Cà phê là cây công nghiệp lâu năm được trồng rộng rãi trên nhiều khu vực của nước ta, nhất là các tỉnh Tây Nguyên. Giá trị kinh tế mang lại cao nên được chọn làm thu nhập chính của nông dân. Tuy vậy, muốn cà phê tăng trưởng xanh phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê như thế nào là hợp lý? Bà con hãy đọc nội dung bên dưới, Bio Sacotec sẽ hướng dẫn cụ thể từng chất vi lượng quan trọng đối với cây cà phê nhé!
Xem thêm: BỆNH THỐI RỄ GÂY VÀNG LÁ CÀ PHÊ
Nguyên tố đạm rất cần trong nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê
Vai trò của đạm
- Đạm được rễ cây hút của đất ở dạng NH4+ và NO3-, là thành phần cơ bản tham gia tạo thành các amino acid và protein.
- Đạm là động lực cho quá trình sinh trưởng của cà phê bao gồm cả quá trình hình thành năng suất.
- Đạm tham gia cấu thành năng suất từ 32,6-49,4%.
- Cung cấp đầy đủ một lượng đạm thích hợp sẽ giúp cho cây hút các chất khác tốt hơn, đặc biệt là kali.
Triệu chứng thiếu hụt đạm
Cây sinh trưởng kém, mất cân đối, lá già bị vàng đầu tiên. Trường hợp thiếu đạm trầm trọng thì toàn cây bị vàng. Yếu tố này khi bà con quan sát, phát hiện bằng mắt thì hàm lượng đạm (N) trong lá từ 1,3 – 1,8%.
Các triệu chứng thừa đạm ở cây cà phê
Phương pháp bổ sung đạm đúng kỹ thuật
Bón đầy đủ, cân đối đạm theo mức độ mà cây cần tùy thuộc theo từng giai đoạn sinh trưởng, nhất là vào mùa thu hoạch . Trường hợp chữa trị nhanh triệu chứng thiếu đạm có thể dùng dung dịch urê 0,1 – 0,3% hoặc dung dịch phân đạm sun phát amôn (SA) với nồng độ 0,3 – 0,5% phun 2 – 3 lần cách nhau 15-20 ngày. Sau đó, bà con nên bón cho đất thêm đạm để rễ cây hút dưỡng chất từ đó.
Thành phần Lân (P)
Sự cần thiết của lân
- Lân giúp việc tăng trưởng hệ thống rễ trở nên dễ dàng và nhanh chóng, đặc biệt là lúc cây cà phê còn nhỏ.
- Lân giúp cho quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi và đậu quả quả tốt hơn, giúp cây dự trữ tinh bột, cùng với kali làm tăng khả năng chống chịu của cây.
- Lân tham gia cấu thành năng suất từ 7,8-8,6%.
Triệu chứng thiếu nguyên tố lân
Xuất hiện ở lá già và ở các cành sai quả. Lúc đầu lá có màu vàng sáng, sau đó chuyển sang đỏ thẩm hoặc nâu đỏ pha tím, đôi khi có màu huyết dụ. Cây biểu hiện triệu chứng thiếu lân khi hàm lượng P2O5 trong lá từ 0,05 – 0,08%.
Cách bổ sung lân hiệu quả
- Bón đầy đủ lân cho cây theo khuyến cáo.
- Trường hợp bị thiếu trầm trọng có thể dùng hợp chất phốt phát kali (KH2PO4 hoặc K2HPO4) với nồng độ 0,3 – 0,4% để phun 2 lần. Thời điểm bón phân lân cho cây cà phê cách nhau 20 – 30 ngày nhằm chữa trị nhanh triệu chứng này.
Thành phần Kali (K)
Lợi ích của Kali mang lại đối với cây cà phê
- Kali tham gia vào hoạt tính của hơn 60 enzim, giúp hình thành và vận chuyển hydrat cacbon; tham gia trong quá trình tổng hợp protein và các hợp chất hữu cơ trong cây.
- Kali làm tăng khả năng hút nước, giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và chịu mặn.
- Kali có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng quả, tăng trọng lượng nhân, do vậy làm tăng được giá trị thương phẩm, đồng thời cũng làm cho cây ít bị nhiễm sâu bệnh hơn do kali có tác dụng làm cho cây cứng cáp.
- Kali tham gia cấu thành năng suất từ 27,4-44,7%.
Triệu chứng thiếu kali của cà phê
- Xuất hiện ở các lá già, trên cành mang nhiều quả. Các vệt màu nâu thường xuất hiện ở rìa mép lá, rồi lan dần vào giữa phiến lá, cuối cùng thì lá rụng.
- Thời kỳ cây cà phê mang quả nếu thiếu thì quả rụng nhiều, vỏ quả có màu xám nâu, khi chín quả có màu vàng đỏ nâu, khô và không mọng nước; màu không tươi, nhân nhỏ hơn bình thường.
- Cây cà phê bị thiếu kali khi phát hiện bằng mắt thì hàm lượng kali (K2O) trong lá từ 1,2 – 1,5 %.
Phòng trị thiếu dưỡng chất cây trong vườn
- Bón đầy đủ lượng kali theo nhu cầu của cây dựa trên đặc tính đất đai của từng vùng và năng suất thu hoạch.
- Có thể dùng KH2PO4 hoặc K2HPO4 hoặc KNO3 với nồng độ 0,3 – 0,4 % để phun cho cà phê 2 lần, cách nhau 20-30 ngày nhằm chữa trị nhanh triệu chứng này.
Thành phần Lưu huỳnh (S)
Tác dụng của lưu huỳnh
- Lưu huỳnh tham gia tạo thành cloruaphyl là thành phần quan trọng của diệp lục trong việc tổng hợp các hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời.
- Lưu huỳnh tham gia tổng hợp 3 acid amin tạo thành protein, hoạt hóa men, tổng hợp vitamin.
- Đặc biệt nó tham gia trong việc cấu tạo các hợp chất thơm cho hạt cà phê, tăng cường tính chịu hạn và chịu nhiệt của cà phê.
Triệu chứng thiếu lưu huỳnh
- Xuất hiện ở các lá non trên ngọn. Lá có màu vàng hoặc trắng, bị nặng lá có thể hơi nhỏ so với bình thường.
- Hiện tượng thiếu lưu huỳnh thường hay xuất hiện ở vườn cà phê kiến thiết cơ bản vào thời kỳ cuối mùa khô hay đầu mùa mưa.
- Cây cà phê bị thiếu lưu huỳnh khi hàm lượng S trong lá từ 0,06 – 0,09%.
Phòng trị:
- Hàng năm bón một lượng phân có chứa gốc lưu huỳnh như SA.
- Dùng dung dich SA nồng độ từ 0,3 – 0,5 % phun 2 lần cách nhau 15-20 ngày để khắc phục triệu chứng thiếu lưu huỳnh cho cà phê. Cũng có thể dùng các loại phân bón lá có chứa S để phun cho cà phê nhằm phòng trị hiện tượng này.
Thành phần Can xi (Ca)
Vai trò của can xi
Can xi tham gia chủ yếu vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chịu độc nhôm và mangan của cây.
Thiếu can xi
Xuất hiện ở lá già là chủ yếu. Lúc đầu có màu vàng nhạt lan dần từ gân chính ra mép lá, sau đó chuyển thành màu trắng bạc (kể cả gân lá). Cây cà phê thiếu can xi hàm lượng Ca trong lá biến động trong khoảng 0,30 – 0,45%.
Phòng trị:
- Có thể bón vôi với liều lượng 500-700 kg/ha, 1 – 2 năm bón một lần.
- Bón bột đôlômit thì lượng từ 2.000- 2.500kg/ha.
- Không bón kali quá cao so với đạm.
Thành phần Magiê (Mg)
Tác dụng của magiê
- Magiê là thành phần chính trong diệp lục, là nhà máy hấp thu năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.
- Magiê cũng tham gia vào các phản ứng enzym liên quan đến sự chuyển hóa năng lượng của cây.
Thiếu magiê
- Xuất hiện ở lá già, màu vàng bắt đầu từ gân chính, sau lan rộng dần ra rìa lá.
- Dọc theo gân chính và gân phụ còn lại những vệt xanh thẩm tạo nên dạng hình xương cá có màu xanh trên nền vàng. Cây cà phê thiếu Mg hàm lượng Mg trong lá biến động trong khoảng 0,15 – 0,25%.
Phòng trị:
- Bón lân nung chảy là hình thức cung cấp Mg cho cây cà phê.
- Cách chữa nhanh nhất là phun magiê nitrat (Mg(NO3)2) hoặc magiê sunphat (MgSO4) nồng độ 0,2 – 0,4% từ 2 – 3 lần cách nhau 15 – 20 ngày.
- Không bón kali với liều quá cao.
Một số sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ra hoa đồng loạt:
Thành phần Kẽm (Zn)
Tác dụng của kẽm trong quá trình sinh trưởng của cây cà phê
- Kẽm làm tăng tính chịu hạn, chịu nóng, thúc đẩy việc sử dụng và chuyển hóa đạm, lân trong cây.
- Kẽm quyết định rất lớn đến quá trình phân hóa mầm hoa, thụ phấn, thụ tinh và đậu quả.
Triệu chứng thiếu kẽm
- Lá non ở ngọn nhỏ lại, có dạng hình mũi mác, khi bị nặng thì xoăn lại; đốt ngắn (thường gọi là bệnh rụt cổ).
- Cây cà phê bị thiếu Zn sẽ ảnh hưởng phân hóa mầm hoa, hạn chế khả năng thụ phấn thụ tinh, tỷ lệ rụng quả rất cao, có khi lên đến 70 – 90%; cành bị khô.
- Cần bổ sung kẽm trong lá thường vào khoảng 5 – 8 ppm.
Cách bổ sung nguyên tố Kẽm
- Phun dung dịch sunphát kẽm (ZnSO4.7H2O) với nồng độ 0,2 – 0,4% vào tháng 6,7 hai lần cách nhau 20 – 25 ngày. Biện pháp này có tác dụng nhanh.
- Có thể bón vào đất với lượng từ 20 – 30kg ZnSO4.7H2O/ha.
- Không bón lân quá cao cho cà phê nhiều năm.
Thành phần Bo (B)
Sự cần thiết của nguyên tố Bo
- Bo giúp cây tăng số đốt, số cành dự trữ, tăng số mầm hoa.
- Bo cũng có tác dụng kích thích sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của túi phấn, giúp cho quá trình hình thành quả xảy ra thuận lợi.
Triệu chứng thiếu bo
- Lá cà phê bị nhỏ lại và ngắn hơn, rìa lá không bình thường, các chồi ngọn hay bị khô, các cành ngang hay bị chết.
- Hiện tượng cành thứ cấp mọc thành chùm có dạng hình rẽ quạt.
- Cây bị thiếu bo thì hàm lượng B trong lá khoảng 15 – 25 ppm.
Xem thêm: KỸ THUẬT CHĂM SÓC VƯỜN CÀ PHÊ SAU THU HOẠCH MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO
Bổ sung nguyên tố Bo cho cây
- Phun borax nồng độ 0,4%, hoặc acid boric (H3BO3) nồng độ 0,3% 2 lần cách nhau 20-25 ngày cho hiệu quả nhanh.
- Bón 10 – 15 kg Borax/ha để cung cấp Bo cho cà phê.
Một vài điều cần chú ý:
- Hiện tượng thiếu các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, S, B…đối với cây cà phê không chỉ do thiếu phân bón chứa các thành phần này mà còn do bón mất cân đối nghiêm trọng giữa các nguyên tố dinh dưỡng.
- Trường hợp bón đạm quá cao thì cây cà phê không hút kali được vì vậy dẫn đến hiện tượng cây thiếu kali. Hoặc có khi bón đạm với lượng cao nhiều năm liên tục gây chua đất, hàm lượng nhôm di động trong đất cao, kìm hãm sự hấp thu dinh dưỡng của hệ rễ hoặc gây thối đầu rễ tơ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng đối với cây.
- Căn cứ vào chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn mà cây cà phê biểu hiện triệu chứng cụ thể. Ví dụ khi cây cà phê bị bệnh rễ trong giai đoạn quả lớn nhanh thì triệu chứng thiếu kali sẽ thể hiện đầu tiên hoặc trên cây thể hiện nhiều triệu chứng cùng một lúc. Bón kali cao không cân đối với đạm thì cà phê có khả năng bị thiếu can xi hoặc magiê. Bón lân cao thì cà phê không có khả năng hút được kẽm. Bón lân nung chảy cao thì cây dễ bị thiếu kali, thiếu bo….
Xem thêm: CHU KỲ VÀ KỸ THUẬT TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO
Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã giới thiệu đầy đủ thực trạng các triệu chứng thừa và thiếu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển ở cây cà phê. Hi vọng bà con có thể áp dụng đúng những nguyên tắc trên để chăm sóc cây hiệu quả trong quá trình sản xuất và canh tác. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé! Chúc bà con thành công!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu