Chăm Sóc Cây Ăn Trái, Chăm Sóc Cây Công Nghiệp, Chăm Sóc Cây Rau Màu

TẠI SAO KHÔNG SỬ DỤNG TRỰC TIẾP PHÂN GÀ TƯƠI

phân gà tươi

Việc ủ phân gà bằng vi sinh nhằm tăng cường khả năng phân hủy chất hữu cơ trong cơ chất. Ổn định chất hữu cơ và rút ngắn thời gian ủ, phân giải các cellulose khó phân hủy trong nguyên liệu ủ, nâng cao hiệu quả hoạt động phân hủy cơ chất.

Phân gà ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình cho việc trồng trọt bởi nó chứa nhiều dưỡng chất, giúp cây phát triển tốt. Hơn nữa việc sử dụng phân gà trong trồng trọt còn giúp cải thiện tài nguyên đất và không gây ô nhiễm môi trường. Nhưng tại sao không dùng phân gà tươi để bón cây mà phải trải qua một quy trình xử lý phân gà rồi mới đem vào sử dụng cho cây?
>> Xem thêm : Phân vi sinh là gì ? Phân hữu cơ vi sinh là gì ? Phân biệt các loại phân bón
TẠI SAO KHÔNG SỬ DỤNG TRỰC TIẾP PHÂN GÀ TƯƠI
Phân gà phải qua xử lý mới có thể đem bón cho cây trồng và mang lại hiệu quả cao

Thành phần có trong phân gà

Thành phần dinh dưỡng có trong phân gà nguyên chất như sau:
– Nitơ: 1.6 – 1.7%
– P2O5: 0.5 – 0.6%
– K2O: 0.8%
– CaO: 2.4%
Ngoài ra phân gà nguyên chất còn chứa một số chất dinh dưỡng và vi khuẩn khác. Chính vì hàm lượng chất dinh dưỡng có trong phân gà tươi rất lý tưởng, chứa các thành phần N-P-K là chủ yếu nên được sử dụng bón phân rất hiệu quả. Gần như tất cả các loại cây trồng đều có thể sử dụng phân gà để bón, vừa tiết kiệm chi phí mua phân hữu cơ, vừa góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra thành phẩm không hóa chất.

Tại sao không nên bón phân gà tươi cho cây trồng?

Hiện nay, việc bón phân gà tươi cho cây rất hạn chế và không nên bón trực tiếp cho cây trồng. Người ta biết rằng, bên cạnh các dinh dưỡng phù hợp cho cây thì phân gà tươi nguyên chất còn chứa các loại nấm, vi sinh vật có trong thức ăn của gà hằng ngày. Các loại nấm, vi sinh vật nầy khi được bón cho cây thì chúng sẽ tấn công vào rễ cây, khiến cây bị yếu dần và mắc các bệnh về rễ, nặng hơn có thể khiến chết cây. Chính vì thế, để mang lại hiệu quả, bà con cần phải biến phân gà tươi thành phân gà hữu cơ bằng cách ủ và xử lý phân gà bằng chế phẩm EM hay các chế phẩm khác sinh học khác.
Phân gà tươi chứa các loại nấm, vi sinh vật khiến cây bị yếu dần
Phân gà tươi chứa các loại nấm, vi sinh vật khiến cây bị yếu dần và mắc các bệnh về rễ

Mục đích của việc ủ phân gà

Trong phân gà hay các loại phân chuồng vốn đã có sẵn vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ, vi sinh vật này thường có trong đường ruột của động vật và trong tự nhiên, nhưng chúng hoạt động không mạnh. Bởi vậy cần có thời gian rất lâu để có thể ủ cho phân bị hoai mục hoàn toàn. 2 mục đích chính của việc ủ phân gà là:
Việc ủ phân gà bằng vi sinh nhằm tăng cường khả năng phân hủy chất hữu cơ trong cơ chất. Ổn định chất hữu cơ và rút ngắn thời gian ủ, phân giải các cellulose khó phân hủy trong nguyên liệu ủ,  nâng cao hiệu quả hoạt động phân hủy cơ chất có nồng độ các chất xơ, bùn hữu cơ và các sợi cellulose khác.

Ủ phân gà bằng chế phẩm EM

* Cho mỗi tấn phân vi sinh từ phân gà, thành phần nguyên liệu gồm:
– Phân gà tươi: 5 tấn
– Mụn dừa khô: 200 kg
* Chế phẩm vi sinh vật hữu ích:
– Chế phẩm vi sinh EM Pro-1: 1 Lit
– Chế phẩm vi sinh EM Fert-1: 1 Kg

Quy trình trộn ủ

* Hoạt hoá chế phẩm vi sinh EM Fert-1
Cho 1 kg mật đường + 5kg cám gạo vào thùng chứa 20 lít nước sạch, sau đó cho 1kg EM
Fert-1 vào trộn đều. Ủ kín trong thời gian 2-3 ngày để vi sinh vật và nấm hoạt hóa trở lại từ dạng bào tử.
* Xử lý phân gà và phối trộn nguyên liệu ủ
– Phân gà tươi sau khi ra từ băng chuyền, được phun đều chế phẩm EM Pro-1 đã pha loãng với nước (theo tỉ lệ 1 chế phẩm: 80 nước) lên bề mặt lớp phân khi thu gom.
– Dùng mụn dừa trải một lớp mỏng 1- 2 cm dưới nền ủ sau đó vung phân gà đã phun xịt khử mùi bằng chế phẩm sinh học EM Pro1 thành luống có chiều cao từ 1- 2m.
Quá trình xử lý chế phẩm EM Pro-1 sẽ khử mùi hôi của phân và ức chế các vi sinh vật lên men thối, vi sinh vật gây bệnh.
– Tiếp tục tưới đều chế phẩm EM Fert-1 lên lớp phân với liều lượng 20 lít chế phẩm EM Fert-1 đã hoạt hoá cho 05 tấn phân gà tươi. Duy trì độ ẩm của phân sau khi xử lý 2 chế phẩm không quá 60%. Quá trình xử lý chế phẩm EM Fert-1 sẽ phân huỷ nhanh các thành phần hữu cơ có trong phân gà và mụn dừa, tạo dạng dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây trồng đồng thời cung cấp một lượng lớn các vi sinh vật hữu ích cho đất, đối kháng mạnh và tiêu diệt các loại nấm khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các loại nấm bệnh gây hại bộ rễ cây trồng.
* Đảo trộn và duy trì độ ẩm, nhiệt độ cho luống ủ
– Hỗn hợp được đảo trộn đều. Độ ẩm duy trì khoảng 60-70%.
– Cắm ống nhựa pvc đã khoan lỗ đều trên đống ủ, mỗi đống ủ 5 tấn, cắm 5 ống nhựa để thông khí.
– Hỗn hợp phân gà mụn dừa được đánh thành luống lớn để ủ. Luống phân không cần phủ bạt nếu ủ trong nhà xưởng và cần phủ bạt để tránh trời mưa khi ủ ngoài trời.
– Định kỳ kiểm tra nhiệt độ trong lòng luống ủ, duy trì nhiệt độ không quá 70oC.
– Sau mỗi tuần, tiến hành đảo trộn luống ủ.
– Quá trình ủ phân sẽ hoàn tất sau thời gian 25-30 ngày. Phân có màu nâm sẫm, mùi thơm nhẹ, không có mùi hôi của phân gà ban đầu, độ tơi tốt, không có vi khuẩn gây hại như E.coli và Salmonela, vi khuẩn có lợi đạt mật độ 10^5 cfu/ mg trở lên. Có thể sử dụng để chế biến thành phân bón thành phẩm.
Nếu hộ gia đình có trang trại nuôi gà và thu được nhiều phân gà thì việc làm phân vi sinh từ phân gà vô cùng dễ dàng và mang lại nhiều lợi ích, nhất là trong việc trồng trọt.
>> Xem thêm: CÁC CÁCH Ủ PHÂN GÀ LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG
5/5 - (1 bình chọn)
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

One thought on “TẠI SAO KHÔNG SỬ DỤNG TRỰC TIẾP PHÂN GÀ TƯƠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *