Bưởi là loại cây ăn trái quen thuộc và được trồng phủ các vùng miền ở nước ta. Tuy nhiên loại quả này thường xuyên bị sâu bệnh hại tấn công làm sụt giảm nghiêm trọng chất lượng và năng suất của quả vào thời điểm thu hoạch, giảm giá trị kinh tế của nông dân. Trong đó phải kể đến sâu vẽ bùa hại bưởi đang phát tán mạnh tại vườn gây mất ăn, mất ngủ cho bà con. Nắm bắt được thông tin này, Bio Sacotec xin giới thiệu cách phòng trừ sâu vẽ bùa hiệu quả qua nội dung bên dưới nhé!
Bón phân đầy đủ cho cây giúp tăng sức đề kháng giảm thiểu tình trạng sâu bệnh tấn công
Thời điểm xuất hiện sâu vẽ bùa hại bưởi
Sâu vẽ bùa xuất hiện và gây hại quanh năm trong vườn bưởi. Tuy nhiên, mức độ gây hại của sâu phụ thuộc nhiều vào các yếu tố sau đây:
- Điều kiện thời tiết: sâu sẽ gây hại mạnh khi độ ẩm cao và ngược lại khi độ ẩm thấp thì sâu sẽ hạn chế gây hại. Do đó, vào các thời điểm như mùa mưa hoặc vườn có độ ẩm cao khoảng 85-90% hoặc thời tiết mát mẻ từ 23-29 độ C thì sâu sẽ phát triển cực mạnh.
- Nguồn thức ăn của sâu: phần đọt non là nguồn thức ăn yêu thích của sâu, do đó vào các thời kì cây ra đọt mạnh thì sâu phát triển mạnh và ngược lại, khi lá đã già sâu sẽ ít phát triển.
Độ ẩm không khí cao là thời điểm thích hợp để sâu vẽ bùa phát triển mạnh
Xem thêm: KINH NGHIỆM VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ RA HOA ĐỒNG LOẠT TRÊN CÂY BƯỞI MANG LẠI NHIỀU KẾT QUẢ CAO
Vòng đời
Vòng đời của sâu vẽ bùa gồm 4 giai đoạn: Bướm -> Trứng -> Sâu non -> Nhộng
- Bướm: 7-10 ngày (thời điểm tốt để phun trừ)
- Trứng: 1-6 ngày (trứng nhỏ và nằm mặt dưới lá nên khó phát hiện và phun trừ)
- Sâu non: 4-10 ngày (giai đoạn gây hại nặng nhất, cần phun trừ càng sớm càng tốt để giảm thiệt hại)
- Nhộng: 7-12 ngày (sâu tạo thành lớp kén dày bên ngoài nên việc phun trừ sẽ không hiệu quả)
Sơ đồ vòng đời phát triển của sâu vẽ bùa gây hại trên cây trồng
Xem thêm: MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH Ở CÂY BƯỞI VÀ BIỆN PHÁP TIÊU DIỆT
Đặc điểm
Đặc điểm đặc tính
- Bướm hoạt động về ban đêm, thường đẻ trứng ở mặt dưới lá gần gân chính của đọt non.
- Sâu non mới nở đục chui qua lớp biểu bì của lá, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên gọi là vẽ bùa, đường đục cảu sâu vẽ bùa dài và lớn dần theo sức lớn của sâu và đặc biệt các đường đục này không bao giờ gặp nhau. Khi nguồn thức ăn khan hiếm, sâu sẽ tấn công cả lá lụa và cành đọt.
- Khi đủ sức, sâu non đục ra mép lá và hóa nhộng.
Vết bệnh đầu tiên rất nhỏ, sau một thời gian lan rộng trên toàn bộ lá cây bưởi
Đặc điểm gây hại
- Lá non bị tấn công sẽ quăn queo, biến dạng, làm giảm quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non và thời gian ra cơi mới sẽ chậm hơn. Ở giai đoạn cây con nếu bị gây hại thường xuyên cây sẽ kém phát triển và có tán nhỏ hơn bình thường.
- Vết đục của sâu tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn theo sau tấn công.
Sâu vẽ bùa gây hại làm giảm khả năng quang hợp trên lá, cây phát triển chậm
Phương pháp phòng ngừa bệnh đem lại giá trị cao cho nông dân
- Chú trọng chăm sóc cây khỏe, tưới nước, bón phân đầy đủ, không bón dư đạm, bón nhiều phân hữu cơ chất lượng để bộ lá được dày, xanh bóng khiến sâu non khó xâm nhập vào lá, hạn chế gây hại.
- Tỉa cành, nhánh thường xuyên để tạo thông thoáng cho vườn.
- Hạn chế tưới, phun nước trực tiếp lên tán lá cây, sẽ làm ẩm đọ tăng cao tạo điều kiện cho sâu phát triển.
Phòng trị
Các hoạt chất đặc trị sâu vẽ bùa như: Cypermethrin, Chlopyrifos Ethyl, Imidachloprid, Thiamethoxam, Profenofos,… Có thể cộng chung với bám dính để tăng hiệu lực tối đa, xử lý nhanh sâu bệnh hại.
Thời điểm tiến hành thuốc
Phun thuốc định kì:
- Từ khi cây có mầm đọt non (búp đọt) đến lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra hết thì ngưng. Phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
- Trong trường hợp vườn ra đọt không đều thì phun định kì 7-10 ngày/lần.
Phun khi phát hiện dấu hiệu bệnh
- Khi thấy trong vườn có nhiều bướm sinh trưởng với mật độ dày
Lưu ý: Bướm sâu vẽ bùa hoạt động về ban đêm, nên khi phun thuốc thì phun buổi tối là tốt nhất.
- Xuất hiện vết sâu ăn lá
Lưu ý: Phun sâu thì vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Ngoài ra,khi lá đã bị sâu ăn thì cố gắng phun thêm thuốc phòng ngừa nấm và vi khuẩn.
- Khi đã xuất hiện sâu hoặc bướm thì cần phun liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày để diệt hết lứa sâu vẽ bùa đó.
Vị trí phun:
Phun chủ yếu ở mặt dưới lá và phun lên đọt cây để phòng trị bệnh.
Để trái bưởi tăng trưởng nhanh, xanh tốt cần đảm bảo quy trình chăm dưỡng đúng kỹ thuật
Qua bài viết trên, Bio Sacotec đã tổng hợp đầy đủ thông tin về sâu vẽ bùa xâm hại trên cây bưởi. Hi vọng bà con có thể nhận biết sớm và có phương pháp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thu hoạch. Bên cạnh đó, bà con có thể tham khảo các nguồn tài liệu uy tín để chăm sóc tốt nhất cho cây bưởi. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi gì về bệnh trên cây trồng liên hệ với chúng tôi ngay nhé! Đội ngũ của Bio Sacotec rất vui khi được hỗ trợ và tư vấn cho bà con.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu