Mọt đục cành cà phê trong vườn là hiện tượng phổ biến hiện nay, chủ yếu gây hại trên các cây mới trồng. Những cành bị mọt tấn công thường phải cắt bỏ, cây tốn một thời gian dài để hồi phục, gây ảnh hưởng rất lớn năng suất, sức đề kháng và chậm quá trình phát triển. Vậy làm sao để diệt trừ tận gốc hiện tượng mọt đục cành? Bio Sacotec sẽ hướng dẫn bà con cách nhận diện và phòng trừ mọt hiệu quả qua nội dụng bên dưới nhé!
Cành cà phê phát triển xanh tốt cho sai quả
MỌT GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh
Mọt đục cành có tên khoa học là Xyleborus morstatti Hagedorn. Hình thái con cái có màu nâu sẫm, cánh màng, dài 1,6 – 2,0 mm. Con đực có màu nâu, nhỏ hơn con cái và chỉ dài 1,0 mm, không có cánh màng nên không thể bay được. Trên mình có nhiều lông mềm màu hung.
Mọt đục cành gây hại nặng trên các vườn giai đoạn kiến thiết cơ bản, chủ yếu gây hại trên các cành tơ, mới ra. Mọt trưởng thành đục một lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt làm thành một tổ rỗng và đào hang rãnh bên trong để đẻ trứng, làm cành bị khô, trường hợp gây hại nhiều trên cành cơ bản cây có thể bị chết. Đối với những cành có đường kính > 9 mm khi bị mọt, cành không bị khô chết nhưng về sau sẽ bị gãy do mang quả.
Tập tính sinh hoạt của mọt đục cành thường xuất hiện trong các tháng mùa khô, sau đó giảm dần cho đến mùa mưa năm sau. Chúng còn sống trên cây bơ, ca cao, xoài, muồng hoa vàng hạt lớn…
Mọt tấn công mạnh ở cây cà phê non, mới phát triển, cành tơ
Triệu chứng của mọt gây hại trên cà phê
Cành cà phê bị mọt tấn công thường biểu hiện triệu chứng với 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đầu tiên các vảy bao hình tam giác ở các đốt của cành cà phê đen lại, một vài cặp lá ở gần lỗ đục tiến về phía đầu cành bị rụng.
- Giai đoạn 2: Các cành bị mọt đục có hiện tượng héo, chỉ còn vài cặp lá ở phía đầu cành.
- Giai đoạn 3: Cành bị chết khô.
Mùa khô là thời điểm mọt đục cành sinh sôi và phát triển mạnh nhất
Cách trị mọt đục cành cà phê
- Kiểm tra vườn thường xuyên, đặc biệt là thời gian vào đầu mùa khô đối với cây kiến thiết cơ bản để phát hiện sớm cành bị mọt nhằm cắt bỏ, tiêu hủy, ngăn chặn sự phát triển của chúng.
- Khi dọn dẹp cần cắt bỏ cành bị mọt đục ở giai đoạn 1 và 2 để có hiệu quả phòng trừ cao. Vì ở giai đoạn ba chỉ có 20 % cành còn có mọt bên trong lỗ. Cắt cành ở vị trí cách lỗ đục ít nhất 8 cm về phía trong thân cây cà phê để thu gom toàn bộ tổ mọt.
- Khi phát hiện mọt tấn công cà phê, bà con sử dụng 500ml SCT 08 pha với 400 – 500l nước sạch phun đều lên những vết bệnh ở trên cây nhằm ngăn chặn sự phát triển của chúng. Sau đó khoảng 5 – 7 ngày phun lần 2 để phát huy hết công dụng của thuốc trị mọt.
Loại thuốc sinh học SCT 08 – Phòng trừ mọt đục cành đem lại giá trị năng suất cao cho người trồng
MỌT ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY CÀ PHÊ
Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh
Nguyên nhân: Mọt đục quả có tên khoa học là Stephanoderes hampei Ferriere, còn có tên khác là Hypothenemus hampei Ferrarri. Mọt trưởng thành là một loại bọ cánh cứng nhỏ, màu nâu đen hoặc đen bóng, có cánh hoặc không có cánh, kích thước bằng khoảng hạt mè.
Tác hại: Quả cà phê bị mọt gây hại thường có một lỗ tròn nhỏ cạnh núm quả hoặc chính giữa núm quả. Khi chẻ quả ra thấy bên trong hạt có thể có cả trứng, ấu trùng màu trắng và mọt trưởng thành có màu đen. Tùy thuộc vào mức độ gây hại của mọt đục quả mà phần nhân hạt bị hại có màu đen, nhân hạt bị đục khuyết một phần hoặc toàn bộ.
Bà con phải nhận dạng được đặc điểm của mọt tấn công trên trái cà phê để có biện pháp xử lý nhanh
Mọt đục quả được xem là loại sâu hại nguy hiểm vì chúng không những gây hại trên đồng ruộng mà còn phá hoại trong quá trình bảo quản.
Mọt đục quả có thể tồn tại quanh năm trên vườn cà phê. Mọt thường xuất hiện khi quả cà phê vào giai đoạn xanh già, quả chín, có thể sinh trưởng trong các quả khô còn sót lại trên cây sau khi thu hoạch hoặc quả khô rụng dưới đất. Mọt có thể phá hoại cả cà phê quả khô và cà phê nhân trong giai đoạn bảo quản trong kho nếu không được phơi khô và ẩm độ hạt còn cao (≥ 13%).
Áp dụng cách phòng trừ đúng kỹ thuật, mọt không còn gây hại trên cây cà phê
Xem thêm: BỆNH NẤM HỒNG VÀ BỆNH KHÔ CÀNH, KHÔ QUẢ TRÊN CÂY CÀ PHÊ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
Biện pháp phòng trừ
- Thu hái kịp thời các quả chín trên cây để hạn chế sự lây lan của mọt đục quả, đặc biệt là các quả cà phê vào giai đoạn chín bói.
- Sau khi thu hoạch cần tiến hành thu gom toàn bộ quả khô và quả chín còn sót lại ở trên cây và dưới đất.
- Phơi khô quả và hạt trước khi bảo quản ở ẩm độ dưới 13 %.
- Ở vùng bị mọt đục quả phá hoại nặng nhiều năm liền có thể dùng thuốc hóa học để phun trên toàn vườn.
Tham khảo một số loại phân bón hữu cơ GÀ CỒ ĐỎ, GÀ CỒ TÍM bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của cây cà phê:
Xem thêm: CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH GỈ SẮT TRÊN CÂY CÀ PHÊ MANG LẠI GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO
Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã tổng hợp đầy đủ thông tin về tình trạng mọt đục cành tại các vườn. Hi vọng bà con có thể nhận biết và áp dụng cách phòng trị mọt hiệu quả, tạo điều kiện tốt nhất cho cây cà phê phát triển. Bên cạnh đó, bà con có thể tham khảo các nội dung liên quan để cây cà phê nâng cao năng suất và chất lượng khi thu hoạch. Nếu bà con có câu hỏi hay thắc mắc về bệnh trên cây trồng hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé! Chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu