Xử Lý Môi Trường

KỸ THUẬT NUÔI CẤY VI SINH TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

kỹ thuật nuôi cấy vi sinh
Nuôi cấy vi sinh trong công đoạn xử lí nước thải là rất quan trọng. SACOTEC sẽ cung cấp cho bạn cách nuôi cấy vi sinh chuẩn nhất.
Trong công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học, thì công đoạn nuôi cấy vi sinh luôn là công đoạn quan trọng nhất, bởi khả năng phát triển của vi sinh vật luôn là mấu chốt quyết định tới việc xử lý nước thải đạt hiệu quả hay không? Tuy nhiên, để nuôi cấy thành công một hệ thống xử lý nước thải 500m 3 thì ngoài kỹ thuật nuôi cấy của người nuôi cấy thì còn phụ thuộc vào chế phẩm sinh học và các chất phụ gia dinh dưỡng bổ sung trong quá trình nuôi cấy vì nó liên quan đến chi phí của chủ đầu tư hoặc bản thân đơn vị nuôi cấy, ảnh hưởng tới uy tín và chất lượng của đơn vị đó. Nhận thấy được vấn đề này, Biosactec xin cung cấp cho các bạn một quy trình nuôi cấy vi sinh chuẩn nhất, sử dụng chế phẩm sinh học EM WAT 1 và EM SEPTIC1 để nuôi cấy vi sinh trong hệ thống hồ bể sinh học.

Giới thiệu về chế phẩm sinh học EM WAT 1 và EM SEPTIC 1

Chế phẩm sinh học EM WAT 1

Chế phẩm gốc EM Wat-1 là hỗn hợp các chủng vi sinh vật hữu ích được nhập khẩu từ Mỹ có tác dụng nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, khử mùi hôi, chuyên dùng cho hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt đối với nước thải giàu các hợp chất nitơ.

Thành phần, mật độ vi sinh vật:

Nấm men Saccharomyces sp .: 10 9 cfu/ml

Vi khuẩn:

  • Lactobacillus sp .: 10 9 cfu/ml
  • Bacillus sp .: 10 9 cfu/ml
  • Rhodopseudomonas sp. : 10 8 cfu/ml
  • Nitrobacter sp .: 10 8 cfu/ml
  • Nitrosomonas sp .: 10 8 cfu/ml

Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Màu vàng nâu nhạt; pH 3.5; tỉ trọng: 1; mùi thơm nhẹ.

Cách sử dụng:

Xử lý nước thải công nghiệp: pha trộn 1 lít chế phẩm EM Wat-1 vào 9 lít nước, sử dụng cho 20 m3 nước thải khi khởi động hệ thống. Theo lưu lượng nước thải đầu vào, bổ sung 100 ml chế phẩm đã pha loãng cho mỗi 1 m3 nước thải.
Để xử lý vấn đề về mùi hôi ngoài bổ sung vi sinh vào lưu lượng nước thải, để đẩy nhanh hiệu quả xử lý mùi thì dùng 1 lít EM Wat-1 pha với 99 lít nước, phun đều lên bề mặt nước thải hoặc khu vực phát sinh ra mùi hôi.

Lưu ý: phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun vào lúc giữa trưa vì nhiệt độ cao sẽ ức chế khả năng hoạt động của vi sinh vật.

Xử lý nước thải sinh hoạt: pha trộn 1 lít chế phẩm EM Wat-1 vào 9 lít nước, sử dụng cho 40 m3 nước thải khi khởi động hệ thống. Theo lưu lượng nước thải đầu vào, bổ sung 50 ml chế phẩm đã pha loãng cho mỗi 1 m3 nước thải.

Định mức sử dụng có thể thay đổi theo mức độ ô nhiễm thực tế của nước thải.

Cách bảo quản

Bảo quản chế phẩm EM Wat-1 nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 32o, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Lưu ý khi sử dụng

  • Lắc đều bình chứa trước khi sử dụng.
  • Mang găng tay và khẩu trang khi pha chế và sử dụng chế phẩm vi sinh vật.Chế phẩm sinh học EM Septic 1

Chế phẩm sinh học EM Septic 1

Chế phẩm gốc EM Septic-1 là hỗn hợp các chủng vi sinh vật hữu ích được nhập khẩu từ Mỹ và Nhật có tác dụng nâng cao hiệu quả xử lý phân, chất thải, nước thải, khử mùi hôi cho bể tự hoại, hầm rút, hố ga gia đình và khu dân cư.

Đặc biệt, chế phẩm EM Septic-1 còn làm tăng hiệu quả thu nhận khí methane và giảm sự tạo thành khí H2S gây mùi hôi trong hệ thống ủ biogas.

Thành phần, mật độ vi sinh vật

Nấm men Saccharomyces sp .: 10 9 cfu/ml

Vi khuẩn:

  • Bacillus sp .: 10 9 cfu/
  • Lactobacillus sp .: 10 9 cfu/ml
  • VK phân giải cellulose sp.: 10 10 cfu/ml
  • Vi khuẩn phân giải nitơ: 10 8 cfu/ml
  • Vi khuẩn khử H2S: 10 8 cfu/ml
  • Xạ khuẩn Streptomyces sp .: 10 8 cfu/ml

Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Dung dịch màu nâu sậm; tỉ trọng 1.0; pH 3.5; mùi thơm nhẹ.

Cách sử dụng

Xử lý bể tự hoại (bể phốt): đổ trực tiếp 1 lít chế phẩm EM Septic-1 vào bể có thể tích 2-3 m3. Định kỳ 3-5 tháng bổ sung một lần. Đối với các bể tự hoại đang có hiện tượng đầy ứ, tắc nghẽn có thể tăng gấp đôi định mức sử dụng chế phẩm.

Xử lý hầm rút hố ga: đổ trực tiếp 1-2 lít chế phẩm EM Septic-1 đã pha loãng với nước theo tỉ lệ 1 chế phẩm: 5 nước vào hầm chứa có thể tích 1-2 m3. Định kỳ 2-4 tháng bổ sung một lần. Đối với hầm rút chứa nước thải từ các cơ sở chế biến thực phẩm có thể tăng gấp đôi định mức sử dụng.

Đối với hệ thống ủ biogas: sử dụng 1 lít chế phẩm EM Septic-1 cho hầm ủ thể tích 3-5 m 3 để tăng lượng khí methane và giảm sự sản sinh khí H2S gây mùi.

Cách bảo quản: Bảo quản chế phẩm EM Septic-1 nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 35oC.

Lưu ý khi sử dụng

  • Hạn chế sử dụng hoá chất tẩy rửa trong thời gian 1-2 ngày đầu khi dùng chế phẩm.
  • Mang găng tay và khẩu trang khi pha chế và phun tưới chế phẩm vi sinh vật.

Phương pháp tính liều lượng vi sinh

Khởi động mới hoàn toàn – nuôi cấy lại hệ thống (cho bể kỵ khí và hiếu khí):

Tùy nồng độ COD, BOD trong nước thải, thì với liều lượng 2 – 10 ppm/ngày. Lượng vi sinh được tính toán dựa vào thể tích bể, liều lượng nuôi cấy trong thời gian 15 ngày.

Công thức tính như sau:

A = (m x V)/1000

Trong đó:

  • A: Khối lượng vi sinh nuôi cấy trong 1 ngày (kg/ngày)
  • m: 2 – 10 ppm (liều lượng vi sinh dựa vào độ ô nhiễm của chất thải cách tính chung thông thường là 3ppm)
  • V: Thể tích bể sinh học (m3) [hiếu khí hay kỵ khí]
  • Cấy với lượng A vi sinh mỗi ngày liên tục trong 15 ngày.

Lưu ý:

Dùng từ 5 – 10% bùn hoạt tính cho vào thể tích bể sinh học để làm cơ chất tăng trưởng (dùng bể SBR hay Aeroten). Đi với mô hình là quá trình sinh học bám dính (Trickling Biofilter hay RBC), độ tăng nhanh quá trình tạo màng vi sinh vật hỗn hợp nước thải có chứa bùn pha loãng (2 – 5%) nên được sử dụng cho 5 giai đoạn khởi đầu. Sau khi khởi động một màng vi sinh vật thành trên bề mặt vật liệu lọc.

  • Cho trực tiếp vi sinh EM WAT-1 vào hệ thống mà không cần pha loãng trước khi cho vào hệ thống.
  • pH = 6 – 8, nhưng hoạt động tốt nhất ở ngưỡng pH trung tính.
  • Trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay hay cải tạo lại hệ thống, bể phải được khởi động lại tải trọng thấp hoặc nồng độ COD khoảng 2kg/m3
  • Chất dinh dưỡng đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1

Duy trì hệ thống

Dùng vi sinh bổ sung với liều lương từ 0,5 ppm/ngày hoặc theo nồng độ COD, BOD trong nước thải và độ ổn định của hệ thống. Lưu lượng cấy duy trì sẽ được tính vào lưu lượng nước thải/ngày để bổ sung một phần vi sinh trôi ra ngoài và yếu dần đi.

Tính theo công thức sau:

A=( m x Q) / 1000

Trong đó:

  • A: Khối lượng vi sinh bổ sung theo ngày, cách ngày hoặc theo tuần tùy vào độ ổn định của hệ thống (kg/ngày)
  • m: 0,5 ppm
  • Q: Lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày)

Lưu lượng sử dụng Ure và DAP

Khởi động lại hệ thống hoàn toàn – nuôi cấy lại hệ thống và duy trì hệ thống:

Cung cấp Ure và DAP nhằm bổ sung chất dinh dưỡng và khoáng cho vi sinh. Lưu lượng được tính dựa vào tải lượng BOD/ngày tính như sau:

Tải lượng BOD( kg/ngày ) = (a x Q)/1000

Trong đó:

  • a: Thông số BOD đầu vào (mg/l)
  • Q: Lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày)
  • Liều lượng Ure và DAP sử dụng hàng ngày sẽ bằng 1/1000 tải lượng BOD/ngày.
  • Lượng Ure và DAP cung cấp cho hệ thống = Tải lượng BOD (kg/ngày)/1000
  • Có thể bổ sung vào hệ thống sinh học 5 – 10% thể tích bùn, sau đó bắt đầu quá trình nuôi cấy hệ thống

Giai đoạn nuôi cấy hệ thống mới:

Ngày đầu tiên:

  • Cho nước thải vào ¼ bể sinh học có sục khí, cho 25 lít chế phẩm vi sinh EM WAT-1 vào bể.
  • Cho vào bể thiếu khí 5 lít chế phẩm vi sinh EM WAT-1.
  • Cho vào bể kỵ khí 10 lít EM SEPTIC-1.

Ngày thứ 2:

  • Cho nước thải vào thêm ¼ bể sinh học có sục khí, cho 25 lít EM WAT-1.
  • Cho vào bể thiếu khí 5 lít chế phẩm vi sinh EM WAT-1.
  • Cho vào bể kỵ khí 10 lít EM SEPTIC-1.

Ngày thứ 3 và thứ 4: làm tương tự ngày thứ 2.

Ngày thứ 5:

Nước thải chứa đầy bể sục khí. Ngừng cho nước thải vào tiếp tục bổ sung vi sinh vào từng bể như ngày thứ 2.

Lưu ý: 5 ngày đầu cho nước thải vào bể sục khí, sục khí liên tục nhưng không cho nước ra. Sau 5 ngày, vi sinh đã thích nghi và hình thành bùn trong bể hiếu khí, cho lắng 4 giờ và cho nước chảy sang bể lắng.

Ngày thứ 6 đến ngày thứ 15, cho nước thải ra vào bể bình thường và tiếp tục bổ sung vi sinh vào mỗi bể hàng ngày theo tỷ lệ:

  • Bể hiếu khí: 10 lít men vi sinh xử lý nước thải EM WAT-1.
  • Bể thiếu khí: 3 lít EM WAT-1.
  • Bể kỵ khí: 7 lít EM SEPTIC-1.

Ghi chú:

  • Sau khi nuôi cấy đến ngày 15 thì cho nước trong đã lắng ra ngoài;
  • Nạp nước thải mới vào và bắt đầu hệ thống bình thường, lúc này lượng sinh khối đã tăng lên đến mức ổn định để xử lý chất hữu cơ.

Giai đoạn bổ sung vi sinh

Nếu hệ thống đã ổn định chỉ cần cho trực tiếp lượng vi vi sinh (0,5 ppm/ngày dựa vào lượng nước thải/ngày) mỗi ngày hoặc mỗi tuần vào hệ thống tùy vào độ ổn định của hệ thống để vi sinh luôn được ổn định và xử lý tốt.

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *