Chăm Sóc Cây Ăn Trái, Chăm Sóc Cây Trồng

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CÁCH BÓN PHÂN CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG

cách phân bón cây sầu riêng

Cây sầu riêng có tên khoa học là Durian, cây được trồng nhiều ở khu vực Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Campuchia… Sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng làm thực phẩm. Thông thường sầu riêng được dùng để ăn tươi, làm bánh keo, phụ gia… rễ và lá làm thuốc hạ sốt, trị vàng da do gan…. Tập trung chủ yếu ở  khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, Lâm Đồng… giống sầu riêng trồng chủ yếu ở nước ta: sầu riêng Ri6, Monthong, Chuồng bò…

12 300x225 1 Ngoài ra, sầu riêng chứa rất nhiều hàm lượng dưỡng chất rất có lợi cho cơ thể như: Vitamin A (20- 30 IU), Axit ascobic (23,9- 25,0 mg), Canxi (7.6-9,0 mg), Phốt pho (37,8- 44,0 mg), Laki (436 mg), Thiamin (0,20 mg), Đường (12 g), Nacin (83- 0,70 mg),  Protein ( 2,5 – 2,8 g), Chất béo ( 5,33 g), Chất xơ (3,8 g)

Khái quát cây sầu riêng

    Sầu riêng là cây thuộc vùng nhiệt đới, chính vì thế, nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển là trong khoảng từ 22 – 300C.

    Đây là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập nước, chính vì thế nhà vườn cần đảm bảo lượng nước tưới cho cây vào mùa khô và hạn chế ngấp úng vào mùa mưa. Cây sầu riêng có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để đạt năng suất, chất lượng cao thì bà con nên trồng sầu riêng ở vùng đất thịt pha cát hoặc đất phù sa, bazan…

    Sầu riêng thuộc cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 25 – 30m, cây có tán lá thưa. Rễ của cây có thể ăn sâu xuống lòng đất 7- 9m, nhưng cây rất dễ bị bất gốc khi gặp gió lớn, nên bà con cần trồng các loại cây chân gió xung quanh vườn, cũng như cần có các biện pháp chống đỡ cây trong mùa mưa bão.

    Sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm cây sẽ cho thu hoạch. Quả sầu riêng có màu xanh, xung quanh có gai nhọn, quả chín có màu vàng, bao quanh hạt sầu riêng là phần thịt quả có vị ngọt, béo, rất thơm.Sầu riêng có mùi thơm đặc trưng với những người không quen ngửi mùi sầu riêng sẽ có cảm giác khó chịu, nhưng với những người thích ăn sầu riêng thì lại có thể gây thương nhớ.

    Lá sầu riêng là lá đơn mọc so le, mặt dưới có mùa hơi vàng nâu, hoa của cây sầu riêng là hoa lưỡng tính mọc thành từng chùm, đặc biệt hoa sầu riêng mọc ở thân cây, thân cành chứ không mọc hoa ở đầu cành như những loài cây khác. 

Kỹ thuật trồng và cách bón phân chăm sóc cây sầu riêng

Nhân giống cây sầu riêng

     Có nhiều cách để nhân giống cây sầu riêng, việc tự nhân giống sầu riêng sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, chất lượng giống tốt hơn.

1.1 Nhân giống bằng phương pháp hữu tính

      Phương pháp này bà con sử dụng hạt sầu riêng để nhân giống bằn cách ươm hạt. Bà con chọn những hạt từ những quả cơm vàng, không sâu bệnh, hạt bụ bẫm, rồi ươm vào bầu hặc gieo trực tiếp xuống hố trồng. 

      Mỗi hố như vậy bà con gieo từ 2 – 3 hạt, khi cây phát triển bà con chọn cây phát triển khỏe, mạnh nhất, loại bỏ các cây kém phát triển, chỉ để lại 1 cây/hố trồng.

      Phương pháp nhân giống này ít được bà con nhà nông sử dụng bởi cây sầu riêng nhân giống bằng phương pháp hữu tính cho thu hoạch muộn, phải từ 8 – 9 năm cây mới bắt đầu cho thu hoạch.

1.2 Nhân giống bằng phương pháp vô tính: ghép cành chữ U, T

      Về ghép cành chữ U: Ở trên gốc ghép, bà con dùng dao sắc nhọn tạo hình chữ U, bà con cẩn thận khi tạo hình không được chạm vào phần gỗ lõi bên trong. Sau đó tách ở trên cây mẹ một mắt ghép sao bằng với vết cắt ở trên gốc ghép.

nhan giong sau rieng 1

      Sau đó đặt mắt ghép lên gốc ghép rồi lấy dây nilon quấn chặt mắt ghép lại.
      Với cách ghép chữ T, hay tam giác đều làm tương tự cách làm với mắt ghép chữ U.

