Chăm Sóc Cây Công Nghiệp

KỸ THUẬT VÀ CÁCH TỈA CÀNH TẠO DÁNG SẦU RIÊNG

tạo dáng cho cây sầu riêng

Cây sầu riêng được trồng phổ biến tại các nhà vườn hiện nay bởi lợi ích kinh tế mà nó mang lại cao. Tuy nhiên, chăm sóc nó đúng cách là một vấn đề không hề dễ dàng. Ngoài quá trình cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, phòng trừ sâu bệnh thì cắt cành, tạo tán cũng đáng được quan tâm và quyết định rất lớn đến năng suất cây trồng. Vậy đâu là cách tỉa cành sầu riêng đúng kỹ thuật? Bà con hãy theo dõi nội dung bên dưới để hướng dẫn kỹ thuật nhé!

Cách tỉa cành cây sầu riêng là bước quan trọng trong việc chăm dưỡng cây và nên thực hiện sớm để cây phân tán ổn định, ngăn ngừa  tối đa chất dinh dưỡng bị thất thoát trong quá trình phát triển. Ngoài ra, cắt cành đúng cách còn giúp vườn thông thoáng, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

tỉa cành sầu riêng đúng

Cây um tùm cành lá do chưa được cắt tỉa

TÁC DỤNG CỦA VIỆC TỈA CÀNH, TẠO DÁNG CHO CÂY SẦU RIÊNG.

  • Cắt cành tạo tán cho cây sẽ giúp cây có bộ khung chắc khỏe, lượng dinh dưỡng phân chia hợp lý, đồng thời tạo hình tán cây sẽ giúp các cành đều nhau, ra hoa kết quả tập trung, tăng sản lượng và chất lượng quả đồng đều.
  • Việc cắt cành còn giúp cây thông thoáng, ánh sáng phân phối đều trên cây tạo hiệu quả quang hợp tốt, những loại sâu bệnh cũng không có nơi để ẩn náo.
  • Cây được tỉa cành, tạo dáng hợp lý khi phun thuốc trừ sâu hay dùng phân bón lá thì mọi bộ phận trên cây đều dễ dàng nhận được.
  • Nên đốn tỉa, phân tầng các cành cấp 1, mỗi tầng có khoảng 3 – 4 cành. Tầng nọ cách cành kia 40 – 60cm (đối với những cây trưởng thành). Các cành cấp 2,3… dày đặc, phải tỉa bỏ bớt.

cây sầu riêng

Tác dụng tỉa cành 

THỜI ĐIỂM TỈA CÀNH, TẠO DÁNG CHO CÂY SẦU RIÊNG.

Giai đoạn vườn ươm Ngay từ đầu khi cây sầu riêng còn nhỏ, bà con nên tiến hành cắt tỉa đi các cành mọc sai vị trí, định hình khung, tạo tán cho cây. Tuy nhiên giai đoạn này không nên cắt tỉa quá nhiều để đảm bảo cây  con không bị mất sức và vẫn phát triển tốt.
Giai đoạn trồng cây con Sau khi phá bầu đất ươm của cây để chuyển cây con vào đất vườn, sau một thời gian bà con nên lưu ý việc tạo dáng, cát cành hợp lí sau đó tiến hành lựa chọn những cành tốt để làm khung. Lúc này bà con chỉ nên cắt tỉa ít, chú trọng những thân chính tránh ảnh hưởng đến cây, tập trung bón phân giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển bộ rễ khỏe mạnh.

Nên áp dụng cách tỉa cành sầu riêng con để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi rễ và cành chính.

Giai đoạn cây trưởng thành Đây là khi cây đã phát triển toàn diện về cành nhánh, bộ rễ và lá cũng hoàn thiện nên chỉ cần cắt cành tạo độ thông thoáng cho cây.
Giai đoạn cây cho quả Vào thời điểm cây cho quả bằng quả quýt, kết hợp cắt tỉa cành với tỉa quả để dồn dinh dưỡng cho những cành, quả chính nhằm nâng cao chất lượng cây trồng.
Giai đoạn sau thu hoạch Thời điểm này cần loại bỏ các cành đã già yếu, những cành bị sâu bệnh cũng như cắt tỉa cành vượt che khuất ánh sáng cho cây, kết hợp với việc bón phân giúp cây phục hồi một cách nhanh chóng hơn.
Giai đoạn cây già Bộ rễ hoạt động yếu khó đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết nên cần được cắt tỉa nhiều và bón phân cải tạo đất.

Tham khảo thêm: KỸ THUẬT CHĂM SÓC TRÁI SẦU RIÊNG

CÁCH TỈA CÀNH SẦU RIÊNG ĐÚNG KĨ THUẬT

Nên cắt tỉa cành sầu riêng khi nào?

  • Cây dưới 3 năm và trên 6 tháng
  • Cây có nhiều cành vượt
  • Thực hiện từ 1-2 cành/lần/6 tháng.

Lưu ý: Cây trên 4 năm hoặc cây đã cho quả thì không áp dụng. Cây sầu riêng có 2 cành cần được chú ý từ nhỏ. 

  • Cành quả: Là những cành mang trái tốt nhất
  • Cành vượt: là những cành có xu hướng mọc vượt lên nhằm thay thế cành chính và thông thường thì không mang trái

Khi cành vượt phát triển sẽ tạo ra 2,3 4 thân phụ, đến khi cây được 3-4 tuổi sẽ không phân biệt được thân chính là thân nào.

tỉa sầu riêng

Cắt bỏ những cành dư thừa tạo độ thông thoáng cho cây

Cắt tỉa cành và tạo dáng cho cây sầu riêng

  • Khi cây còn nhỏ, bà con không nên tỉa bỏ ngọn cây, chỉ nên tỉa bỏ cành trên thân. Tiến hành tỉa bỏ hết chồi gốc, cành đầu tiên nên cách mặt đất > 50 cm để tránh sâu bệnh gây hại. Khoảng cách giữa các cành trên thân chính khi cây còn nhỏ là 8-10 cm, khi cây trưởng thành > 30 cm. Nếu có hai cành cùng 1 vị trí thì bà con nên cắt bỏ đi 1 cành.
  • Trong quá trình cây phát triển, những cành khỏe mạnh nằm ở độ cao hợp lý và mọc ngang là những cành nên được để lại mang quả, nếu cành ngang mọc quá dài vượt ra khỏi tán cũng cần được tỉa ngắn để toàn bộ cây luôn được nhận ánh sáng quang hợp tốt nhất.
  • Khi cây bắt đầu ra hoa và quả, nếu cây quá cao (lớn hơn 7m) thì bà con nên cắt ngon để giảm bớt chiều cao của cây, giúp nguồn dinh dưỡng của cây được sử dụng tập trung, nuôi dưỡng hoa và quả tốt hơn, thuận tiện cho quá trình chăm sóc và thu hoạch. Vị trí cắt được tính từ gốc lên chiều cao của cây là 5-5, 5 m hoặc tính từ ngọn xuống 1,5-2 m.
  • Thời kỳ sau khi thu hoạch: loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m cũng cần được loại bỏ vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh.
  • Nên giữ lại những cành bơi vì nó có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi trái phát triển và cành dự bị khi cành chính bị đỗ gãy.

Khi tiến hành kỹ thuật tải cành tạo dáng cho cây sầu riêng bà con cần chuẩn bị đầy đủ công cụ như kéo, dây, thướt,… để thuận lợi trong quá trình làm.

cách tỉa cành sầu riêngTỉa cành, tạo tán cho cây sầu 

Xem thêm để xác định vị trí cành bơi tránh cắt bỏ khi tỉa tán cây: VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CÀNH BƠI ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG

Những lưu ý sau khi cắt tỉa, tạo tán sầu riêng

  • Sau khi áp dụng kỹ thuật tỉa cành sầu riêng bà con nên chú ý  kiểm tra vị trí vết cắt thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh hại cây,  có thể sử dụng vôi hoặc một loại thuốc trừ nấm (Phytopin Gold + Nano Đồng) hoặc dùng keo nilon cuốn quanh vết cắt lại, nhất là tỉa cành cây sầu riêng con.
  • Cây sau khi cắt tỉa, tạo dáng rất dễ bị bệnh xì mủ thân, thối rễ gây chết cây, bà con nên chú ý và xịt thuốc để phòng tránh, kết hợp vệ sinh xung quanh vườn trồng để biết cách ngăn chặn kịp thời sâu bệnh tránh hậu quả xấu cho cây.
  • Tưới nước và bón phân cung cấp thêm dinh dưỡng để cây nhanh hồi phục, có thể dùng phân bón gốc hoặc phân bón lá tùy vào thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Những loại phân bón bà con có thể sử dụng như NPK, phân gà hữu cơ vi sinh GÀ CỒ ĐỎ, GÀ CỒ TÍM, kết hợp với BIO ROSO, BIO NUT giúp cây hấp thụ nhanh hơn phục hồi cây trồng nhanh chóng.

Một số sản phẩm gợi ý:

Bài viết trên BioSacotec đã giới thiệu về Kỹ Thuật Tỉa Cành Tạo Dáng Cây Sầu Riêng, mong rằng bà con có thể tham khảo và áp dụng để chăm sóc sầu riêng mang lại kết quả cao. Nếu bà con chưa hiểu hay có thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời. Chúc bà con thành công với những vụ mùa bội thu!

Xem thêm: Cách Chăm Sóc Sầu Riêng Con Mới Trồng 

Mọi chi tiết xin liên hệ: 

map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

One thought on “KỸ THUẬT VÀ CÁCH TỈA CÀNH TẠO DÁNG SẦU RIÊNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *