Chăm Sóc Cây Ăn Trái, Chăm Sóc Cây Trồng

NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG BÔNG VÀ TRÁI SẦU RIÊNG

rụng bông và trái sầu riêng

NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG BÔNG VÀ TRÁI SẦU RIÊNG

Đối với cây sầu riêng, hiện tượng rụng bông và trái non là một hiện tượng sinh lý thường gặp, tuy nhiên có nhiều trường hợp cây bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực làm tình trạng rụng bông và trái non trên cây sầu riêng không thể kiểm soát được, ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng.

Điều kiện thời tiết

Trong trường hợp cây sầu riêng phải nhận một lượng lớn nước do gặp mưa trái mùa, khiến cây đột ngột dư nước, hoặc vào thời kỳ cây mang trái nhưng lượng nước cung cấp không đủ cũng là nguyên nhân khiến hiện tượng rụng bông và trái non trên cây sầu riêng xảy ra. Bên cạnh đó, nếu vườn trồng gặp phải mưa bão kết hợp với gió lốc sẽ khiến bông và trái sầu riêng non rụng hàng loạt.

5 1

Do sâu bệnh hại

     1. Do nấm bệnh gây hại (Thán thư, nấm hồng)

Cách xử lý khi bà con thấy bệnh thán thư gây biểu hiện rụng lá, bông, trái…..

+ Lá: Chóp lá có vết khô nhỏ hoặc vết khô lan rộng theo 2 mép lá.

+ Bông: Cây có bông bị khô và rụng lác đác (từ từ từng bông – trái non)

+ Trái non: Trái non khô, rụng từ từ và có lớp trắng trắng trên trái

rung bong 2

Cách xử lý: Phun sản phẩm phòng ngừa nấm bệnh thán thư, nấm hồng như Phytopi Gold, SCT 03 từ khi chuẩn bị làm bông (trước khi nhú mắt cua 5-7 ngày) phun định kỳ 7-10 ngày/lần vào mùa khô hoặc 5-7 ngày/lần vào mùa mưa.

     2. Sâu bệnh hại

– Đối với các loại cây ăn quả như sầu riêng thì đợt ra hoa tạo quả, đặc biệt là thời điểm đầu vụ chính là lúc các loài sâu hại bùng phát và tấn công hàng loạt lên cây trồng.

– Những loài như sâu đục quả, rầy nhảy, rệp sáp, nhện đỏ… chúng sẽ tấn công chích hút nhựa ở lá non, tấn công trái sầu riêng non khiến rụng trái thậm chí khi trái lớn vẫn xâm nhập làm xấu mã bên ngoài của trái, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.

Do thiếu dinh dưỡng

Thường xuất hiện ở nhà vườn trồng xen canh hoặc không bón cân đối phân hữu cơ và phân vô cơ (NPK) hoặc không chăm sóc thường xuyên

rung bong 1

Đặc điểm: Bông – Trái non cũng rụng từ từ, lai rai và có biểu hiện như sau: vàng, chậm phát triển, khô héo…

+ Cây bị rầy, bệnh (vi khuẩn, xì mủ, thối rễ..) tấn công làm hư và rụng lá

+ Cây không đủ khơi đọt và lá mới

+ Lá mỏng, nhỏ

Cách xử lý: Bón phân hữu cơ và NPK đầy đủ trước khi làm bông ít nhất 3 tháng

+ Phân hữu cơ từ 5-10kg/gốc và 2-3 tháng bón 1 lần tùy theo độ tuổi của cây.

+ NPK: Dùng loại NPK 3 số để cân bằng dinh dưỡng (16-16-16; 20-20-20) bón 0.5-1kg/gốc và 1 tháng bón 1 lần.

Rụng do vừa có bông – trái non vừa ra đọt

C06

+ Tình trạng ra đọt non trong thời kỳ sầu riêng ra hoa tạo quả là do nông dân bón phân không hợp lý khi sử dụng quá nhiều hàm lượng phân Đạm khiến cây tập trung ra đọt và lá non, cạnh tranh trực tiếp nguồn dinh dưỡng, thậm chí gây rụng hết trái sầu riêng non.

+ Đối với sầu riêng nếu trái chưa đủ 1,5kg mà cây ra đọt non, cây sẽ lập tức tập trung dinh dưỡng nuôi đọt mà quên nuôi trái, mức độ rụng của trái sầu riêng non sẽ tùy vào mức độ mạnh yếu của đọt và lá non, đọt và lá sầu riêng non càng phát triển mạnh thì trái non bị rụng càng nhiều.

+ Thường xuất hiện thời điểm tuới nước đột ngột làm cây tự nhiên ra đọt mới hoặc do sinh lý cây mang bông – trái thì cần ra đọt (lá) để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái sau này.

Đặc điểm: Coi đọt mới xuất hiện ở đầu cành trong khi cành đang mang bông – trái

Cách xử lý: Có 2 biện pháp

  • Hãm đọt : Không cho ra đọt non nhưng sẽ làm cây mất sức, năng suất không cao và dễ bị bệnh hoặc chết cây sau thu hoạch.
  • Nuôi bông và nuôi đọt: Kích bông trước, sau khi ra mắt cua 7-10 ngày thì kích ra đọt, khi lá già thì bồn chuẩn bị xổ nhụy. Đảm bảo cây khỏe và cho năng suất cao

Rụng do sinh lý

Thường xuất hiện từ lúc sau khi đậu trái con đến 1-2 tháng (tùy giống)

Biểu hiện: Trái non rụng từ từ, đỉnh điểm khoảng 15 – 20 ngày sau đậu quả.

rung bong

Cách xử lý: Cung cấp đủ dinh dưỡng phân hữu cơ và NPK ba số thì hạn chế rất nhiều hiện tượng này. Kết hợp phun phân vi lượng chống rụng như SCT 16 hay các chất chống rụng chỉ hiệu quả khi cây khỏe (đầy đủ dinh dưỡng), nếu cây suy yếu thì cho dù phun bao nhiêu cũng rụng.

Do bị sốc nước

+ Thường xuất hiện trong mùa thuận (tháng 12-3 năm sau) do làm bông vào mùa khô và cây ra bông – trái non vào thời điểm có mưa trái mùa

+ Biểu hiện: Rụng bông – trái đồng loạt và nhanh chóng

Cách xử lý:

  • Khi cây ra bông cũng tưới nước nhưng hơi ít, thông thường biện pháp này đi chung với kỹ thuật làm bông, vừa làm bông vừa nuôi đọt
  • Có rất nhiều bà con cứ đợi bông – trái rụng hàng loạt thì mới hỏi phun thuốc gì nên bón gì thì đã quá muộn. Muốn ăn trái sầu riêng thì tập trung vô “ Xử lý bệnh thán thư” và “ cây đủ dinh dưỡng” từ trước khi cây ra bông, thậm chí có vườn đã chuẩn bị chăm sóc và bồi bổ cây từ sau khi thu hoạch

Để khắc phục tình trạng trên công ty BioSacotec chúng tôi dùng “sản phẩm SCT 16 phun lên trái và hoa đồng thời kết hợp bổ sung thêm hàm lượng Vi Sinh Khoáng (Bocatic)” cho cây đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu nuôi quả, sản phẩm thân thiện với môi trường, tạo ra nông sản an toàn cho người dùng.

Cám ơn quý bà con đã theo dõi bài viết, chúc quý bà con vụ mùa bội thu!

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *