Kiến Thức Hữu Cơ

LÀM SAO ĐỂ Ủ PHÂN HỮU CƠ TỪ PHÂN CHUỒNG VÀ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP

9k=
Với một số nhà nông, cụm từ ủ phân hữu cơ để phát triển nông nghiệp hiện tại nghe có vẻ xa vời nhưng thực chất đó cũng là một trong những thói quen truyền thống của bà con nông dân như tăng cường sử dụng phân bón cho cây trồng.
Hữu cơ hóa trong canh tác cây trồng là xu hướng nông nghiệp hiện đại, thường được nhắc nhiều trong 3 năm trở lại đây. Với một số nhà nông, cụm từ ủ phân hữu cơ để phát triển nông nghiệp hiện tại nghe có vẻ xa vời nhưng thực chất đó cũng là một trong những thói quen truyền thống của bà con nông dân như tăng cường sử dụng phân bón cho cây trồng.
ủ phân hữu cơ
Nguồn phân hữu cơ truyền thống bà con nông dân thường hay sử dụng là phân bò, phân heo, phân gà gọi chung là phân chuồng rất tốt cho cây trồng. Nhưng trong trường hợp phân chuồng chưa hoai mục hết có chứa nhiều loại nấm bệnh gây hại, chính vì thế việc bổ sung vi sinh trong quá trình ủ hoai không những giúp phân mau hoai hơn mà còn tăng cường hàm lượng dinh dưỡng, tạo hệ sinh vật có ích phát triển đối kháng với nấm bệnh phát triển trên cây trồng.
Clip phỏng vấn nông dân về lợi ích ủ phân bón bằng vi sinh
IFrame
Nếu như trước đây, bà con dùng phân chuồng bón cho cây trồng mới hiệu quả thì hiện nay, với các chế phẩm vi sinh, bà con có thể tận dụng tất cả các xác bã như lá, cỏ, xơ dừa, vỏ cà phê, trấu, mùn cưa,… để ủ thành phân có giá trị dinh dưỡng cao.
IFrame

Các bước ủ phân vi sinh từ chế phẩm sinh học:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu để ủ phân hiện khá phong phú, có nguồn gốc từ phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, rơm rạ, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, vỏ trái ca cao, thân cây xanh, lá cây khô… khoảng từ 5m3- 6m3, phân NPK 2kg, hoặc phân gia súc, gia cầm hoặc bã thải từ các hầm biogas khoảng từ 1- 1.5 tạ, 2 kg Chế phẩm vi sinh EM FERT-1 , trong chế phẩm này, có chưa 2 chủng vi sinh quan trọng chuyên ủ phân vi sinh, đó là vi khuẩn phân giải cenlulose và Trichoderma.

 Chế phẩm sinh học EM FERT-1

Chế phẩm sinh học EM FERT-1
Nguyên liệu dùng để ủ phân thì kích thước càng nhỏ càng tốt, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay. Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25- 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.

Bước 2: chọn nơi ủ

Chọn ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng phân sau này. Nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, nơi ủ phải khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt nilong. Nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chảy vào hố gôm nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá, có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng., diện tích nền khoảng 3m2/ tấn nguyên liệu ủ.

Bước 3: chuẩn bị dụng cụ

-Bình tưới
-Cào
-Cuốc
-Xẻng
Vật liệu để làm mái:
Có thể dùng các vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, bao nilong, che đậy và các loại lá để làm mái chắn ánh nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.

Bước 4: trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ

Để trộn đều chế phẩm EM FERT -1 vào nguyên liệu ủ, bà con nên hòa tan chế phẩm vào 200 lít nước sau đó chia đều thành 5 phần và phân cũng chia thành 5 phần, sau đó cho một phần chế phẩm vào bình ô zoa nước, khuấy đều, tiến hành rãi một phần phân rắc mỗi chiều khoảng 3 bước chân, tưới đều chế phẩm lên mỗi lớp phân rắc đã rãi, nếu khô thì tưới thêm nước, lượng nước kể cả nước dùng để tưới lên chế phẩm từ nữa ô zoa đến 2 ô zoa, từ thuộc vào rác ướt hay rác khô, cứ tiếp tục từng lớp như thế cho đến khi hoàn thành.

Bước 5: Che phủ và bảo quản

Sau khi ủ xong, bà con nên đậy đóng ủ bằng bạt hoặc nilong, để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh nắng trực tiếp đống ủ, nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp.
Vào mùa đông phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ phải duy trì ở mức từ 40- 50 độ C.

Bước 6: đảo đều và bổ sung nước, không khí

Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ của đống ủ tăng lên khoảng 40- 50 độ C, nhiệt độ này làm cho nguyên liệu ủ bị khô và không khí cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần, vì vậy cứ khoảng từ 7- 10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn, và nếu nguyên liệu khô thì đỗ thêm nước.
Tùy theo loại nguyên liệu mà thời gian ủ khác nhau, phụ phẩm nông nghiệp khác như phân gia súc, gia cầm, lá cây xanh, thì thời gian ủ khoảng 35 ngày, lá mía, lá cà phê, lá điều, lỏi thân cây bắp, vỏ cà phê, vỏ ca cao thì thời gian ủ có thể đến 60 ngày.
Phân hữu cơ sử dụng theo phương pháp trên có thể sử dụng để thay thế cho 20 – 30 % lượng phân hóa học hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và đạt hiệu quả lâu dài trong việc cải tạo và giữ gìn chất đất trong nông nghiệp.
Tùy theo nhu cầu của từng loại cây trồng và nguyên liệu sẵn có mà bà con nông dân có thể chọn lựa các nguyên liệu để ủ phân khác nhau.
Ví dụ: cây họ cam, quýt thì thích hợp với phân trâu bò, hoa màu, tiêu thì thích hợp với phân gia cầm như phân cút, phân gà, phân heo thì phù hợp với chuối và các loại câu có củ…
Khi ủ phân hữu cơ cần bổ sung thêm u rê, lân nhằm đảm bảo thêm dinh dưỡng trong phân ủ ra. Bên cạnh đó, quá trình ủ còn bổ sung thêm vôi để nâng cao độ PH, đẩy mạnh hoạt động của nấm, rút ngắn thời gian ủ. Sau khi ủ xong, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng và sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm.
Trong thời đại mà ngành canh tác trồng trọt bằng phương pháp hữu cơ đang phát triển thì việc sử dụng phương pháp này vào trồng trọt là rất phù hợp. Nó góp phần tạo xu thế bền vững trong việc phát triển trồng trọng và giảm chi phí đáng kể cho bà con. Việc tự ủ phân vi sinh hữu cơ từ các nguyên liệu có sẵn là vô dùng đơn giản và dễ thực hiện.
Hoặc nếu bà con muốn bón phân hữu cơ nhưng lại không có thời gian, nguyên liệu ủ thì có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh gà cồ đỏ. Đây là phân hữu cơ được ủ từ cá tươi, được phân hủy bởi các vi sinh vật có ích, hàm lượng NPK cao, thích hợp với mọi loại cây trồng.
Chúc bà con ủ phân hữu cơ thành công và đạt được lợi ích kinh tế cao nhất.
>> Xem thêm : CÁC CÁCH Ủ PHÂN GÀ LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *