Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
Xoài là cây ăn quả thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Cây xoài có thể sống được nhiệt độ 4-460C, tuy nhiên cây xoài phát triển tốt ở 24-270C, chịu hạn tốt nhưng để đạt năng suất cao cần phải cung cấp nước tưới. Ở Việt Nam, xoài được trồng nhiều vùng trong nước để lấy quả, gỗ hay làm cây cảnh. Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, phải có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m, có thủy cấp không nông quá 2,5m. Giống Xoài hiện nay được trồng phổ biến nhất gồm có 5 giống là xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài bưởi, xoài Khiêu xa vơi và xoài tứ quý, ngoài ra còn có một số loại xoài Đài Loan, xoài keo… cũng đang dần được ưa chuộng. Xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30 – 50 năm), đồng thời xoài ưa sáng và có trái ở ngoài tán cây nên không trồng quá dầy. Thông thường có thể trồng thưa (cách khoảng 8m x 8m, hoặc 10m x 10m), trong điều kiện thâm canh có thể trồng dày hơn với khoảng cách trồng 6 x 6m.
Nhu cầu dinh dưỡng
Đạm có vai trò quan trọng với sinh trưởng, phát triển và năng suất của xoài. Đạm làm tăng số chồi, tăng số hoa và năng suất. Thiếu đạm quá trình sinh trưởng của cây bị đình trệ, lá nhỏ và chuyển vàng, chồi ít, số hoa giảm, tỉ lệ đậu quả thấp, quả rụng nhiều, quả nhỏ, năng suất thấp.
Nhu cầu lân của xoài kinh doanh thấp hơn so với đạm và kali. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ và mầm hoa. Bón lân làm tăng năng suất và phẩm chất.Thiếu lân lá chuyển màu xanh tối, đầu lá chuyển khô và chết đen, lá rụng sớm, tỷ lệ đậu trái giảm.
Kỹ thuật bón phân cho xoài (Bón phân gì cho xoài ra hoa, bón phân gì cho xoài ra trái…?)
Bón phân cho xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản (xoài 1 – 3 năm đầu)
Bón lót trước khi trồng: 10kg phân hữu cơ vi sinh Gà Cồ Đỏ/gốc
Bón thúc: xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm và lân hơn kali để phát triển thân lá. Xoài sau khi trồng 2 tháng có thể bón phân với liều lượng và thời gian bón cho mỗi cây theo từng năm như sau:
- Năm thứ 1: 200 – 300g phân NPK 30-9-9 + 100 – 200g DAP
- Năm thứ 2: 300 – 500g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali
- Năm thứ 3: 400 – 600g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali
Lượng phân này chia thành 4 – 6 lần bón trong năm, bón cánh gốc 0.5m, đào 4-5 hố xung quanh gốc bón phân vào hoặc bón xung quanh gốc sau đó lắp kín đất lại.
Bón phân cho xoài thời kỳ kinh doanh (xoài trên 3 năm)
Lượng phân bón cho xoài cần căn cứ theo độ tuổi và tình hình sinh trưởng của cây. Thời kỳ kinh doanh, xoài cần nhiều kali nhất sau đó tới đạm và lân. Trong năm chia thành nhiều đợt bón áp dụng theo qui trình như sau:
- Bón phân cho xoài sau thu hoạch: vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, bón cho mỗi cây 10 – 15 kg phân hữu cơ vi sinh nhà nông PB cho mỗi cây.
- Bón phân cho xoài trước lúc ra hoa: bón theo công thức 180 – 300 – 240 g N – P – K / cây/ năm (phân ure 0,4 kg/cây/năm, Lân 2,3 kg/cây/năm, clorua kali 0,4 kg/cây/năm).
- Bón phân cho xoài sau đậu trái: bón 360 – 300 – 480 g N – P – K / cây/ năm (phân 20 – 20 – 15: 1,5 kg/cây/năm, phân ure 130 g/cây/năm, clorua kali 425 g/cây/năm).
Phương pháp bón phân cho xoài: phân được bón xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, kết hợp với vung đất và lấp phân lại. Nếu bón phân trong giai đoạn trời khô hạn phải tưới nước cho cây 5-7 ngày một lần.
Bón phân hữu cơ cho cây xoài
Xoài trước giờ vốn là một loại cây ăn trái trong quá trình trồng cần nhiều loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ hoá học và đặc biệt là sử dụng quá liều chất kích thích ra hoa, đậu quả để khai thác triệt để cây xoài. Tuy nhiên hiện tại rất nhiều mô hình trồng xoài hữu cơ được hình thành, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đòi hỏi ngày một cao vấn đề sức khoẻ đang được quan tâm lo ngại.
Việc lạm dụng bón phân hoá học, bón phân NPK cho cây xoài, phun quá liều thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh hại sẽ dần được thay thế bằng các phương pháp canh tác hữu cơ an toàn. Bà con có thể tham khảo các loại phân bón hữu cơ vi sinh trên thị trường, nguồn gốc các loại phân bón hữu cơ vi sinh này từ phân gà, phân bò, phân heo (lợn) đã được xử lý vi sinh, nên vô cùng an toàn khi dùng để bón cho cây ăn trái, xử lý và phục hồi đất sau trồng trọt.
Chúc bà con thành công với những vụ mùa bội thu!
Bài viết được Công ty Sacotec tổng hợp từ nhiều nguồn, mọi đóng góp xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu