Chăm Sóc Cây Ăn Trái

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH HẠN CHẾ SƠ ĐEN TRÊN MÍT THÁI SIÊU SỚM

cây mít

Sơ đen là một trong những loại bệnh rất quan trọng và thưởng gặp ở mít thái siêu sớm. Bởi nó làm giảm năng suất chất lượng, đặc biệt làm ảnh hướng đến giá trị kinh tế của người nông dân trồng mít.

 

Nguyên nhân

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sơ đen trên mít thái siêu sớm.

Vi khuẩn gây ra

Mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển xâm nhập vào trái mít. Vì khi có nước mưa, vi khuẩn sẽ theo nướm của hoa khi vươn ra ngoài thụ phấn xâm nhập vảo trái, đi vào vòi nhụy và đến bầu noãn. Tại đây, vi khuẩn phát triển và làm cho múi không thụ phấn được, hạt bị lép. Nếu khí vi khuẩn vào sau khi đã thụ tình thỉ làm cho hạt non bị hư và chuyển thành màu đen. Ngoài ra, vi khuẩn có thể đi vào trái từ khe hở giữa các múi mít. Do hình dạng bên ngoài của mít lồi lõm nên vị trí lõm sẽ là nơi chứa nước mưa, có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, côn trùng chích hút vào cuốn, trái gây vết thương hở tạo điều kiện cho ví khuẩn xâm nhập. Vì thế bệnh sơ đen chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa và mùa khô tương đối ít.

Do thiếu Canxi

Canxi là chất rất cần thiết đối với trái mít thái, đặc biệt là trong giai đoạn mang trái, hiện tượng đen xơ ở mít thưởng diễn vào mùa mưa là do thiếu canxi. Mưa càng nhiều thì canxi trong đất cảng bị thất thoát, dẫn tới cây mít hấp thu kém. Vì vậy, đề phòng ngừa bệnh đen xơ mít, nên bổ sung canxi cho mít trong suốt quá trình mang trái của cây đặc biệt là giai trước và sau khi ra hoa, giai đoạn trái nhỏ.

 

Biện pháp hạn chế sơ đen trên mít thái siêu sớm

  • Tỉa cảnh thông thoáng để hạn chế vi khuẩn và nấm bệnh phát triển.
  • Phun thuốc trị côn trùng chích hút định kỳ: có thể sử dụng thuốc có hoạt chất sinh học mát như: Abamectin, Ebamectin,.. 10 – 15 ngày phun 1 lần trong giai đoạn mang trái.
  • Phun thuốc bệnh định kỳ 10 – 15 ngảy 1 lần, có thể sử dụng thuốc có hoạt chất như Metalaxyl, Fosetyl aluminium, Hexaconazole,…..
  • Sử dụng miếng nilon để che không cho nước mưa hạn chế xâm nhập vào miệng cuống. Sẽ hạn chế được vi khuẩn xâm nhập qua đường nước mưa, giúp trái thụ phấn tốt hơn. Phải sử dụng miếng nilon ngay tử trước khi trái bất đầu thụ phấn thì mới đạt hiệu quả cao.
  • Bổ sung canxi cho mít định kỳ và đúng liều lượng trong giai đoạn nuôi trái.
  • Có thể dùng canxi nitrat để bón gốc 1 tháng bón 1 lần. Mỗi lần 50-100 gram cho 1 gốc.
  • Kết hợp phun canxi cho cây và trái định kỳ 15 ngày phun 1 lần.

cay mit24

Chú ý: Tuy nhiên không nên lạm dụng canxi quá nhiều, vì sẽ làm cho dày thành tế bào ở trái mít, khiến cho trái mít chậm lớn, gây hiện tượng bó trái.

  • Tỉa trái: việc tỉa trái mít cũng rất quan trọng, giúp ta có thể loại bỏ những trái mít có khả nắng bị sơ đen cao ngay từ khi trái còn nhỏ. Tỉa những trái có cuốn hóa gỗ, những cuốn có dạng bông vượt, dạng xương cá, cuốn dài, miệng cuống bị méo, gai không đồng đều…
  • Áp dụng đầy đủ và chính xác các biện pháp trên sẽ giúp nông dân hạn chế được sơ đen rõ rệt đặc biệt là vào mùa mưa.

Công ty Sacotec chúc bà con có mùa vụ bội thu!!!

Rate this post
author-avatar

About Mạnh Quân

Hoà cùng xu hướng phát triển tương lai, với khát vọng ứng dụng công nghệ sinh học vào ngành nông nghiệp, công ty đã được thành lập để tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp an toàn và hiệu quả, vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững. “NUÔI CÂY LÀ NUÔI ĐẤT” – BioSacotec đang làm điều đó hằng ngày, để giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh và bền vững. Đó là nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *