Hoa mai tượng trưng cho sự may mắn, sung túc và thịnh vượng. Mai là loài hoa được rất nhiều người ưa chuộng và trang trí cho ngôi nhà của mình trong những ngày đón xuân, vui Tết. Để điều khiển cây mai ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
Lưu ý về nhiệt độ và đất trồng
Đầu tiên khi trồng bất cứ loại cây gì thì đây cũng là hai yếu tố hàng đầu bạn cần lưu ý và không thể bỏ qua. Cách chăm sóc mai vàng ra hoa đúng tết rất quan trọng ở nhiệt độ và đất trồng vì đây là hai yếu tố quan trọng.
- Về nhiệt độ:Bạn phải đảm bảo rằng mai đang được chưng ở nơi có nhiệt độ thích hợp cho sự kích thích phát triển và ra hoa đúng độ. Nhiệt độ phù hợp và tốt nhất cho mai nằm trong khoảng 25-30 độ C. Vì vậy bạn cần lưu ý để không nóng quá kích mai ra hoa sớm hoặc lạnh quá sẽ khiến hoa nở muộn.
- Về chuẩn bị đất để trồng:Cần chuẩn bị đất nằm ở vùng thấp tơi xốp, dồi dào chất dinh dưỡng và đảm bảo đất không bị ngập úng (tạo rãnh).
Biện pháp tuốt lá
Cây mai và một số loại cây khác sẽ trổ hoa khi được tuốt bỏ hết lá già. Trong điều kiện tự nhiên, cây mai sẽ rụng lá vào cuối mùa đông, khi bắt đầu lập xuân. Sau khi lá rụng, các mầm hoa sẽ bung lớp vỏ trấu. Nụ xanh sẽ nở rộ sau 6 hoặc 7 ngày từ lúc bung vỏ trấu.
Để mai ra hoa đúng dịp Tết, biện pháp tuốt lá mai được thực hiện hằng năm trong khoảng thời gian giữa tháng 12 âm lịch.
Một vấn đề đặt ra là làm sao xác định được thời điểm tuốt lá, để vỏ trấu bung ra đúng ngày 23 tháng 12 âm lịch.
Lưu ý: Trước khi tuốt lá cần ngừng tưới nước 2 – 3 ngày để lá bắt đầu đanh lại, gân lá nổi lên thì tuốt lá, đồng thời tưới nước thật đẫm và phun phân bón lá, ví dụ như Eco Hydro Shrimp.
Thứ nhất: Căn cứ vào hình dạng mầm hoa(Mầm hoa hay còn gọi là “nút”) phát sinh từ nách lá vào khoảng tháng 5 đến tháng 6, kích thước lớn dần đến tháng 12 âm lịch. Mầm hoa đủ thời gian sinh trưởng sẽ có hình dạng như quả trứng, với 2 – 3 vỏ trấu bao bên ngoài thì tuốt lá, cách Tết từ 13 – 14 ngày.
Mầm hoa chưa phát triển đầy đủ có dạng hình thoi nhọn, với 3 – 4 vỏ trấu bao bên ngoài, tuốt lá trước ngày 15 tháng 12 âm lịch để mầm có thời gian phân hóa.
Thứ hai: Căn cứ vào diễn biến của thời tiết. Điều kiện nắng tốt, nhiệt độ không khí cao làm quá trình ra hoa diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, điều kiện lạnh khiến quá trình này chậm lại.
Thứ ba: Căn cứ vào sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây sinh trưởng mạnh, nhiều cành lá xanh tốt thường có quá trình ra hoa chậm. Do đó, cần tiến hành tuốt lá sớm hơn. Mỗi giống mai có đặc điểm sinh trưởng khác nhau nên thời điểm tuốt lá cũng khác nhau: Mai Cam, mai 100 cánh nở hoa sớm hơn Mai Giảo 2 – 3 ngày. Mai Huỳnh Tỷ nở sớm hơn Mai Giảo 2 – 3 ngày. Mai Trắng nở trễ hơn Mai Giảo 1 – 2 ngày.
Vì vậy, đối với những cây mai ghép nhiều giống, khi tuốt lá phải chọn những giống trổ muộn tuốt lá trước, giống trổ sớm tuốt lá sau.
Xử lý cho mai ra hoa sớm
Thấy lá mai đã già, nhưng nụ mai còn hơi nhỏ, có thể sẽ nở trễ hơn Tết, nên tuốt lá sớm cỡ từ ngày 10 – 12 tháng Chạp, nghỉ tưới nước một ngày cho khô nhựa, rồi tưới thúc thêm phân NPK (10-55-10) HOẶC SỬ DỤNG SẢN PHẨM BIO FLO Đến cỡ ngày 23 tháng Chạp thấy nụ hoa bung vỏ trấu là hoa sẽ nở đúng Tết, nên đổi qua tưới loại phân KELP HOẶC SHRIMP (PHA 20-25g cho bình 20 lít ) để giữ cho hoa to đẹp và lâu tàn.
Trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thúc hoa trổ sớm: Phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu. Tưới nước ấm vào gốc khi trời quá lạnh. Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc. Tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm. Ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 – 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 – 3 ngày. Sử dụng hóa chất, thời điểm sử dụng sau khi tuốt lá 2 – 3 ngày.
Một số chế phẩm thường dùng là Methyl Parathion, hay Monitor, Miracle-gro, Yogen, HVP, Aron, Decamon… liều lượng 10 – 20 ml/bình 8 lít nước, phun 1 lần là hoa mai, sẽ nở ngay.
Xử lý cho mai ra hoa muộn
Thấy lá mai vàng úa sắp rơi rụng, nụ mai đã khá to, có thể hoa mai sẽ nở sớm hơn Tết. Trường hợp này nên tuốt lá trễ, đợi đến khoảng ngày 20 tháng Chạp hãy tuốt lá, cũng ngưng tưới nước một ngày, rồi tưới thêm phân NPK (5-0-2), hoặc phân lạnh như phân urê pha loãng, để hãm cho hoa mai nở trễ. Pha 1 muỗng cà phê phân urê cho 8 lít nước, 5 ngày tưới một lần, cũng có thể lấy vải đen bao trùm cây mai lại. Nếu thấy cây mai có lá non nhiều quá thì nên lấy kéo nhỏ cắt tỉa bỏ bớt.
Bà con cũng cần lưu ý là trong trường hợp do tuốt lá trễ, hoa nở có thể sẽ nở sau dịp tết (nở muộn) thì có thể áp dụng các cách sau đây:
- Phun nước ướt các nụ hoa lúc trời nắng,
- Tưới nước ấm vào gốc mai khi thời tiết quá hanh,
- Đặt nước đá lên mặt đất gần gốc,
- Tưới rửa nụ, búp vào sáng sớm,
- Ngắt ngọn non lúc hoa ra sớm,
- Dùng đèn cao áp thấp sáng vào lúc 7,8 giờ tối.
- Nếu lá còn xanh, nụ mai còn nhỏ thì nên bón thúc thêm phân hóa học NPK 15.30.15 hoặc NPK 6.30.30 để kích thích ra hoa, pha gói 10gam với 8 lít nước mỗi tuần 1 lần.
Trường hợp chưa đến ngày 23 tháng Chạp, cây mai đã bung vỏ trấu, cần đặt cây nơi râm mát. Tưới đẫm nước, tránh làm úng rễ. Đào nhẹ quanh gốc làm đứt một số rễ cám (rễ nhỏ).
Xem thêm:
https://greenbio.com.vn/nguon-goc-y-nghia-cua-cay-hoa-mai.html