- Cà phê là loại cây trồng có nhu cầu cao về dinh dưỡng, ngoài việc lựa chọn đất phù hợp trong đó có độ phì cao, hàng năm chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng theo hiện trạng của đất, nhu cầu và năng suất thực tế của cây.
- Theo phân tích của các nhà khoa học thì lượng dinh dưỡng cây cần khi cho sản lượng 1 tấn cà phê nhân, tương đương với 6,5 đến 7 tấn quả tươi tại Quảng Trị và Tây Bắc và 5 đến 5,5 tấn quả tươi tại Tây Nguyên cho các bộ phận của cây như sau:
- Đây là cơ sở để tính toán lượng dinh dưỡng bổ sung hàng năm theo năng suất cây trồng.
- Vai trò của các nguyên tố đa, trung và vi lượng đối với sinh trưởng, phát triển của cây cũng như chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng để tính toán sử dụng phân cân đối.
CÁC LOẠI PHÂN CẦN SỬ DỤNG
Phân hữu cơ
– Phân chuồng, vỏ cà phê và các loại xác bã thực vật cần ủ hoai mục, được bón mỗi năm một lần hoặc ít nhất bón cách năm với lượng 4-5 kg/gốc (20 – 25 tấn/ha). Tại một số hộ không có điều kiện sản xuất hoặc mua phân hữu cơ thì có thể sử dụng phân vi sinh hữu cơ bón thay phân chuồng với liều lượng 1,2 – 1,5 kg/cây/năm.
– Phân chuồng và các loại phân hữu cơ bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh đào một phía dọc theo tán rộng 15-20 cm sâu 20-25 cm, đưa phân xuống rãnh, rãi toàn bộ lượng phân lân trong năm + NPK bón cho lần này đão đều với tỷ lệ đất/phân = 50/50 rồi lấp đất. Các năm sau rãnh đào về phía khác.
Hoá học
Liều lượng
– Định lượng phân hoá học tính theo lượng phân nguyên chất để bón cho cà phê hàng năm theo bảng dưới đây:
- Hiện nay thị trường phân bón rất đa dạng: Nhiều công thức khác nhau, có loại dùng bón cho mùa khô, mùa mưa khác nhau, khi sử dụng cần tính toán hàm lượng nguyên chất theo cơ sở ở trên.
Số lần, thời kỳ và tỉ lệ bón
Để xác định số lần bón chúng ta cần biết nhu cầu dinh dưỡng của cây qua từng thời kỳ theo bảng sau:
- Như vậy tốt nhất chúng ta bón làm 4 lần kể cả lần đầu vào mùa khô tháng 2 đến tháng 3 hàng năm nếu có điều kiện tưới, còn ít nhất cũng bón 3 lần.
– Với cà phê trồng mới: Khoảng 20 – 25 ngày sau khi trồng thì bón thúc phân đạm và kali. Chia đều lượng phân đạm và kali bón làm 2 lần trong mùa mưa. Toàn bộ phân lân bón lót vào hố trước lúc trồng.
– Với cà phê KTCB: Có thể sử dụng các loại phân đơn hoặc phân hỗn hợp NPK có hàm lượng đạm cao, kali thấp để bón.
– Với cà phê kinh doanh: Có thể sử dụng các loại phân đơn hoặc phân hỗn hợp NPK có hàm lượng đạm và kali cao để bón.
- Phương pháp bón phân thường được tiến hành theo 4 bước:
– Bước 1: Vét một đường rãnh cong theo tán lá cây, đường rãnh này sâu khoảng 10 – 15 cm nếu bón riêng phân vô cơ, nếu kết hợp bón với phân chuồng, phân hữu cơ thì đào rãnh sâu 20 – 25 cm, rộng 30 – 35 cm, rãi phân chuồng hoai, 100% lân và định lượng N&K đão đều với đất theo tỷ lệ 50% hỗn hợp phân và 50% đất, xong lấp kín. Đối với cà phê 1 năm tuổi thì bón cách gốc 10 cm, bề rộng tán 20 cm. Đối với cà phê 2 năm tuổi bón cách gốc 20 cm, bề rộng tán 30 cm. Đối với cà phê năm thứ 3 trở đi bón cách gốc 30 cm, bề rộng tán 50 cm.
Đối với vườn đã xen tán thì bón thành hàng thẳng dưới mép tán lá của cây.
– Bước 2: Rãi phân đều trong vùng vét rãnh.
– Bước 3: Xăm, đảo đều phân và đất.
– Bước 4: Lấp đất lại thật kỹ để chống bốc hơi.
Sử dụng phân bón lá vi lượng
- Ngoài các nguyên tố đa lượng NPK, các nguyên tố trung, vi lượng cây cũng cần tuy với số lượng ít, nhằm đảm bảo không thiếu hụt cũng như bổ sung dinh dưỡng vào mùa khô rễ không hấp thu được cũng như vào các tháng cây cần dinh dưỡng rất cao để nuôi quả lớn nhanh và cành tiềm năng cho năm sau, chúng ta nên phun phân bón lá vào tháng 2 tháng 3 và tháng 6 tháng 7 vào những lúc trời dâm mát, nên phun ít nhất 2 lần cho mỗi đợt.
Trích nguồn tài liệu: “Bộ bài giảng và công cụ bài giảng về sản xuất cà phê bền vững”
Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!