Trồng rau sạch tại nhà chắc hẳn bà con sẽ gặp không ít khó khăn từ việc sâu bệnh hại tấn công. Phương án hiện được nhiều gia đình áp dụng đó là nhà lưới, vừa hiệu quả lại còn tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng mô hình nhà kính, bài viết Hướng dẫn cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản tại nhà sau đây sẽ giúp bà con có thêm những thông tin, kỹ thuật và những công dụng bất ngờ mà nhà lưới đem lại để bà con có thể lựa chọn cần thiết nếu dự định triển khai thực hiện mô hình này.
Tại sao mô hình nhà lưới được nhiều gia đình ưa chuộng hơn? Sử dụng mô hình nhà lưới hay nhà kính đều có công dụng bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân gây hại, mỗi loại đều có đặc tính hoạt động riêng.Tuy nhiên chi phí cho mô hình nhà kính lại đắt hơn mô hình nhà lưới và quy trình thực hiện sẽ phức tạp hơn .Chính vì như vậy, mà nhiều gia đình lựa chọn sử dụng mô hình này, tùy theo nhu cầu và khả năng kinh tế của mỗi gia đình
LÝ DO VÌ SAO NÊN LÀM NHÀ LƯỚI MÀ BẠN CẦN PHẢI BIẾT
Hầu hết, trong quá trình trồng rau đặc biệt là trồng rau hữu cơ tại nhà, sâu hại tấn công sẽ nhiều hơn so với những vườn nông dân có dùng thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV). Ưu điểm của việc trồng rau hữu cơ trong nhà lưới là sẽ hỗ trợ chắn được côn trùng, hạn chế hiệu quả các loại sâu bệnh phá hoại, từ đó bà con chẳng cần lo sợ vì phải dùng thuốc trừ sâu, lại tiết kiệm được chi phí mà lại không độc hại, an toàn cho bữa cơm gia đình. Chi phí vật liệu làm mô hình nhà lưới trồng rau ít tốn kém hơn.
Ngoài ra xây dựng mô hình nhà lưới sẽ giúp rau trồng phát triển tốt hơn, tránh được tác động xấu của thời tiết. Vào mùa mưa: Nhà lưới sẽ giúp phân tán và điều tiết lượng mưa giúp rau không bị dập, không xói mòn đất hay ngập úng gây chết rau. Vào mùa hè: Nếu dùng lưới đen sẽ giảm được lượng nắng quá gắt, rau không bị cháy lá và khô héo.
Hiện trên thị trường có những loại nhà lưới phổ biến sau đây:
Nhà lưới tiêu chuẩn đa khẩu độ: Kết cấu chắc chắn và cần phải làm móng, không gian phải đủ lớn. Thường phù hợp với những khu vườn có chiều rộng 8m, chiều dài có thể tùy chỉnh thoải mái từ 24m trở lên. Loại nhà lưới này có thể tùy chỉnh thêm hệ thống thông gió, làm mát, hệ thống che, sưởi hoặc tưới. Đơn giá loại này thường dao động 400.000đ/m2-600.000đ.m2.
Các loại nhà lưới trồng rau an toàn tại nhà
Nhà lưới kiểu lắp ghép thông gió trên mái: Cũng tương tự kiểu nhà lưới đa khẩu độ nhưng có thêm hệ thống thông gió trên mái để đón gió tự nhiên, có thể kết nối nhiều khẩu độ hoặc độc lập 1 khẩu độ. Loại này chiều rộng thường không lớn, tối đa 8-10m, chiều dài thì tùy theo yêu cầu. Giá thành dao động 350.000đm2-550.000đ/m2.
Nhà lưới kiểu lắp ghép trống gió trên mái
Nhà lưới kiểu vòm lắp ghép: Đối với loại nhà lưới này có điểm nổi bật là cấu trúc đơn giản và dễ lắp ráp hơn so với hai loại trên, chiều rộng có thể thiết kế 6m-10m. Khoảng cách khung vòm tiêu chuẩn thường là 1m, chiều cao có thể làm thấp 1,8m-3,5m. Đơn giá sẽ dao động từ 250.000đ/m2-450.000đ/m2.
Nhà lưới kiểu vòm đơn giản: Cấu tạo là vòm tròn đơn giản và dễ lắp, không cần làm móng, phù hợp với diện tích nhỏ. Đối với loại nhà lưới này có giá rẻ hơn 3 loại nhà lưới trên, đơn giá dao động 200.000đ/m2-400.000đ/m2.
CÁC BƯỚC LÀM NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU AN TOÀN,TIẾT KIỆM, PHÙ HỢP DIỆN TÍCH SỬ DỤNG TRONG GIA ĐÌNH
Với diện tích vừa phải và nhu cầu không lớn, bà con có thể dự toán vật liệu và lựa chọn lắp tại nhà một trong hai kiểu nhà lưới kiểu vòm lắp ghép hoặc nhà lưới kiểu vòm đơn giản, có thể triển khai trên sân thượng. Ngoài ra bạn cũng có thể tự lắp hệ thống theo diện tích có sẵn tại nhà bằng cách tự mua dụng cụ làm khung và lắp lưới theo thiết kế của chính bạn.
Khung nhà lưới bạn có thể dùng cột bê tông hoặc bên dưới là bê tông, bên trên là ống thép. Một số nơi cũng sử dụng cây gỗ có thân thẳng đứng , cứng và bền để làm khung cho nhà lưới.
Mái lưới bạn có thể thiết kế mái bằng hoặc hai mái nhưng thường mái bằng được ưa chuộng hơn vì thi công dễ và đỡ tốn công sức hơn. Hình dáng nhà lưới có hình hộp chữ nhật tương tự như mùng chống mũi ban đêm ở quê hay dùng. Bà con có thể lựa chọn một trong hai loại mái trên phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng riêng của mình.
Chiều cao nhà lưới được chọn cần lưu ý đến những yếu tố như gió, nơi có gió mạnh và giật thì chiều cao lưới nên làm thấp dưới 3m. Những nơi khuất gió hơn có thể thiết kế chiều cao 3m-4m để thông thoáng hơn.
Loại lưới nên lựa chọn sử dụng là loại 16 mesh hoặc 18 mesh hoặc có thể cao hơn để làm mái. Hai bên hông có thể dùng loại 24 mesh trở lên để tránh được côn trùng nhỏ từ đất lên và chúng thường bay thấp. Nguyên tắc hoạt động của loại lưới trắng này là độ bền và giúp rau đón nắng tốt hơn vì vậy bà con nên ưu tiên lựa chọn sử dụng loại lưới này hơn, bà con cũng có thể dùng lưỡi màu ngọc hoặc đen, tuy nhiên loại này có độ bền thấp, vì thế bà con mình nên hạn chế sử dụng.
Bài viết Hướng dẫn cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản tại nhà của BioSacotec chia sẻ trên đây, mong rằng những kinh nghiệm và kiến thức mà chúng tôi mang lại có thể cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích và giúp bà con chọn được mô hình nhà lưới trồng rau an toàn, phù hợp cho vườn trồng tại nhà. Chúc bà con thành công và có một vườn rau như ý. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ ngay với Biosacotec để được hỗ trợ nhé!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH
💻Website:biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606 🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu
0379 399 843
5/5 - (1 bình chọn)
One thought on “HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ”
Tôi muốn tư vấn nhà lưới gia đình