1. Nguyên nhân cây chanh không hạt bị suy thoái
- Cây chanh không hạt cũng giống như những cây trồng ăn quả khác. Sau thời gian canh tác, những biểu hiện cây bị suy thoái bắt đầu xuất hiện làm giảm năng suất của cây và nguy hiểm hơn là sẽ khiến cây bị chết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của cây như nhà vườn không quan tâm đến dinh dưỡng phân hữu cơ sinh học, không tuân thủ kỹ thuật từ khâu trồng đến khâu chăm sóc tỉa cành, tạo tán cho cây. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm năng suất ở phần lớn các vùng trồng chanh không hạt.
- Qua quá trình chăm sóc nhiều bà con không cắt tỉa cành ngay từ ban đầu, đang còn trồng chanh theo kiểu truyền thống kinh nghiệm và truyền tai nhau cách chăm sóc. Nhiều hộ gia đình trồng chanh không đúng kỹ thuật khiến cho cây dần dần bị suy thoái, cây ra hoa đậu quả kém.
- Ngoài các biện pháp kỹ thuật thì sâu bệnh hại trên cây chanh cũng làm giảm năng suất cây chanh, khiến nhiều cây bị sâu bệnh hại tấn công dẫn đến cây bị chết dần.
Giải pháp giúp cây chanh không hạt đạt năng suất cao
- Để cây chanh cho năng suất, chất lượng thì biện pháp ứng dụng công nghệ cao cho vùng chanh không hạt. Theo đó, giải pháp trồng thưa hợp lý, sử dụng phân thuốc hữu cơ sinh học, tưới nước tiết kiệm kết hợp tỉa cành tạo tán đang được áp dụng.
- Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì gia tăng năng suất chanh sẽ không đạt, vậy nên biện pháp tỉa cành tạo tán cần được thực hiện đồng bộ trên tất cả các hộ trồng chanh.
Mục đích tỉa cành, tạo tán cho cây chanh không hạt
- Việc cắt tỉa cành cho cây chanh nhằm giúp cho cây chanh tạo tán, giúp cây có độ thông thoáng, loại trừ những cành bệnh, khống chế chiều cao cây chanh giúp cho việc thu hoạch quả được dễ dàng hơn. Ngoài ra còn giúp cây ít bị sâu bệnh hại tấn công, quả vụ sau to hơn và đạt năng suất cao hơn vụ trước.
- Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây chanh ngoài giúp tạo độ thông thoáng cho cây còn giúp tăng sự hữu hiệu của lá quang hợp tốt hơn, tạo độ cân bằng cho các tán lá và hệ thống rễ cây. Khi cân bằng được sự sinh trưởng của cây thì trong quá trình xử lý cây ra hoa, tạo trái hạn chế được khả năng rụng hoa và trái non trên cây chanh.
- Khi cắt tỉa cành sẽ tạo ra được những cành non, trẻ, khỏe hơn và giúp cây ra trái nhiều hơn so với việc không cắt tỉa cành.
- Kích thích, điều tiết cây phát triển đồng đều hơn giữa các tán lá và bộ rễ và tạo trái cho năng suất.
Thời điểm cắt tỉa cành tạo tán và chọn cành để cắt tỉa
- Sự lựa chọn cành nào để cắt tỉa và thời điểm cắt tỉa lúc nào mới đảm bảo về sau? Để cây đảm bảo được năng suất cao vào vụ mùa sau thì thời điểm để cắt tỉa cành tốt nhất là sau thu hoạch và cần phục hồi cây tổn thương nhất.
- Đối với cây chanh thông thường sau mỗi đợt thu hoạch sẽ có những cành bệnh, cành vượt và những cành đã mang trái, nên tiến hành tỉa cành để giúp cây điều tiết nuôi trái ở lứa sau.
- Thời điểm cắt tỉa cành hợp lý nhất là khi trên cành có 3 đọt (3 màu sắc khác nhau) thì:
+ Đọn gần thân, cành chính có màu nâu hóa gỗ
+ Đọn giữa là cành bánh tẻ có màu xanh hơi già
+ Đọn non trên ngọn có màu xanh đậm
- Nên tiến hành cắt đọn bánh tẻ cắt 2-3 tai lá, là đọn mầm phát triển mạnh nhất, phân bón có thể hấp thu tốt nhất và cho nhiều mầm cành hơn
Kỹ thuật cắt tỉa cành tạo tán cho cây
- Việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây, tùy thuộc vào từng vườn chanh trồng mới hay trồng lâu năm mà có biện pháp cắt tỉa cành khác nhau.
* Đối với cây vườn chanh mới trồng (trồng vườn mới)
- Sau khi trồng cây chanh không hạt từ 6-8 tháng thì cây bắt đầu ăn phân vào trong đất thì các cành, nhánh của cây sẽ dài và phát triển. Ở thời điểm này để tạo tán và khung cho cây chanh đẹp ngay từ thời điểm ban đầu thì nên tiến hành bấm đọt cho cây. Cắt đọt cho cây chanh cắt mắt ghép khoảng 50-60cm trở lên, lúc này cây đã phát triển khỏe mạnh về thân chính.
- Sau khi bấm đọt 15-20 ngày cây bắt đầu ra nhánh và tiếp tục chăm sóc, khi đoạn cành cấp 1 phát triển nên tỉa cành chỉ để lại 3 nhánh cấp 1 sang 3 hướng khác nhau và đồng đều để tạo bộ khung cho cây được đẹp.
- Chăm sóc cành cấp 1 phát triển đến 60-80cm, tiến hành bấm đọt cành cấp 1, để kích thích cây ra các cành cấp 2. Và trên mỗi cành cấp 1 chỉ để lại 3 cành cấp 2 và phát triển chiều dài khoảng 50-60cm tiến hành bấm đọt để kích thích cành cấp 3. Và tương tự như cành nhánh cấp 1 chỉ để lại trên cành cấp 2 ba cành cấp 3. Trong quá trình chăm sóc đến khi cây cho trái thì tạo bộ khung tán cho cây đồng đều và đẹp.
- Trong quá trình cắt tạo cành, tỉa tán đã khống chế chiều cao cây, đến giai đoạn cây tăng trưởng tích cực nhất thì khoảng cách trồng từ 4-4,5m thì sau khi trồng được 5-6 năm, mỗi năm có biện pháp cắt tỉa cành thì cây chanh sẽ không bị chồng cành hoặc giao tán với nhau, thì cây cho năng suất cao hơn.
* Đối với vườn chanh trồng lâu năm
- Nhiều hộ gia đình trồng chanh chưa có áp dụng kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây ngay thời ban đầu thì việc cắt tỉa cành sẽ vất vả hơn và kém năng suất hơn so với vườn trồng mới mà được tỉa cành, tạo tán ngay thời điểm cây còn kiến thiết.
- Tuy nhiên, đối với những vườn chanh đã trồng lâu năm nên tiến hành cắt tỉa cành sau mỗi đợt cây cho thu hoạch quả. Cần cắt tỉa toàn bộ cành gãy, cành sâu bệnh, cành già, cành vô hiệu, cành nằm trong tán bị khuất tán cây, cành đã bị chết, cành đã cho quả.
- Cắt sát cành, nhánh với góc 45o trên các nhánh gần thân chính của cây hay gần các nhánh chính của cây (chỗ thân cây phân nhánh) bằng dụng cụ cắt tỉa để loại bỏ các nhánh gần kề cọ xát với nhau.
Lưu ý: Khi tiến hành tỉa cành, tạo tán cho cây cần vệ sinh dụng cụ trước và sau khi cắt tỉa nhằm tránh lây lan dịch bệnh. Đồng thời cần phun các loại thuốc sinh học để phòng ngừa bệnh trong vườn.
- Sau khi tiến hành cắt tỉa cành cho cây xong cần thu gom toàn bộ cành nhánh ra khỏi vườn để tiêu hủy, tránh lây lan bệnh sang những cây khác, tạo thông thoáng cho gốc cây và đất giúp cây phát triển.
- Nên tiến hành tưới nước và bón phân cho cây ngay sau khi thực hiện tiến hành cắt tỉa cành tạo tán cho cây xong. Để cây có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nên bón phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoai mục theo bộ khung tán của cây.