Chăm Sóc Cây Kiểng, Chăm Sóc Cây Trồng

MỘT SỐ BỆNH HẠI TRÊN CÂY HOA HỒNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH HẠI

Bệnh đốm đen (Diplocarpon rosae)

Triệu chứng:
Vết bệnh có hình tròn hoặc hình bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt.
m đen
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
– Bệnh do nấm Diplocarpon rosae gây ra.
– Bệnh lây lan nhanh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp để nấm lây lan và gây hại từ 22-260C, ẩm độ trên 85%. Nấm tồn tại trong đất và lan truyền qua các hoạt động của con người.

Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)

Triệu chứng:
Vết bệnh có dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ, thường hình thành ở mặt dưới lá. Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh nặng làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ và ít, thường bị thay đổi màu sắt, cây còi cọc.
rỉ sắt
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
– Bệnh do nấm Phragmidium mucronatum gây ra
– Bào tử lan truyền trong không khí, trên tàn dư cây bệnh còn sót lại trên đồng ruộng, nhiệt độ cho nấm phát triển là từ 18 – 210C.

Bệnh mốc xám (Botrytis cinerea )

Triệu chứng:
Bệnh hại chủ yếu trên hoa. Vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, bệnh thường làm hoa bị thối. Bệnh nặng làm cả nhánh non bị héo.
mốc xam
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra.
– Bệnh phát triển mạnh khi nhiệt độ và ẩm độ cao.

Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa)

Triệu chứng:
– Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, bệnh hại ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây.
phấn trắng
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:
– Do nấm Sphaerotheca paranosa gây ra. Nấm bệnh phát triển thích hợp trong điều kiện ẩm độ 85%, nhiệt độ 180C, ở nhiệt độ 270C nấm sẽ chết trong 24 giờ.

Bệnh sùi cành, u rễ do vi khuẩn (Agrobacterium sp.):

Triệu chứng:
Bệnh gây hại trên thân, cành và rễ hoa Hồng:sùi cành
Trên thân, cành: Đốt thân co ngắn lại, có những u sưng sần sùi, vỏ nứt ra tạo thành những vết khía chằng chịt, bên trong gỗ cũng nổi u. Nhiều vết sần sùi có thể nối liền thành một đọan dài, có khi bao phủ quanh cả cành, có khi chỉ một phía, cành dễ gãy và khô chết.
Trên rễ: Xuất hiện nhiều vết u sần sùi nối liền nhau thành từng đọan dài làm cản trở khả năng hút dinh dưởng của rễ.
– Cây bị bệnh cằn cỗi, lá biến vàng và rụng.u rễ
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
– Do vi khuẩn Agrobacteriu
m sp. gây nên.
– Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương xây xát, vết ghép, vếtt thương cơ giới… Bệnh phát triển trong mô cây tạo thành các khối u sần sùi. Vi khuẩn tồn tại trong cây bị hại và sống rất lâu trong đất.
– Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển từ 25-30 độ C, chết ở 51 độ C trong 10 phút, thích hợp trong môi trường tương đối kiề m có độ pH = 7,3. Bệnh lan truyền theo nước, có ký chủ rộng.

Bệnh sương mai (Peronospora sparsa)

 

Triệu chứng:
Trên lá, vết bệnh lan rộng từ màu đỏ tía đến nâu sẫm, dạng hình bất định. Lá non cong lại màu vàng, bào tử màu xám chỉ phát triển ở mặt dưới của bộ lá. Bệnh phát triển nặng có thể làm rụng lá.

sương mai

 

Nguyên nhân gây bệnh:
– Do nấm Peronospora sparsa gây ra.
– Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm và mát.

Bệnh thán thư (Sphaceloma rosarum)

Triệu chứng:

thán thư

– Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chót lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh giai đoạn về sau thường hình thành các hạt màu đen nhỏ li ti là đĩa cành của nấm gây bệnh. bệnh thường hại trên lá bánh tẻ và lá già.
– Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy. Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn.
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:
Do nấm Sphaceloma rosarum gây ra Bệnh lây lan và gây hại nặng điều kiện khí hậu ẩm ướt.

Biện pháp khắc phục:

Dùng “Fungicide“: pha 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng.

– Chu kỳ 5 – 7 ngày/lần – có thể kết hợp phân bón gốc, bón lá và các sản phẩm thuốc sinh học hữu cơ tưới dưới gốc hoặc phun trên lá.

– Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

– Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.

– Trường hợp đang có biểu hiện bệnh hại quá nhiều và dịch hại thì dùng liều gấp ba (100ml/35-35 lít nước) hoặc đậm đặc để có hiệu quả nhanh nhất – không lo quá liều quá lượng

  • Phòng trừ các loại nấm bệnh.
  • Có khả năng ngăn chặn sự lây lan, phát tán bào tử nấm gây bệnh như thán thư, vàng lá, thối rễ, nấm hồng….
  • Giúp cây tăng sức đề kháng, hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.
Xem thêm: Các loại sâu hại trên cây hoa hồng.
Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *