Bệnh nấm hồng là gì?
Bệnh nấm hồng là bệnh phổ biến trên cây thân gỗ ở các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Bệnh rất phổ biến trên cây thân quả đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam, những vùng có thời tiết nóng ẩm và có lượng mưa cao trên 250 mm/tháng là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Ngoài ra, bệnh còn gây hại trên một số loại cây công nghiệp như cây cao su, cà phê, tiêu, điều…
Bệnh nấm hồng có thể phát triển với các dạng nấm khác nhau như:
- Ở giai đoạn mạng nhện: Sợi nấm sinh trưởng và phát triển trong điều kiện ẩm ướt rồi tạo thành một lớp màng trông giống như mạng nhện.
- Giai đoạn mật hoa: Các cấu trúc bào tử nấm bệnh thay đổi thành màu cam.
- Vào giai đoạn vỏ màu hồng: Vỏ quả có thể bao phủ bởi một lớp màu hồng nhạt và các bào tử nấm phát tán bệnh nhờ gió.
NGUYÊN NHÂN
Do nấm Corticium salmonicolor và nấm Erythricium salmonicolor gây ra.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH
– Thời tiết mưa ẩm kéo dài, độ ẩm cao, vườn trồng mật độ dày, rậm rạp có nhiều cỏ dại là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển và lây lan. Bệnh phát tán bởi nước mưa, gió, côn trùng.
– Cây suy yếu, sức đề kháng kém, đặc biệt xuất hiện nhiều ở những giai đoạn trước và sau khi thu hoạch do cây đang suy yếu sau thời gian mang trái.
– Nấm bệnh lây lan qua bào tử bay trong không khí do gió, mưa, gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành vết bệnh ở nơi mới.
TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN BỆNH
+ Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng thường tạo một lớp tơ lúc đầu có màu trắng đục, sau đó chuyển sang màu hồng nhạt cuối cùng là màu nâu đỏ phát triển xung quanh vỏ cành cây.
+ Nấm hút dinh dưỡng Bệnh thường tấn công trên các cành non, ở phần gốc nhánh, hay nơi chảng ba của cây vì nơi này có ẩm độ cao và kéo dài.
+ Vỏ cây nơi vùng bị bệnh ngã màu đen nhạt, bệnh nặng vỏ cây bong tróc ra và có màu đen đậm.
+ Bệnh thường tấn công khi cây đã phân cành nhánh và có tán rậm rạp và gây hại nặng vào mùa mưa. Bệnh nặng làm nhánh cây bị chết khô.
+ Bên dưới lớp phấn phủ này mô vỏ của cây bị thâm và thối làm cho cây không thể vận chuyển nước và chất dinh dưỡng làm giảm sức sống, cây không được xanh tốt, giảm khả năng quang hợp, dần dần sẽ khiến cành khô và chết.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Không trồng cây với mật độ quá dày, tránh trồng xen rậm rạp.
Tỉa cành, tạo tán nhằm tăng độ thông thoáng trong tán cây và trong vườn cây.
Bón phân cân đối hợp lý, bổ sung phân chuồng ủ hoai mục. Sử dụng bộ giải pháp Eco Killer, Phytopin Gold, Trichoderma (Trichotec, Tricho 11) tưới ướt đẫm vùng quanh gốc để diệt nấm trong đất, vì đây là nơi nấm phát sinh.
Khi phát hiện có nấm hồng chúng ta cần sử dụng hoạt chất Phytopin Gold kết hợp với Tinh chất đồng với thành phần là nấm nấm Chaetomium và công thức đồng nano có thể tiêu diệt các loại nấm hại trên cây. Nếu bị nặng phun lặp lại lần 2 cách 5-7 ngày.
Ngoài ra bà con nên kết hợp với việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sầu riêng thông qua việc bón phân như Bio Roso, Bio Nut, Khoáng Vi Sinh (Bocatic) đế cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, đủ khả năng để chống lại mầm bệnh, một trong những loại phần bà con có thể sử dụng đó là phân hữu cơ vi sinh.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: BỆNH NỨT THÂN – XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