Phân hữu cơ
- Đất đã trồng cà phê lâu năm thường bị chai cứng và kém dinh dưỡng nên cần phải cung cấp một lượng lớn phân hữu cơ để bơ con mau bén rễ và phát triển cao hơn cây cà phê trong thời gian nhanh nhất.
- Khuyến cáo nên bón phân hữu cơ nhiều và hạn chế phân hóa học, chính vì quá lạm dụng phân hóa học nên vườn cây rất dễ bị nhiễm bệnh và gây hiện tượng cây chết hàng loạt khi đang mang trái trong thời gian mưa dầm kéo dài.
- Lượng bón: Trong những năm đầu phân hữu cơ hoai mục được bón với lượng từ 5-10 kg/cây/năm, vào giai đoạn kinh doanh thì lượng phân hữu cơ cần nhiều hơn, lượng từ 15-30 kg/cây/năm.
* Phương pháp bón:
– Năm đầu phân hữu cơ được bón khi trộn hố trồng cây. Năm thứ 2 trở đi, đào hố hình chữ nhật theo mép tán cây (ngang 20cm sâu 20cm dài 50cm). Phân hữu cơ được trộn đều 0.5-1kg phân lân/hố cùng đất mặt sau đó lấp lại. Bón vào đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm.
– Vào giai đoạn kinh doanh phân hữu cơ được bón dưới rãnh trộn với phân lân ở khu vực mép tán cây sau khi thu hoạch xong.
Phân hóa học
Trong năm đầu tiên việc bón phân hóa học cho bơ hết sức cẩm thận vì nếu bón phân quá nhiều và sát gốc sẽ làm cho rễ tơ bị thối, cây có thể chết.
Giai đoạn KTCB
Loại phân có lượng đạm cao được dùng để bón thúc cho cây nhanh phát triển như NPK 16-16-8-13S, 20-20-15 hoặc có thể sử dụng phân đơn để bón.
* Lượng phân bón cần thiết cho cây bơ thời kỳ kiến thiết cơ bản
Ghi chú: Nếu bón phân tổng hợp NPK thì khỏi bón các loại phân đơn và ngược lại.
Phân được chia đều bón cho cây từ 4-6 lần/năm với cách bón như sau:
Cách 1: Trong năm đầu phân hòa với nước tưới cho cây là tốt nhất.
Cách 2: Đánh rãnh ½ mép tán sâu 5cm, phân được trộn đều với đất rồi lấp lại. Đợt tiếp theo bón vào vị trí ½ mép tán đối diện, không nên bón 1 vị trí cố định.
Giai đoạn kinh doanh
Từ năm thứ 4 trở đi bơ ghép bất đầu cho trái nhiều chính vì vậy hạn chế bón phân có lượng đạm cao mà nên tăng cường phân có lượng kali cao để cành lá phát triển không quá mạnh cũng như giảm hiện tượng rụng trái non.
Lượng phân bón tăng tương ứng với chiều cao, độ rộng tán cây và năng suất đạt được.
Trong giai đoạn kinh doanh thường dùng phân NPK để bón cho cây với các giai đoạn và liều lượng như sau:
* Cách bón:
Bón phân khi đất đủ ẩm. Phương pháp bón tốt nhất là đánh rãnh theo mép tán, xới đất trộn phân và lấp lại.
* Vôi
Sử dụng vôi theo quy trình bón của cà phê, không cần phải bón riêng cho bơ.
* Phân bón lá
Trong những năm đầu để cây phát triển cành lá nhanh cần phun bổ sung thêm phân bón lá có lượng đạm và trung vi lượng cao. Phun 3-5 lần ở mặt dưới của lá vào buổi sáng hoặc chiều mát.
Khi cây vào giai đoạn kinh doanh
– Phun phân bón lá có nhiều can-xi, ma-giê và kali để trái không bị nứt vỏ khi vào giai đoạn lớn nhanh.
– Khi trái vào giai đoạn phát triển mạnh cần phun một trong những loại phân sau Fetrilon-combi, Composition, Super vi lượng…
* Hạn chế cây ra đọt non sau khi đậu quả.
– Trong giai đoạn từ 3 – 12 tuần sau khi đậu quả nếu vườn cây có hiện tượng bung đọt non cần phun phân MKP (0-52-34) với liều lượng 80 – 100 g/10 lít nước hoặc dùng Nitrat Kali (KNO3) với liều lượng 150 g/10 lít nước hoặc dùng MX3 liều lượng 40-80g/10 lít nước, phun 2 lần liên tục đều lên hai mặt lá, 5 – 7 ngày phun lại lần 2 để chặn không cho đọt non phát triển giúp trái non không bị rụng.
– Cần lưu ý sử dụng đúng nồng độ như khuyến cáo để tránh gây cháy lá hoặc ngộ độc. Để tăng hiệu quả của phân bón lá nên phun vào buổi sáng hoặc chiều mát.
Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!