Trên vườn lan nhà bà con xuất hiện những loài rệp bám chặt trên lá và hút dịch của cây. Chúng gây hại cho toàn cây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lan. Vậy chúng gồm những loài gì và cách phòng trị chúng như thế nào. Bà con có thể tìm hiểu thông qua bài viết “Các loại rệp gây hại cho lan và cách phòng trị” sau đây nhé!
Một số loại rệp gây hại phổ biến
Nhóm rệp bao gồm những loài có đặc điểm chung là có kích thước rất nhỏ, chúng gây hại bằng cách chích hút dịch trên cây lan (ở lá, nụ hoa, giả hành và thân).
Có nhiều loài Rệp Sáp gây hại trên hoa lan, có thể chia Rệp Sáp làm 2 nhóm:
+ Nhóm Rệp Sáp Dính với các giống hay gặp như Lepidosaphes, Aonidiella, Coccus và Saissetia.
+ Nhóm Rệp Sáp Bông với các giống hay gặp như Pseudococcus, Planococcus và Icerya purchasi.
Có vài loài đến vài chục loại rệp gây hại trên lan như rệp sáp, rệp vảy, rệp vảy ốc, rệp bông, rệp vừng, rệp sáp nắp vỏ trai….
Đặc tính hình thái, sinh học của rệp trên lan
Hình thái, sinh học
Tất cả các loài rệp này có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp giúp che chở cho cơ thể, lớp sẽ hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước rất khác nhau ở các loài (Rệp Sáp Dính) hoặc lớp phấn trắng (Rệp Sáp Phấn).
Lớp vỏ của nhóm Rệp Sáp Dính có thể tách ra khỏi cơ thể dễ dàng như ở nhóm Aonidiella, Lepidosaphes hay sẽ tạo thành vách da không thể tách khỏi cơ thể như ở nhóm Coccus hoặc Lecanium.
Quá trình phát triển của Rệp Sáp cực kì phức tạp, có loài di chuyển và có loài không di chuyển, ở nguyên 1 vị trí và chích hút.
Các loài Rệp Sáp có chu kỳ sinh truởng ngắn (đa số dưới 1 tháng), khả năng sinh sản của khá cao, có những loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Nếu điều kiện môi trường thích hợp có thể khả năng bộc phát nhanh hơn.
Đặc điểm gây hại
Chúng gây hại bằng cách chích hút (ấu trùng và thành trùng Cái) các lá, giả hành, nụ hoa, cuống hoa cả thân cây.
Nếu cây lan bị nhiễm nặng, lá có dấu hiệu bị vàng, rụng, giả hành bị khô, teo tóp lại và dẫn đến chết, trong quá trình tạo nụ, chúng tấn công nụ làm cho những bông hoa bị dị dạng, kém chất lượng.
Từ vết chích hút của rệp sẽ gây ra cả của bệnh thối nâu do vi khuẩn và thậm chí là cả bệnh virut.
Rệp gây hại chủ yếu vào mùa nắng.
Mật ngọt do rầy tiết ra làm nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng tới sự quang hợp của cây lan.
Biện pháp phòng trị rệp trên lan
Bạn cần phải thăm vườn thường xuyên để theo dõi, quan sát cây lan trong vườn. Đặc biệt là các kẽ lá, trong nụ hoa, mặt trên và cả mặt dưới lá… có như vậy mới phát hiện sớm rệp tấn công và trị kịp thời.
Biện pháp sinh học
Trong trường hợp rệp sáp xuất hiện ít: bạn dùng nước rửa chén sunlight pha loãng với nước theo nồng độ 1ml pha 1 lít nước và phun vào rệp.
Những giống rệp di chuyển được khi dính xà phòng rửa chén chúng cũng bị chết vì ngộp thở.
Đối với giống rệp có vảy và nằm im 1 chỗ, phải kết hợp bàn chải đánh răng lông mềm chải hoặc cạo bỏ rệp đi.
Tuy nhiên, cách này sẽ không hiệu quả với mật độ rệp nhiều, sẽ tốn nhiều công và thời gian.
Nếu mật độ rệp dày, nhiều bà con nên sử dụng Insect Killer 33ml pha với 40 – 50 lít nước phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.
Bà con nên sử dụng biện pháp sinh học hữu cơ sẽ giúp cây phát triển bền vững, giảm được các mối nguy hại về sức khoẻ con người, năng cao nâng suất, và điều quan trọng là giải pháp cho nông sản được xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Canada, Nhật Bản…
Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!