1.3 Nhân giống bằng tháp cành:

        Có 2 phương pháp tháp cành chính: tháp nêm ( ghép nêm) và tháp ngọn ( ghép ngọn)

Đối với phương pháp ghép nêm: Bà con nên sử dụng gốc tháp khoảng 3 – 5 tháng tuổi, phần thân thật có đường kính khoảng 4 – 5cm. Cành ghép chọn cành còn non, màu xanh nhạt đường kính 4 – 5mm, dài khoảng 30cm, chon cành mọc từ các cành chính hay từ thân chính. 

Đối với tháp ngọn: Bà con sử dụng tháp từ 2 – 4 tháng tuổi, trước ngày ghép bà con chuẩn bị tháp ghép trước 10 – 20 ngày. 

1.4 Chiết cành sầu riêng

        Bà con nên chiết cành giữa mùa mưa, cành chiết là những cành khỏe mạnh, sạch sâu bệnh nên chọn các cành mới chuyển từ giai đoạn cành non qua trưởng thành, lá ở đọt chưa nở hết. Cách làm bà con dùng dao sắc khoanh một đoạn vỏ khoảng từ 5 – 9cm, tùy vào kích thước của cành chiết để diều chỉnh.

       Chỗ khoanh vỏ cách ngọn cành khoảng 60 – 70cm.  Sau đó bà con loại bỏ phần tượng tầng (phần nhầy) ở trên vết cắt, phần này thường rất mỏng nên bà con cần  làm cẩn thận để tránh làm tổn thương lỏi cât khiến cành chiết bị thối.

cach trong sau rieng 2

      Sử dụng đất bùn, xơ dừa… để tạo thành giá thể bọc quanh, tạo thành bầu to ở xung quanh chỗ chiết.  Rồi dùng bao bố, nilon… bao lại.

      Bà con cần thường xuyên thăm vườn, những ngày mưa không cần phải tưới nước, nhưng những ngày nắng bà con cần cung cấp độ ẩm, tránh để bầu chiết bị khô. Sau khi bầu chiết ra rễ bà con có thể đưa ra trồng. 

Kỹ thuật trồng sầu riêng

Đất trồng sầu riêng phải thoát nước tốt, không ngập úng, không nhiễm mặn, pH của đất từ 5 – 6. Kết cấu đất phải tơi xốp, giàu mùn. Tầng canh tác từ 1m trở lên. Nếu trồng ở vùng đất phù sa phải tiến hành đắp mô đào mương để hạn chế ngập úng.

huong dan cach uom mam hat sau rieng thu hoach qua sai canh5

Về khí hậu: Phải có sự phân chia rõ rệt giữa 2 mùa mưa, nắng, mùa nắng không kéo dài quá 4 tháng. Lượng mưa trung bình trong năm phải từ 1500-2000mm/năm. Độ cao so với mặt nước biển không yêu cầu quá khắt khe, từ 300m trở lên là trồng được sầu riêng

Về gió và ánh sáng: Sầu riêng là cây gỗ lớn, tán rộng, nên cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng, không nên trồng mật độ dày, trồng xen với các loại cây lớn, xung quanh vườn nên trồng các cây chắn gió để hạn chế gãy cành, tăng tỷ lệ đậu quả…

Mật độ trồng sầu riêng

        – Trồng thuần: Khoảng cách 8 x 8m hoặc 8 x 10m. Tương đương 125 – 156 cây/hecta

        – Trồng xen (cà phê, ca cao): Khoảng cách 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Tương đương 70 – 100 cây/hecta.

Hoặc bà con nên trồng thưa để vườn cây được thông thoáng, cây khỏe mạnh, mật độ 70 – 100 cây /ha, khoảng cách 10 – 12m/cây.

Hố trồng sầu riêng có kích thước 60 x 60 x 60cm, đất xấu thì có thể đào 70. Trước khi bón lót nên tiến hành khử trùng bằng vôi và tiêu diệt các mầm bệnh như nấm, tuyến trùng và -các côn trùng gây hại (bằng các sản phẩm Phytopin Gold, Eco Killer, SCT 07,…). Mỗi hố ta bón 7-10 kg phân gà hữu cơ vi sinh + 0,3-0,5kg lân + 0,2kg NPK (16-16-8 hoặc 20-20-10) + 10-20g thuốc Basudin / Furadan (chống mối, côn trùng) trộn đều với lớp đất mặt, lấp đầy hố, tưới đẫm nước và ủ trong vòng 15-30 ngày trước khi trồng.ky thuat trong sau rieng

Sau khi chọn được giống cây khỏe, chất lượng, sạch sâu bệnh bà con tiến hành trồng mới. Thường bà con nên chọn cây giống thẳng, rễ phát triển tốt, có từ 3 cành trở lên, cây giống cao khoảng 80cm, đường kính cây giống khoảng 0,8cm trở lên.

Sầu riêng không phải là cây tự thụ phấn mà là cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng, gió, do đó nếu trồng bằng hạt thì sẽ xảy ra biến dị lớn. Vì vậy nên:

+ Trồng sầu riêng bằng cây ghép mắt hoặc ghép cành.

+ Cần trồng ít nhất 2 giống trên vườn để sự thụ phấn chéo xảy ra làm đậu trái sầu riêng tốt hơn.

Các bước tiến hành trồng cây

– Bước 1: Trước khi trồng mới bà con nên đảo phân ở trong hố từ trên xuống dưới, ngoài vào trong cho phân được đều khắp hố.

– Bước 2: Ở trong hố trồng bà con tạo điểm đặt cây sầu riêng, tùy theo kích thước của bầu để bà con tạo hố cho phù hợp. Ở giữa hố trồng bà con đào một lỗ sâu khoảng 20cm, có đường kính lớn hơn bầu ươm 1 – 2cm.

– Bước 3: Bà con dùng dao hoặc kéo sắc cắt bỏ phần rễ thừa, rễ cong. Sau đó nhẹ nhàng rạch một đường dài dọc bao bầu cẩn thận không làm bể bầu. Đặt bầu cây vào hố trồng, sao cho mặt bầu cao hơn miệng hố khoảng 2 – 3cm.

Rồi nhẹ nhàng tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm, tránh làm hư hại bộ rễ cây.

Khi đặt bầu bà con cố gắng đặt cho cây giống thẳng, không nên đặt bầu ươm quá sâu hoặc quá cạn.

– Bước 4:  Bà con phủ đất lên mô mà nén chặt, không nên nén chặt sát gốc cây. Bà con nên phủ đất ở ngoài thấp hơn miệng bầu khoảng 1 – 2m để khi tưới,nước không bị đọng lại ở rễ cây. 

– Bước 5: Cắm cọc giữ cây
Bà con có thể sử dụng cọc tre, nứa, gỗ… dài khoảng 1 – 2m, có đường kính 2-3cm  tùy theo kích thước của cây giống đẻ làm giá đỡ cho cây. 

– Bước 6: Tưới nước sau khi trồng, bà con tiến hành tưới nước, giữ độ ẩm cho cây sau khi trồng.

– Bước 7: Che nắng. Bà con có thể sử dụng lá chuối, cây, lá dừa khô… để tiến  hành che nắng cho cây con mới trồng, đồng thời bà con sử dụng rơm, lá cay khô… để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Bà con có thể dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín gốc cây một lớp 10 – 20 cm, cách gốc 10 -15 cm để giữ ẩm và hạn chế xói mòn đất khi tưới.

Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng

Khi bón phân cho cây sầu riêng bà con cần xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi theo giai đoạn phát triển, thổ nhưỡng, năng suất của cây.  Chính vì thế tùy thuộc vào khả nắng sinh trưởng của cây mà bà con điều chỉnh lượng bón cho phù hợp.

chon sau rieng pzxm thumb 1

Về dinh dưỡng, cây sâu riêng cần đầy đủ Đa, Trung, Vi lượng đặc biệt là nhu cầu về Kali giai đoạn nuôi trái.

–    Đạm (N):  Là một trong số nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây. Đặc biệt là lá, thân, cành,…. Nếu thiếu Đạm lá cây sẽ bị vàng, rụng. Còn thừa Đạm cây dễ bị sâu hại tấn công, khả năng đậu quả thấp, rụng quả nhiều, quả phát triển không bình thường, mất gai, nứt quả…. (tạo môi trường cho nấm phát triển và sâu bệnh tấn công).
–    Lân ( P): Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng tương đối thấp, nhưng nếu thiếu Lân lá sẽ chuyển màu xỉn, mép của lá non bị cháy đỏ, nếu thiếu Lân nặng thì lá cây sẽ bị rụng và cành sẽ bị khô chết.
–    Kali ( K):  Đặc biệt quan trọng đối với cây khi ra quả. Cây được cung cấp đủ sầu riêng sẽ cho chất lượng quả cao, thịt quả thơm, ngon. Ngoài ra Kali còn giúp cây chắc không bị đổ ngã, tăng khả năng chống chịu của cây trước thới tiết. Nếu thiếu Kali mép sẽ có màu vàng cam rồi xám nâu rồi khô và rụng.

Về phân bón bà con nên sử dụng loại phân bón hữu cơ đã qua xử lý, hữu cơ vi sinh công nghiệp (Gà cồ tím) để bón cho cây, giúp cây phát triển bền vững, môi trường canh tác, đất được cải tạo tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị của sầu riêng.

Việc sử dụng  phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh … sẽ tạo được chất đệm tốt, cải tạo đất hiệu quả, khiến đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm cao, tăng hàm lượng hữu cơ trong đất. Tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, từ đó giúp cây trồng phát triển tự nhiên tăng sức đề kháng.

Bà con nên hạn chế sử dụng phân bón vô cơ (hóa học), thuốc BVTV bởi nếu bà con lạm dụng sử dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV trong thời gian dài sẽ khiến môi trường canh tác, đất bị thoái hóa, bạc màu, các vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt, khiến chất lượng, năng suất của cây sầu riêng giảm.

Thuốc BVTV là một trong những nguyên nhân chính là giảm chất lượng của trái sầu riêng, việc hạn chết thuốc BVTV sẽ giúp bà con phát triển cây sầu riêng bền vững, cho lợi ích kinh tế cao.

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *