Chăm Sóc Cây Công Nghiệp, Chăm Sóc Cây Trồng

ĐÔN TIÊU

Đôn tiêu

Đôn là một thao tác kỹ thuật hết sức quan trọng trong nghề trồng tiêu nhằm mục đích:

  1. Tạo bộ tán cân đối, sum suê nhiều cành quả là cơ sở để cho năng suất cao,
  2. Tạo bộ rễ mới ở tầng canh tác cạn để hút dinh dưỡng nuôi cây, đây là cơ sở để làm cho cân đối giữa nhu cầu của cây và việc cung cấp dinh dưỡng thông qua bộ rễ khi cây phát triển mạnh và năng suất cao đặc biệt là vào những năm được mùa, bên cạnh đó bộ rễ mới này sẽ giúp cho cây vượt qua và phục hồi các trường hợp bị thối cỗ rễ hoặc rệp sáp hại tại gốc chính của cây tiêu nếu chúng ta phát hiện, xử lý đúng và kịp thời.a1

Cây tiêu cần được đôn

Trong những năm gần đây có một số bà con không nghĩ đến mục đích thứ hai, nên việc đôn tiêu thường bị bỏ ngỏ, nên khi bước vào thời kì kinh doanh, đặc biệt là vào những năm có năng suất cao làm cây kiệt sức, nấm bệnh tấn công, nên đã xảy ra các thiệt hại đáng tiếc.

  • Ưu tiên chọn các cây tiêu có độ cao từ 1,6 đến 2,5 mét có ít cành quả, tán cây thưa thớt hoặc các cây có choái quá nhỏ không phát triển kịp cho tiêu leo để đôn trước,
  • Điều kiện để đôn tốt nhất là: Trời nắng ráo, mát mẻ, độ ẩm đất vừa phải không quá ướt và không được khô, sau khi đôn xong 1 đến 2 ngày có mưa nhỏ là tốt nhất.
  • Khi trời vừa mưa xong, đất đang ướt, thân tiêu lúc này dòn nên rất dễ bị chún thân, sau khi đôn xong tiêu sẽ bị vàng và ngưng phát triển ít nhất 1 tháng, do vậy nên tránh.
  • Đào hố quanh gốc rộng 25 đến 30 cm bằng cuốc sắc, đào bạt tà ly 45 độ hướng vào trong gốc tiêu, sâu 20 đến 25 cm, bỏ 20 kg phân chuồng rất hoai mục, 0,5 kg phân lân trộn đều, cào lấp 1/3 hố để chuẩn bị đôn (không được sử dụng NPK hoặc phân Ure)
  • Vị trí vòng đôn của 3 đến 4 dây Tiêu là khoanh thành một vòng tròn đồng tâm lấy gốc choái làm tâm có bán kính tối đa 30 cm để tránh sau này đào hố bón phân không làm đứt thân tiêu tại vòng đôn, không được để các dây tiêu nằm chồng lên nhau khi đôn và lấp đất phân dày 12 đến 15 cm.a2
  • Gỡ từ từ thân tiêu từ dưới lên trên ra khỏi choái, bỏ nằm thuận theo hố xong tỉa bỏ bớt 1 ít lá hoặc cành quả quá dày, nếu có quá nhiều dây thì cắt bớt các dây nhỏ và yếu chỉ để lại từ 3 đến 4 dây, – Khoanh dây tiêu vào đáy hố sau khi đã lấp 1/3 hỗn hợp đất phân, phần đọt của các dây tiêu buộc vào choái khoảng 20 đến 25 cm xong từ từ lấp hỗn hợp 2/3 đất phân còn lại, ém nhẹ xong vun vào gốc sau đó phủ trên cùng bằng một lớp đất mặt dày khoảng 5cm. Lưu ý tránh bị lõm sâu phía trong gốc choái để tránh đọng nước khi mưa xuống. a3
  • Đôn xong một đến hai ngày không có mưa cần phải tưới ngay để đất và phân ngấm, phân hủy để rễ mới hấp thu nhanh.
  • Sau một tháng tại phần gốc tiêu sẽ mọc lên một số mầm rất khỏe có màu tím, cần bắc cầu hướng chúng vào choái để buộc kịp thời.
  • Bón NPK hoặc phân đơn theo quy trình sau 1 tháng đến 1, 5 tháng sát rãnh vòng đôn.
  • Trong suốt quá trình bón phân sắp tới cho đến hết đời cây tiêu cần nhớ vị trí vòng Cây Tiêu sau khi đôn ở đâu đông xong để khi đào  hố không được gần quá làm đứt dây tiêu đã đôn.

Nguồn: Rainforest Alliance

 

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *