Vị trí và thiết kế vườn ươm
Các yêu cầu chính khi chọn vị trí vườn ươm
– Thuận tiện cho việc quản lý chăm sóc như gần nguồn nước, không bị ô nhiễm các chất độc hại cho cây, thuận tiện đường vận chuyển, đất dễ thoát nước, độ dốc không quá 3 độ, tương đối kín gió nhất là hướng gió chính.
– Không nằm trên vùng chăn thả gia súc, gia cầm,
– Đối với nền đất mới, nếu đất mặt thích hợp để sử dụng trực tiếp ươm cây thì cần dọn sạch cỏ rác, đánh gốc rễ cây còn sót. Dùng máy phay hoặc cuốc làm cho tầng đất mặt (khoảng 10 -15cm) tơi xốp. Tất cả các rác thải thực vật, đá sỏi… phải được dọn sạch. Phơi nắng và xịt thuốc mối toàn bộ khu vực vườn ươm và xung quanh vườn.
Lên luống
Trước khi lên luống, vào bầu nên tiến hành dựng hệ thống giàn che mát theo các hướng dẫn có quy cách như sau:
– Giàn cao khoảng 2m, khoảng cách giữa hai hàng cột 4m và giữa các cột trên hàng 3-6m tùy độ to, dài và sức bền của trụ, cây gác trên giàn (có thể dùng dây thép). Hàng cột không nằm trên lối đi giữa hai luống. Vật liệu làm trụ giàn tùy địa phương và tùy yêu cầu về mức độ kiên cố, thời hạn sử dụng.
– Luống đặt bầu rộng 0,8 – 1,0m, dài tùy vào vườn ươm. Lối đi giữa hai luống rộng 40 – 50cm. Lối đi giữa và xung quanh vườn ươm rộng 0,8 –1,0m để tiện đi lại kiểm tra.
– Các vật liệu như lá dừa khô, tranh hay lưới ni-lông che bóng 50% đều có thể dùng mái lợp che bóng cho vườn ươm. Nếu có điều kiện, giữa các luống trong vườn cần che phủ bằng ni-lông hoặc vật liệu che phủ khác nhằm hạn
chế cỏ dại
– Xung quanh vườn ươm cần có các mương thoát nước vào mùa mưa và chống cháy vào mùa khô.
– Các vườn ươm lớn, sử dụng lâu dài nên chọn vị trí thích hợp để xây bể chứa nước ngâm các loại phân tưới thúc (mỗi ha cần 2 đến 4 bể, mỗi bể 5 đến 6 m3) đồng thời thiết kế hợp lý hệ thống mương, ống dẫn nước vào bể, hệ thống tưới phun mưa nếu có.
Xếp bầu trong vườn ươm.
Bầu ươm
– Các vườn ươm lớn, sử dụng lâu dài nên chọn vị trí thích hợp để xây bể chứa nước ngâm các loại phân tưới thúc (mỗi ha cần 2 đến 4 bể, mỗi bể 5 đến 6 m3) đồng thời thiết kế hợp lý hệ thống mương, ống dẫn nước vào bể, hệ thống tưới phun mưa nếu có.
– Tiêu chuẩn bầu ươm: bầu đất có kích thước 18cm x 28cm hoặc dài hơn để đất ngập ít nhất 70%.
– 80% chiều dài hom tiêu,
– Trước khi sử dụng bầu nhựa kín đáy nhất thiết phải đục 6-8 lỗ thoát nước đường kính 4-5 mm ở nửa gần đáy bầu,
– Sinh trưởng của cây con trong suốt giai đoạn vườn ươm phụ thuộc rất nhiều vào hỗn hợp chất nền cho vào bầu có thành phần chính là đất, phân hữu cơ hoai mục và phân lân,
– Hỗn hợp đất phải sẵn sàng và đảo trộn kỹ ít nhất 1 tháng trước khi đóng bầu và cấy hom.
Đất đã hoàn chỉnh để vào bầu
– Độ ẩm đất khi đóng bầu và cấy hom khoảng 30 – 35% tức là không quá khô và không được ướt, cảm giác khi thọc tay vào đống đất rất mát, mịn, không có đất cục,
– Hỗn hợp đất trồng gồm 60% đất mặt, 40% phân chuồng hoai, 10kg vôi + 5-6kg phân lân trên 1m3.
– Việc vào bầu đất khá đơn giản nhưng cũng cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Độ chặt vừa phải, bầu cân đối, thẳng đứng, lưng bầu không gãy khúc,
+ Thông thường mùa ươm cây chủ yếu vào mùa khô. Để chống mất nước nhanh và giữ luống bầu ngay ngắn nên xếp bầu trong các luống ăn sâu 1/4 -1/3 chiều cao của bầu trong đất,
+ Yêu cầu chính khi xếp bầu vào luống là phải đặt bầu có tư thế thật thẳng đứng, khít nhau, ngay ngắn theo hàng ngang, dọc vừa đạt yêu cầu thẩm mỹ vừa để dễ kiểm kê, quản lý và chăm sóc,
+ Trên mặt bầu sau khi cấy hom xong phủ 1 lớp xác bã thực vật dày 0.5 đến 1 cm để hạn chế bốc thoát hơi nước, giữ ẩm mặt bầu, và không bị đóng váng sau khi tưới,
Cắt và ươm hom tiêu
– Chọn các cây tiêu trẻ dưới 2 tuổi, ưu tiên các cây choái quá nhỏ, hoặc trồng choái sống nhưng đã bị chết cắt trước.
– Việc cắt hom tiêu nên thực hiện vào những ngày trời khô ráo, nhiệt độ không cao.
– Hom tiêu cắt xong được nhúng trong các hợp chất kích thích ra rễ theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất
– Nếu phải chuyển đi xa thì xếp các hom cẩn thận vào thùng xốp, giữ ẩm, tránh gây vết thương.
– Dụng cụ cắt hom, lá, thân phải được xử lý thuốc sát khuẩn để tránh bệnh tiêu xoắn lá.
– Nên cắt hom tiêu và sáng sớm khi trời mát mẻ.
– Đối với dây lươn nên cắm 2-3 hom/ bầu, còn hom thân chính 1-2 hom/bầu, cắm ngập 70 đến 80% hom vào bầu đất.
-Thời điểm ươm được tính lùi tính từ thời điểm trồng 5 đến 6 tháng đối với tiêu lươn và 4 đến 5 tháng đối với tiêu hom thân chính.
Chăm sóc cây con trong vườn ươm
Tưới nước: Tùy thuộc vào thời tiết mỗi vùng có thể thực hiện như sau
– Tưới nước 2 tháng đầu tiên: từ 1 đến 2 ngày 1 lần,
– Tưới nước cho cây 2 tháng tiếp theo từ 2 đến 3 ngày 1 lần,
– Từ tháng thứ 5 trở đi: 3 đến 4 ngày 1 lần,
Để tránh quá khô hoặc quá ướt, chúng ta phải kiểm tra độ ẩm trong bầu thường xuyên trước khi quyết định tưới.
Phân bón
– Nếu thấy mức độ phát triển của cây con không được tốt cần bổ sung phân Urê với nồng độ 0,1 kg pha với 30 lít nước khuấy đều tưới cho 1 luống có độ dài 15 mét, rộng từ 1 mét đến 1,2 mét, tưới xong phải tưới lại bằng nước sạch, 12 đến 15 ngày tưới 1 lần,
– Dừng tưới phân và dỡ dàn che dần để tập cho cây cứng trước khi xuất vườn 1 tháng
Phòng trừ sâu bệnh
– Kiểm tra thường xuyên nếu thấy sâu hoặc ốc sên ăn lá nếu ít thì bắt giết, nếu nhiều thì phun các loại thuốc sâu có bán trên thị trường theo hướng dẫn của nhà sản xuất,
– Phun các hợp chất có gốc đồng (boocdo) để phòng một số loại nấm gây bệnh phát triển khi cây con có 2 cặp lá 2 lần cách nhau 12 đến 15 ngày vào những lúc trời mát,
– Khi phát hiện có một số cây bị héo rũ, tuy độ ẩm trong đất rất phù hợp thì phải cách ly ra khỏi vườn ngay và phun các loại thuốc trị bệnh có bán trên thị trường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Không tưới phân và được huấn luyện quen với ánh sáng trực xạ trước 1 tháng,
Tiêu chuẩn giống xuất vườn
– Cây con mọc khỏe, không sâu bệnh, không bị gãy mầm, có từ 5 đến 6 lá.
– Có bộ rễ phát triển tốt trong bầu.
Tại một số vùng, nếu chủ động được nguồn nước tưới, có đủ rác tủ dưới đất và túp che thì có thể cắt giống trồng trực tiếp.
Nguồn: Rainforest Alliance