày/lần. Với tỉ lệ pha 25g Eco Killer với 16-20 lít nước phun đều lên cây và xung quanh vùng đất trồng (trước và sau khi trồng).
– Nhà vườn cần bổ sung thường xuyên nguồn vi sinh vật có ích (nấm đối kháng, nấm cộng sinh) qua các vụ để hạn chế vi sinh vật có hại phát triển đồng thời giúp cây phát triển hệ rễ tốt hơn đồng nghĩa rằng cây trồng sinh trưởng, phát triển thuận lợi hơn, hạn chế được các bệnh về hệ rễ và tăng sức đề kháng của cây trồng.