Mai vàng là một trong những loại cây quen thuộc, rất được ưa chuộng để chưng vào ngày Tết cổ truyền hàng năm. Tuy nhiên việc chăm sóc mai không phải là đơn giản bởi nó thường mắc rất nhiều bệnh như bệnh thán thư, bệnh đốm lá, rỉ sắt, bệnh cháy lá…Có những bệnh phải mất ít nhất 5, 6 tháng để chữa trị, bệnh nặng có khi phải mất vài năm cây mới hồi sức. Sau đây là một số bệnh trên cây mai vàng thường gặp và cách khắc phục cùng BioSacotec tham khảo nhé!
Mai vàng là loại hoa phổ biến ở Việt Nam và mang lại giá trị kinh tế cao mỗi dịp xuân về
Bệnh đốm đồng tiền
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân: đốm bệnh là mảng địa y, tức là dạng cộng sinh giữa rêu và nấm.
Nói chung, bệnh này thường phát triển trên các thân cây lâu năm, già cỗi, cây có tán lá rậm rạp, ít ánh nắng, độ ẩm cao, lớp mô vỏ cây đã chết là môi trường cho rong rêu và các loại nấm hoại sinh phát triển. Lúc đầu bệnh chỉ tập trung ở phần thân sát gốc, về sau bệnh phát triển dần lên các nhánh cấp 1, nhánh cấp 2… Những cây có tán lá rậm rạp, ít ánh nắng, ẩm thấp rất thích hợp cho địa y phát triển.
Địa y sống bên ngoài của vỏ cây nên tác hại không lớn nhưng nếu phát triển nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và làm mất vẻ mỹ quan.
Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ 2 – 3 mm, sau đó phát triển dần lên có đường kính 3 – 5 cm. Trên thân và cành mai già vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền, màu xám trắng hay xám xanh. Vết bệnh tạo thành những mảng như da beo. Thân cây xù xì. Nếu nặng nhiều vết bệnh sẽ liên kết lại thành mảng lớn có hình dạng bất định, có thể nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây dày lên, có độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc cây mai.
Nấm đồng tiền (nấm trắng) xuất hiện trên cây mai
Cách phòng trị cây mai bị nấm trắng, nấm đồng tiền
- Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn quá dày, quá gần nhau. Đây có thể được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh.
- Thiết kế mặt liếp để trồng mai hoặc đặt chậu mai theo hình mai rùa. Xẻ rãnh thoát nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa để vườn luôn được khô ráo, tránh nấm hại và sâu bệnh phát triển.
- Đối với những gốc mai đã bị đốm bệnh xuất hiện nhiều, dày đặc bạn có thể dùng bàn chải cọ rửa sạch những đốm bệnh trên thân, trên cành.
- Biện pháp sinh học: Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng hoặc dùng Trichotec,…
Bệnh nấm hồng
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Corticium salmonicolor Berk & Br gây ra.
Nấm hồng thường tấn công những cây mai có tán lá rậm rạp, hoặc đất trồng quá ẩm ướt. Cũng có nguyên nhân là do sử dụng phân mất cân đối. Thực tế cho thấy đa số cây mai bị nấm hồng tấn công thường đặc trưng là những cây còi cọc, chậm phát triển.
Nấm hồng phát triển mạnh trong mùa nắng và những tháng đầu mùa mưa. Những chỗ vỏ nứt nẻ sần sùi ở cành mai hay thân cây mai là nơi đắc địa cho nấm hồng phát triển.
Lúc mới xuất hiện chỉ thấy những đốm màu hồng nhỏ sau đó những đốm này lan rộng thành những đốm màu hồng lớn… Cây mai bị nấm hồng trên thân hay cành tấn công nặng sẽ khô cạn nhựa và chết héo dần…
Khi vết bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có màu vàng, xanh loang lổ. Rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị bệnh trở lên khô nứt, giòn dễ gẫy. Nếu không phát hiện sớm và phun xịt thuốc phòng trị kịp thời thì có khi lên đến vài chục phần trăm số cành bị hại, làm cho cây mai vàng xơ xác, vụ ra bông năm sau sẽ không đẹp và rực rỡ.
Bệnh thường chỉ tấn công trên những cành nhỏ cỡ chân nhang cho đến cỡ cây đũa ăn cơm. Ít khi gây hại ở những cành lớn hoặc trên thân nếu như cây được phun xịt thuốc kịp thời.
Bệnh nấm hồng và biểu hiện
Cách phòng trị
- Kiểm tra vườn mai thường xuyên (nhất là vào mùa khô) để phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.
- Biện pháp sinh học: Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng hoặc dùng Trichotec,…cho hiệu quả cao.
- Ngoài những biện pháp trên, thường xuyên thu gom những cành đã bị bệnh không thể phục hồi được đem tiêu hủy. Khi cắt nhớ cắt sâu thêm vào bên trong chỗ vết bệnh khoảng vài phân để phòng nấm bệnh còn sót lại trên cành tiếp tục phát triển lây lan sang các cành khác hoặc các cành non sắp ra sau này.
Bệnh rỉ sắt gây hại cây mai vàng
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân bệnh rỉ sắt trên cây mai là do nấm Puccinia arachidis gây ra.
Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu nâu. Sau đó vết bệnh cứ lớn dần lên như hạt tấm, hạt mè, hình tròn hoặc hình bầu dục
Đa số vết bệnh nằm trong phiến lá, cũng có những vết nằm ở ngoài mép lá, vết bệnh nửa hình tròn. Nhìn sơ qua có thể thấy lá mai bị đốm đen, nhưng nhìn kỹ vết bệnh có màu đỏ nâu, nhìn giống như màu của sắt rỉ. Vết bệnh thể hiện ở cả mặt trên và mặt dưới của lá cây mai. Xung quanh vết bệnh bao giờ cũng có một quầng vàng nhỏ bao quanh. Nếu soi lên ánh sáng thì những quầng vàng này thể hiện rõ hơn.
Vết bệnh “Rỉ sắt” của cây mai vàng không có những cục u và những khối bột màu gạch non này, mà chúng vẫn phẳng bình thường như mặt phẳng của phiến lá. Nếu bệnh hại nặng mà không tìm biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm cho bộ lá của cây mai vàng mất dần màu xanh vốn có của nó, rồi chuyển dần sang màu vàng. Diệp lục tố bị mất dần, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp bình thường của cây. Làm cho cây mai mất sức, yếu ớt.
Biểu hiện của bệnh rỉ sắt
Cách phòng trị
- Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá gần sát nhau, tạo cho vườn mai luôn thông thoáng. Liếp trồng mai, hoặc liếp đặt chậu mai nên thiết kế theo hình mai rùa để thóat nước tốt mỗi khi có mưa. Kê đặt chậu mai cao để tránh cho cây mai bị úng nước trong mùa mưa.
- Biện pháp sinh học: Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng hoặc dùng Trichotec,…
Bệnh cháy lá
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân là do chế độ bón phân không cân đối hoặc do vườn không thông thoáng.
Bệnh phát sinh vào đầu và giữa mùa mưa, khi gặp nắng mưa xen kẽ, cây mai có nhiều lá già, sinh trưởng chậm, đất thiếu chất dinh dưỡng, nhất là trong chậu ít bón phân.
Cây mai vàng thường bị cháy lá, còn gọi là cháy bìa lá. Bệnh này không gây chết cây, nhưng làm cho cây suy yếu, vì lá bị bệnh sẽ bị rụng sớm.
Bệnh xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu. Lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. Lá cây mai bệnh nặng chuyển màu vàng và rụng. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.
Bệnh cháy lá trên mai vàng
Cách phòng trị
- Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá già, lá bệnh.
- Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng, Trichotec, ECO KILLER…
Bệnh vàng lá trên cây mai
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thiếu chất dinh dưỡng. Cây mai trồng trong chậu, đất xấu, ít được bón phân, thường bị bệnh vàng lá ở lá non và bệnh cháy lá ở lá già.
Lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, các gân lá còn xanh, phiến lá hơi bị cong, cây sinh trưởng chậm lại.
Cách phòng trị
- Bón đầy đủ phân. Khi có hiện tượng vàng lá, ngoài bón phân nên kết hợp phun phân bón lá có chất vi lượng. Cây sẽ mau hết bệnh.
- Biện pháp sinh học: Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng, Trichotec, ECO KILLER…
Bệnh thán thư
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân gây ra bởi tác nhân Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens, do nông dân sử dụng lượng đạm quá cao, tức đã bón phân mất độ cân đối.
Bệnh thán thư còn gọi là bệnh đốm lá có dạng gần giống như bệnh cháy bìa lá ở cây mai. Chỉ khác một điều là bệnh này không xảy ra trên lá mai già mà là lá non cành non, cũng gây thiệt hại nặng không thua gì bệnh cháy bìa lá vừa trình bày ở trên.
Bệnh thán thư phát triển mạnh trong mùa mưa, nhưng những tháng trong năm cũng có sự hiện diện của chúng, với mức độ nhẹ hơn.
Lá non bị bệnh thán thư trông dễ biết. Lúc đầu thấy trên lá xuất hiện vết màu nâu (như màu của lá khô), sau đó vết nâu này lan rộng ra khiến chiếc lá mất dần chất diệp lục, trông như bị khô và cong queo lại. Có khi các cành non cũng bị bệnh thán thư tấn công, và cành đó bị khô héo dần.
Cách phòng trị
Cách trị là lặt bỏ các lá bệnh, cành bệnh cưa bỏ và đem ra khỏi khu vực vườn mai đốt hết. Sau đó phun xịt một trong hai biện pháp sau:
- Lặt bỏ các lá bệnh, cành bệnh cưa bỏ và đem ra khỏi khu vực vườn mai tiêu hủy hết.
- Sau đó phun xịt các hoạt chất như Phytopin Gold, Tinh chất đồng (gốc đồng)… để tiêu diệt hết mầm bệnh. Không nên để bệnh thán thư tồn tại lâu trong vườn mai, vì bệnh này lây lan rất nhanh.
- Pha 25ml Phytopin Gold kết hợp với 20ml Tinh chất đồng hòa với 16 lít nước phun lên cây và bổ sung dưới gốc. Đồng thời cần bổ sung thêm các dinh dưỡng cần thiết cho cây chóng lại bệnh.
Tham khảo một số sản phẩm sinh học phòng ngừa và điều trị nấm bệnh hiệu quả:
Bệnh đốm lá (đốm tảo/đốm rong)
Nguyên nhân và triệu chứng
Do nấm Cercospora arachidicola gây ra.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này cho cây mai: một là vườn mai bị che rợp, mất sự thông thoáng, thiếu nắng khiến lá không quang hợp được, hai là do bón lượng phân chuồng quá nhiều.
Bệnh đốm lá (đốm tảo) hay còn có tên gọi là đốm rong, xuất hiện trên bề mặt các lá mai già. Bệnh tích của bệnh đốm tảo là những đốm tròn màu xám xanh.
Đầu tiên bệnh xuất hiện chỉ là một chấm nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan nhanh cả lá, viền vết bệnh có màu nâu đậm, chỗ tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ có quầng màu vàng nhạt.
Bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá quăn queo. Bệnh thường xuất hiện trên những lá già rồi lan dần đến lá non, đọt non. Ở nhánh non bị bệnh làm lá bị rụng, đọt bị cháy khô, cây chậm phát triển.
Biểu hiện của nấm bệnh tấn công lá mai
Cách phòng trị
- Trồng với mật độ vừa phải để cây mai được thông thoáng.
- Vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu huỷ để tránh lây lan.
- Bón phân cân đối, tăng cường bón thêm phân hữu cơ và kali – bước quan trọng để giúp cây kháng bệnh.
- Dùng biện pháp sinh học như: Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng, Trichotec, ECO KILLER…để mang lại kết quả tối ưu.
Bệnh mốc cam
Nguyên nhân và triệu chứng
Cách phòng trị
Định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gẫy hoặc bị bệnh. Sau khi tỉa cành:
- Dùng biện pháp sinh học như: Pha Fungicide 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp trên thân, cành, lá cây trồng, Trichotec …
Phòng trị bệnh kịp thời hạn chế ảnh hưởng xấu của nấm hại cây
Bài viết liên quan: MỘT SỐ SÂU HẠI TRÊN CÂY MAI
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu
5 thoughts on “MỘT SỐ BỆNH TRÊN CÂY MAI VÀNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ”