– Sử dụng thuốc hoá học: Bassa 40EC Bi 58 40EC Suprathion 40 EC Supracide 40 EC Actara 25WG Subatox 75 EC Pyrinex 20 EC – Cách sử dụng: phun vào cây, chú ý những chỗ có rầy rệp đang phá hại.
Bọ xít lưới, rầy chữ T, rầy thánh giá
Đặc điểm nhận dạng bọ xít lưới (rầy chữ T, rầy thánh giá):
– Thăm vườn vào lúc đầu buổi sáng, lúc nắng bọ xít lưới lẫn trốn.
– Bọ xít lưới có màu đen.
– Kích thước nhỏ hơn 1 cm.
– Đốt ngực phát triển rộng ra 2 bên tạo thành 2 khối u trông giống cái Thánh giá.
Vòng đời bọ xít lưới (rầy chữ T, rầy thánh giá):
Bọ xít lưới đẻ trứng vào cuống hoa, trái. Ấu trùng bọ xít lưới trải qua 5 lần lột xác để phát triển và cơ thể có nhiều gai nhọn. Giai đoạn trứng và ấu trùng bọ xít lưới kéo dài trung bình từ 10-19 ngày, vòng đời của bọ xít trưởng thành là 27 ngày.
Đặc điểm gây hại bọ của xít lưới (rầy chữ T, rầy thánh giá):
– Chích hút lá non, đọt non.
– Chích hút hoa, quả non.
– Trên gié bị rụng ta thấy bị thối hoặc sũng nước.
– Bọ xít lưới gây hại nhiều nhất vào lúc cây tiêu có hoa và quả non.
– Khác với bọ xít muỗi, khi rầy thánh giá tấn công ít có vết đen trên lá và cuống gié. Thường gây hại khi tiêu mới ra hoa gié tiêu còn non.
Tác hại của bọ xít lưới (rầy chữ T, rầy thánh giá):
– Tạo điều kiện để thiên địch phát triển Bọ rùa, ruồi ăn rệp, ong ký sinh… Thường xuyên kiểm tra vườn, khi thấy sâu hại xuất hiện nhiều phun thuốc hóa học diệt trừ.
Sử dụng một trong các loại thuốc hoá học sau: Actara 25 WG, Movento, Conphai 10WP hoặc dùng thuốc sinh học như: pha Insect Killer 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.
– Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vì khi phun thuốc vô tình chúng ta cũng tiêu diệt luôn thiên địch, vì vậy nên sử dụng các chế phẩm sinh học vào chăm sóc cây để cây trồng phát triển tốt, cũng như tạo điều kiện các thiên địch có lợi phát triển sẽ hạn chế côn trùng gây hại.
Bọ đầu dài, sâu đục thân
Đặc điểm hình thái bọ đầu dài (sâu đục thân) hại hồ tiêu:
– Bọ trưởng thành có cánh cứng màu nâu đậm, dài 1,5-2 mm, đầu có vòi dài cong xuống vuông góc với thân. Trên lưng và cánh có nhiều lõm nhỏ.
– Sâu non màu trắng sữa, đầu màu nâu, cơ thể hơi cong.
Triệu chứng gây hại của bọ đầu dài (sâu đục thân) hại hồ tiêu:
– Bọ trưởng thành đẻ trứng ở thân, cành tiêu.
– Sâu non đục các đốt thân, đốt cành rồi đục vào trong tạo đường hầm làm thân, cành dễ gãy ngang hoặc bị héo chết. Chẻ dọc thân thấy sâu non, thường chỉ có một sâu ở thân hoặc cành bị hại.
– Bọ trưởng thành cắn phá ở cuống chùm bông, chùm trái non làm rụng bông, rụng trái.
Phòng trừ bọ đầu dài (sâu đục thân) hại hồ tiêu:
– Chăm sóc, bón phân đầy đủ cho cây tiêu sinh trưởng tốt.
– Cắt bỏ các cành nhánh khô héo.
– Phun thuốc khi có bọ trưởng thành xuất hiện hoặc sâu non mới phát sinh :
+ Thuốc sinh học: pha Insect Killer 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.
Mối và kiến đều là côn trùng xã hội, chúng có nhiều đặc điểm giống nhau. Về hình thái, cơ thể của chúng đều chia làm 3 phần chính: đầu, ngực và bụng. Nhưng chúng có một đặc điểm khác nhau về hình thái rất dễ nhận biết, đó là kích thước to, nhỏ của phần ngực so với phần đầu và phần bụng ở 2 nhóm.
