CÁCH XỬ LÝ CÂY SẦU SIÊNG KHI BỊ NGẬP ÚNG
Trên 90% cây sầu riêng sẽ chết nếu bị ngập và chuyển sang úng (kéo dài từ 1-2 ngày tùy thuộc vào cơ cấu của đất): có 2 dạng ngập úng
– Ngập nặng: Nước trong vườn dâng cao đến cổ rễ hoặc quá thân.
– Ngập nhẹ: Lượng nước cung cấp cho đất quá nhiều trong thời gian dài.
Các bước xử lý khi cây bị ngập úng
Bước 1: Rút nước nhanh nhất có thể
– Dùng máy bơm, có thể mở bồn, làm rãnh nước,
– Sửa lại đất xung quanh gốc thấp dần từ gốc ra ngoài.
Bước 2: Phá lớp váng bề mặt xung quanh cây trồng
– Sau khi nước rút, bề mặt của đất sẽ đóng váng không thoáng khí.
– Nếu lớp váng dày thì dùng cuốc xẻng cào bỏ sau đó cào xới nhé cho đất thông thoáng, giảm tình trạng ngộp rễ (phạm vi toàn bộ khu vực từ gốc ra hết tán).
Bước 3: Phun thuốc tiêu diệt nấm bệnh
Phun tưới phòng ngừa dưới gốc và trên thân cành lá, tưới 2 lần cách nhau 3-5 ngày, tùy theo liều lượng phù hợp với độ tuổi của từng loại cây
+ Dưới gốc tưới: 1 năm tuổi : 5 lít/ gốc, 3-4 năm 15 lít , 6 năm 20 lít các loại thuốc như: Phyotpin Gold, Eco Killer, có thể kết hợp thêm nấm Trichoderma.
+ Trên lá ngoài phun các loại nấm bệnh nên bổ sung thêm vi lượng và kích thích lá phát triển như Bio Nut, Amino,….
Bước 4: Kích ra lại rễ mới
Sau khi tưới thuốc bệnh xong 3-5 ngày, bổ sung thêm chất dinh dưỡng như: Bio Roso, Bio Nut, Phân hữu cơ vi sinh hoặc phân lân cao kết hợp rãi thêm nấm Trichoderma (Trichotec, Tricho 11) để tăng sức đề kháng cho cây trồng.
Biện pháp hạn chế
- Miền tây: Lên liếp, làm mô cao, mặt mô cách mặt nước ít nhất 1m
- Miền đông – Tây nguyên: Không trồng trong hố như cà phê, tốt nhất nên trồng gốc cao hơn mặt đất 1 chút, để nếu gặp mưa kéo dài tạo điều kiện thoát nước tốt nhất
Lưu ý: Nên áp dụng sẻ rãnh áp dụng cho tất cả vùng miền.
Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!