I. BỌ CÁNH CỨNG
1. Thời điểm xuất hiện
Mùa nắng, nhiều nhất là đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
2. Đặc điểm
+ Kích thước khá nhỏ
+ Ban ngày thường ẩn nắp dưới đất, sáng sớm hoặc chiều tối mới di chuyển lên cây cắn phá.
+ Gây hại làm giảm sự quang hợp làm cây suy yếu, tạo vết thương hở điều kiện cho nấm – khuẩn tấn công.
3. Biện pháp phòng ngừa
- Kiểm tra vườn thường xuyên, tạo vườn thông thoáng.
- Khi mới vừa phát hiện nên phun qua lá và tưới gốc để phòng ngừa bằng các hoạt chất như SCT 09, SCT 08…. kết hợp với bám dính để tăng hiệu quả sử dụng. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.
- Thời điểm phun: phun buổi sáng sớm (5-6h) hoặc chiều tối
Lưu ý:
- Đối với những vườn đang giai đoạn xổ nhụy nhưng bị bọ cánh cứng tấn công thì khi phun thuốc không phun trực tiếp vào bông, chỉ phun vào khoảng 4-5 điểm trên tán lá để xua đuổi bọ cánh cứng.
- Những vườn sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục thường bị bọ cánh cứng ăn phá nhiều hơn vườn sử dụng phân hữu cơ công nghiệp.
II. RẦY
1. Thời điểm xuât hiện
Xuất hiện xuyên suốt trong vườn sầu riêng ở tất cả các giai đoạn. Nhưng phát triển mạnh và tấn công khi cây bắt đầu có đọt mới.
2. Đặc điểm sinh thái
Vòng đời của rầy: trứng => rầy phấn (bắt đầu gây hại) => rầy xanh (gây hại nặng nhất).
- Rầy phấn (rầy phấn trắng): là ấu trùng của rầy khi còn nhỏ, sống cả mặt trên và mặt dưới lá non.
- Rầy xanh (rầy nhảy): là dạng trưởng thành của rầy, chủ yếu sống mặt dưới lá non và dưới cây cỏ.
Đặc điểm gây hại: Chích hút đọt non và lá non
+ Nhẹ thì làm lá nhỏ kém phát triển, để lại các vết thương trên lá tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
+ Năng thì làm mép lá bị cháy xoăn lại, dần dần khô và rụng, gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm với triệu chứng do bệnh.
3. Biện pháp phòng ngừa
Thời điểm: Rầy tấn công từ khi lá còn chưa mở, đến khi lá đã trưởng thành thì rầy không “ăn” nữa. Nên phun thuốc từ khi cây xuất hiện mũi giáo đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và chuyển sang thành thục.
– Nên phun phòng ngừa và khi vừa mới phát hiện bằng các hoạt chất như SCT 08, Abamectin, Emamectin,… Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7ngày/lần mỗi khi cây có đọt non. Phun ướt đều MẶT DƯỚI lá và phun lên đọt cây
Lưu ý:
+ Rầy chỉ dùng thuốc TRỊ, không dùng thuốc sinh học để PHÒNG vì thời gian đợi thuốc tác dụng giết rầy chết thì vườn đã bị thiệt hại nghiêm trọng.
+ Khi đã bị rầy tấn công thì không trị hay khắc phục được mà chỉ chăm sóc lại để cây ra đọt mới và dưỡng lại cơi sau.
III. NHỆN
Các vùng trồng sầu riêng ở miền Đông – Tây Nguyên vào mùa khô nắng thường bị nhện gây hại, các tỉnh miền Tây ít gặp hơn.
1. Thời điểm xuất hiện
Mùa nắng, điều kiện nóng ẩm, nhiều nhất là thời điểm mưa nắng xen kẽ, biên độ nhiệt chênh lệch ngày và đêm cao.
2. Đặc điểm sinh thái và gây hại
Đặc điểm sinh thái
– Kích thước rất nhỏ, vòng đời ngắn
– Nhiệt độ càng cao nhện sinh sản càng nhiều
– Nếu không phòng trị kịp thời dễ bùng phát thành “DỊCH”
Đặc điểm gây hại
- Tấn công mặt dưới lá, chủ yếu là ở lá già
- Nhẹ tạo thành những chấm trắng li ti do nhện “ăn” mất diệp lục lá
- Lá bị nặng chuyển sang màu xám trắng (giống như có lớp bụi bám trên bề mặt), lá khô lại, sau đó rụng dần.
Thời kì làm bông nếu bị nhện tấn công sẽ ảnh hưởng khả nãng ra hoa đậu trái, cây suy yếu – thiếu dinh dưỡng, dẫn đến rụng bông và trái non.
3. Biện pháp phòng ngừa
Cách kiểm tra: Giữ nhẹ lá nghi ngờ bị nhện lên tờ giấy trắng, nếu thấy có những con vật nhỏ chuyển động thì đỏ là nhện.
+ Hoạt chất thuốc sinh học: Dùng các hoạt chất như SCT 08, Abamectin, Emamectin, phun trực tiếp lên cây trồng. Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.
+ Hoạt chất thuốc hoá học: Diafenthiuron, Propagite, Fenpropathrin, Pyridapen, Fenpyroximate,…
Cách phun:
+ Xịt nhện phải xịt chủ yếu ở mặt dưới của lá
+ Khi xịt nên tăng áp lực nước mạnh một chút để tăng hiệu quả
IV. SÂU ĐỤC THÂN (SÉN TÓC)
Xén tóc đục thân hại Sâu Riêng, chúng tấn công và làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, làm cho năng suất vườn giảm sút nghiêm trọng.
1. Đối tượng gây hại
– Thường xuất hiện khi mùa nắng, khô nóng.
– Ấu trùng của Xén Tóc Đục Thân (có hình dạng và cách gây hại giống như sâu nên rất nhiều nhà vườn gọi là sâu đục thân), chúng không tấn công trực diện mà ẩn nấp và gây hại bên dưới lớp vỏ cây nên rất khó phát hiện và tiêu diệt tận gốc.
2. Khả năng gây hại
+ Thành trùng xén tóc thường đẻ trứng vào những nơi kẹt như phần gồ ghề, sần sùi ở vỏ, cháng ba giữa cành và thân chính.
+ Ấu trùng (sâu) sau khi nở sẽ đục vào trong thân cây theo hướng từ dưới đục dần lên trên thành những đường hầm ngoằn ngoèo dẫn đường cho nấm Phytopthora tấn công gây XÌ MŨ.
+ Ở những chổ sâu đục sẽ có các bã mùn cưa màu nâu do sâu đùn ra, khi thăm vườn nên quan sát kỹ dưới gốc hoặc các ngách trên thân, cành.
+ Nhà vườn cần thăm vườn vào buôi sáng sớm sẽ thấy những vết ướt đẫm nước trên thân cây (nhựa cây ứa ra) bên cạnh có những lỗ tròn, nhỏ, bên ngoài có bã màu nâu, nếu thăm vườn buỗi trưa thì những vết này đã khô lại không phát hiện được.
3. Biện pháp phòng ngừa
+ Nếu phát hiện thì dùng dao đục bắt hết sâu, bắt đâu từ vị trí lỗ đục hướng lên trên lần theo đường đục, sau đó quét thuốc trừ sâu vào bằng các thuốc LƯU DẪN, XÔNG HƠI, DIỆT CÁ TRỨNG như: SCT 10, SCT 08, Phytopin Gold, Cypermethrin,.. Phun thuốc sâu toàn vườn (phun kỹ vào thân, cành), Nếu thấy vườn nhiều sâu thì sau 5-7 ngày xịt lại lần 2.
+ Kiểm tra nếu chỗ sâu đục đã bị xì mủ thì quét thuốc trị xì mủ (quy trình xử lý tham khảo ở bài viết xi mủ trước) Cách xử lý bệnh xì mủ.
+ Nhà vườn cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời, vào mùa khô nắng là giai đoạn sâu phát triễn mạnh, gây hại rất lớn đặc biệt ở những vườn cây lâu năm, phun thuốc ngừa sâu hại toàn vườn.
V. MỌT ĐỤC THÂN CÀNH
1. Thời điểm xuất hiện
Thường xuất hiện vào mùa nắng, khô nóng
2. Đặc điểm nhận dạng
+ Kích thước rất nhỏ, màu đen, tương tự như các loài mọt thường thấy trên hạt đậu hay gạo, nên những vết mọt đục rất bé và khó thấy
+ Vùng vỏ cây bị mọt đục sẽ có màu khác với những vùng còn lại.
+ Nếu bị nặng, mọt đục vào lỗi, cắt đứt dòng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên trên, nên từ vị trí mọt đục trở lên sẽ bị khô cành và chết.
+ Vết đục còn là đường dẫn cho các loại nấm như phytopthora xâm nhập và gây XÌ MŨ
3. Biện pháp phòng ngừa
+ Dùng dao cạo sạch vết bị mọt đục chuyển màu.
+ Quét thuốc đặc trị sâu mọt có hoạt chất LƯU DẪN, XÔNG HƠI, DIỆT CẢ TRỨNG như: SCT 10, SCT 09, Cypermethrin, vì lỗ đục nhỏ nên có thể dùng bông gòn tắm thuốc và nhét vào lỗ mọt đục. Phun thuốc trừ sâu mọt toàn vườn (phun kỹ vào thân, cành).
+ Kiểm tra nếu chỗ mọt đục đã bị xì mũ thì quét thuốc trị xì mũ như Phytopin Gold + Tinh chất đồng (quy trình xử lý tham khảo ở bài viết xì mũ – nứt thân).
VI. SÂU ĂN LÁ
Nhà vườn trồng sầu riêng ở các tỉnh Tây Nguyên và Miền Đông sẽ rất ít khi thấy sâu ăn lá xuất hiện. Nhưng các tỉnh miền Tây thì sâu ăn lá gây hại rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi bước vào mùa khô nóng.
1. Thời điểm xuất hiện
Chủ yếu vào lúc trời khô ráo và sau cơn mưa
2. Đặc điểm gây hại
+ Sâu thường tấn công trên các lá đã trưởng thành, tạo thành những lỗ thủng và gần đó có thể có phân do sâu ăn xong để lại.
+ Mật độ sâu nhiều có thể ăn trụi các lá non, giảm khả năng quang hợp, làm cây suy yếu.
3. Biện pháp phòng ngừa
+ Thường xuyên kiểm tra vườn khi phát hiện để có biện pháp xử lý kịp thời
+ Hoạt chất thuốc sinh học: Phun phòng ngừa trước mỗi giai đoạn và khi vauwf phát hiện bằng các hoạt chất như : SCT 10, Abamectin, Emamectin,… Tốt nhất nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun nhiều lần tùy theo tình trạng và cách nhau 5-7 ngày.
+ Hoặc các hoạt chất hoá học như: Fipronil, Cypermethrin,…
+ Nhiều nhà vườn khi thấy cây bị ít, mới một vài con thì không phun, đợi vài ngày sau thì cây đã bị ăn trụi lá vì không phun trị kịp thời sâu bùng phát rất nhanh chóng.
==> Bà con nên sử dụng biện pháp sinh học hữu cơ sẽ giúp cây phát triển bền vững, giảm được các mối nguy hại về sức khoẻ con người, năng cao nâng suất, và điều quan trọng là giải pháp cho nông sản được xuất khẩu sang thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Canada, Nhật Bản…
Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!
>>>>>>>>>>>>>Xem thêm: CÔN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
One thought on “SÂU HẠI Ở CÂY SẦU RIÊNG”