Mối là nhóm côn trùng ưa nhiệt, chúng chỉ có ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Việt nam nằm hoàn toàn trong vùng phân bố của mối do đó suốt từ Bắc đến Nam vùng nào cũng có mối, mối có mặt cả vùng nông thôn đến thành thị. Riêng ở các vùng núi mối có thể có mặt trên những đỉnh núi cao trên 1700m. Nói như vậy, hầu như tất cả các khu vực có người cư trú trên đất Việt Nam thì nơi nào cũng có mối và nhà cửa ở vùng nào cũng có thể bị mối gây hại.
Mối thuộc lớp Côn trùng (Insecta), lớp phụ có cánh (Pterygota), bộ cánh bằng (Isoptera), thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn, ấu trùng biến đổi hình dạng qua mỗi lần lột xác cho đến khi thành con trưởng thành.
Đặc điểm của mối
Thời gian của quá trình cần từ 2 – 4 tháng đến 5 – 6 tháng, sự tăng trưởng và biến đổi này phụ thuộc vào các yếu tố: Thức ăn có sẵn, nhiệt độ môi trường, sức mạnh mẽ của tộc đoàn mối.
– Mối có kích thước nhỏ.
– Thân mối màu trắng, vàng nhạt, màu vàng cam, đầu có màu nâu hoặc đen.
– Mối có cánh hoặc mối không cánh.
Đặc điểm tác hại của mối
Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình.
Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử.
Gây sụt lún cho nền móng công trình.
Mối gây gãy, đổ, chết cây trồng.
Biện pháp phòng trừ mối hại
– Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm các tổ mối.
– Không lấp rác, cỏ tươi xuống hố trồng.
– Tủ rác giữ ẩm phải xa gốc cây.
– Làm cỏ không gây vết thương cổ rễ.
– Phòng trừ sâu bệnh hại triệt để trên thân cây.
– Cần vệ sinh ruộng trước khi trồng, dọn sạch cành, lá khô, vì cành, lá khô là thức ăn của mối, nhử mối đến.
– Phá bỏ tổ mối khi làm đất trồng, phá bỏ các đường đi của mối trên cây, trên trụ gỗ.
– Có thể tiến hành làm hố bẫy mối diệt trừ tận gốc như cách làm đối với trong vườn ươm. Khoảng – 1.000m2 vườn rừng đào một hố.
– Dò tìm tổ mối, dùng thuốc diệt mối tận gốc phun trực tiếp vào tổ để trừ mối chúa. Nên sử dụng thuốc trừ mối sinh học như Insect Killer.
Rệp sáp
Đặc điểm gây hại trên cây hồ tiêu
Rệp sáp chích hút rễ, thân, lá, chùm hoa, chùm quả tiêu. Làm cho lá tiêu vàng, vườn tiêu chậm lớn. Tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh gây hại. Có thể làm chết cây tiêu, chết toàn bộ vườn tiêu.
– Làm thông thoáng vườn tiêu: dọn cỏ, cắt tỉa cành nhánh phần sát mặt đất.
– Theo dõi, phát hiện rệp sáp sớm thì trừ rất hiệu quả và tốn ít tiền.
– Chú ý phòng trừ rệp sáp trong 3 năm đầu trồng tiêu.
– Sử dụng 1 trong 2 loại thuốc sau để phòng khi trồng mới:
– Cách sử dụng: phun vào cây, chú ý những chỗ có rệp đang phá hại.
Đối với rệp sáp hại rễ: Pseudococcus citri
– Loại thuốc sử dụng (như trên): Insect Killer., Suprathion 40 EC Supracide 40 EC Actara 25WG Subatox 75 EC Pyrinex 20 EC – Tưới vào những lỗ đã tạo sẵn.
– Mỗi gốc tưới 1-2 lít thuốc đã pha với nước. Những trụ tiêu bị hại nặng tưới từ 34 lít.
– Tưới 02 lần, cách nhau 15 ngày. (lưu ý vòng đời của rệp sáp).
Bà con có thể chọn một trong những phương pháp phòng trừ bệnh trên, tuy nhiên bà con nên sử dụng phân bón sinh học hữu cơ sẽ giúp cây phát triển bền vững, giảm được các mối nguy hại về sức khoẻ con người, năng cao nâng suất, và điều quan trọng là giải pháp cho nông sản được xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Canada, Nhật Bản…
Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!