Vai trò chủ yếu của dinh dưỡng Bo đối với cây trồng
- Bo bảo đảm cho hoạt động bình thường của mô phân sinh ngọn cây. Bo xúc tiến quá trình tổng hợp các protit, lignin. Bo xúc tiến việc chuyển hóa các hydrat cacbon, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Bo đẩy mạnh việc hút Ca của cây, tăng cường hút Ca cho cây và đảm bảo cân đối tỷ lệ K:Ca trong cây.
- Bo cần thiết cho sự nảy mầm của hạt phấn, và tăng trưởng của ống phấn, rất cấn cho sự hình thành tế bào và hạt giống.
- Bo có tác dụng trong việc hình thành các phức chất đường/borat có liên quan đến sự vận chuyển đường, và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein.
- Bo có ảnh hưởng đến cây họ đậu làm tăng sự cố định N, chuyển hóa N thành P, tăng số lượng cụm hoa trong các loại đậu, tăng sự hút nước của các cây họ đậu.
- Bo có tác dụng tăng khả năng chống chịu của cây: chịu lạnh, chịu nóng, chịu hạn.
- Ngưỡng giới hạn Bo tối ưu và mức gây độc của Bo ở cây trồng rất thấp. Do đó cần cẩn trọng trong việc bón phân hóa học để bổ sung B.
- Trong một số cây trồng, các triệu chứng có thể nhìn thấy điển hình của ngộ độc: hiện tượng cháy lá, thường là ở mép và ở đỉnh của các lá. Triệu chứng thiếu Bo được thể hiện trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng, lá bị biến dạng. Có khi đỉnh sinh trưởng bị chết làm cây mọc thêm nhiều chồi bên. Xuất hiện vết rạn nứt trên thân và cuống cỏ. Thiếu Bo làm hoa kém phát triển, sức sống hạt phấn kém quả non dễ bị rụng. Rễ cây kém phát triển.
- Hiện tượng ngộ độc Bo trên cây trồng có thể xuất hiện ở những vùng đất khô hạn và vùng đất mặn. Lạm dụng, bón nhiều tro cũng là nguyên nhân gây ngộ độc cây ở nhiều vùng.
- Khi lạm dụng Bo bón với lượng cao, dẫn đến sự giảm hấp thu của Zn, Fe, Mn nhưng tăng hấp thu Cu. Lượng Ca và Mg cao có thể làm giảm sự hấp thu Bo.
+ Thiếu Zn tăng cường tích lũy Bo. Zn có tác dụng giảm tích lũy và độc tính của B trên cây trồng.
+ Thiếu Bo làm giảm khả năng hút lân của các cây họ đậu và giảm sự hấp thu của Mn và Zn trên cây bông.
+ Bo độc hại đối với ngô khi trồng trong điều kiện thiếu lân, và việc bón lân có tác dụng làm giảm bớt độc tính của Bo.
- Biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc Bo: Bón vôi, bón thêm Silic cũng có tác dụng ngăn cản sự cản sự hấp thu Bo của cây từ đó làm giảm tình trạng ngộ độc ở cây.
Tác dụng của Bo đối với quá trình ra hoa, đậu quả và kỹ thuật sử dụng phân chứa Bo hiệu quả
- Có thể khắc phục hiện tượng thiếu hụt Bo bằng cách: phun qua lá, tưới gốc hoặc bón gốc trộn với phân bón.
Lưu ý: Bón lót bằng cách rải đều hay bón thúc vào đất có hiệu quả hơn so với phun lên lá đối với cây hằng năm. Còn đối với cây ăn quả, phun phân Bo qua lá rất hiệu quả, có thể phun vào các thời điểm: Chồi đang ngủ, bắt đầu nảy chồi mới hoặc khi lá đang phát triển đầy đủ.
- Đối với các cây họ đậu và cây lấy củ cần 2 – 4 kg B/ha, trong khi đó các cây trồng khác cần lượng B tối đa thấp hơn.
+ Lượng Bo cân đối đối với cây họ đậu là: 2kg/ha.
+ Đối với ngô: 4,7kg/ha.
+ Đối với đậu tương: 3,4 kg/ha.
Lưu ý:
+ Lượng Bo gây ngộ độc cho lúa 4,4 kg Bo/ha, cây đậu 8,7 kg Bo/ha, đối với ngô là 6,8 kg Bo/ha và 7,4 kg Bo/ha cho lúa mỳ.
+ Hiện tượng ngộ độc Bo phổ biến ở xoài triệu chứng: các đốm sẫm màu trên rìa lá mà kết hợp thành khối, cuối cùng dẫn đến tình trạng hoại tử rìa lá ở nhiều trường hợp. Ngộ độc Bo thường xảy ra sau việc áp dụng các loại phân Bo quá mức, các triệu chứng có thể được thông qua việc lọc rửa vùng rễ, nâng cao pH đất bằng việc áp dụng vôi hoặc kích thích sự tăng trưởng thông qua việc áp dụng N; tuy nhiên những biện pháp này có thể có các liên quan đối với việc sản xuất cây trồng.
– Bón Bo vào thời kỳ 1 tuần trước khi ra hoa và sau khi đậu quả giúp chuỗi hoa kéo dài, làm chồi hoa lớn, khả năng đậu trái được tốt, sau khi đậu quả trái lớn nhanh, tránh hiện tượng rụng trái,rụng hoa, thối trái, thối hạt,…
Công ty Sacotec chúc bà con mùa vụ bội thu!!!