Ngày nay, các mô hình chăn nuôi đều đặt việc an toàn và chất lượng lên hàng đầu. Nhiều bà con nông dân khi nuôi gà cũng đã áp dụng theo mô hình chăn nuôi hữu cơ hoặc hướng đến an toàn sinh học, điều này không chỉ tốt cho việc chăn nuôi mà còn góp phần đảm bảo môi trường xung quanh. Vậy nuôi gà hữu cơ và nuôi gà theo hướng an toàn sinh học là gì?
NUÔI GÀ HỮU CƠ
Thế nào là chăn nuôi hữu cơ?
Chăn nuôi hữu cơ là một kiểu chăn nuôi theo hình thức trang trại, trong đó thức ăn chăn nuôi đều là những vật phẩm nông nghiệp sẵn có, giải pháp chăn nuôi này có thể giúp tiết kiệm chi phí tối ưu cho bạn trong quá trình chăn nuôi.
Phân gà đã qua xử lý có thể sử dụng để bón cho cây trồng hay bón ruộng nhằm làm tăng độ màu mỡ của đất đai.
Những sản phẩm chăn nuôi được bao gồm thịt, trứng sẽ được bán ra thị trường với giá cả hợp lý.
Một số lưu ý cơ bản khi chăn nuôi gà hữu cơ
Khi chăn nuôi gà hữu cơ bạn cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe cùng chất lượng của đàn gà. Trong quá trình chăn nuôi này người cần phải sử dụng toàn bộ nguồn thức ăn cho đàn gà chính là nguồn thức ăn hữu cơ, không nên dùng thức ăn công nghiệp cho đàn gà sử dụng.
Môi trường sống của đàn gà cũng cần phải đáp ứng đầy đủ, đặc biệt phòng tránh gây ra một số tác động bất lợi cho đàn gà như nuôi nhốt, cắt mỏ hoặc cách đàn.
Thường muốn chăn nuôi gà hữu cơ tốt thì người cần phải đàm bảo diện tích chăn nuôi rộng rãi đáp ứng nhu cầu chạy nhảy và tìm kiếm thức ăn của đàn gà.
Trong trường hợp diện tích chăn nuôi nhỏ, nguồn thức ăn hữu cơ không đủ chất và lượng cần thiết thì đàn gà có thể chậm lớn, phát triển kém khỏe mạnh hơn, vì vậy yêu cầu chính khi muốn chăn nuôi gà hữu cơ là phải đảm bảo có diện tích chăn nuôi rộng rãi.
Đặc điểm của việc chăn nuôi gà hữu cơ
Chuồng trại nuôi gà hữu cơ lồng nhốt không được phép sử dụng. Hơn nữa, gà phải có cơ hội tiếp xúc với sân chơi ngoài trời có khu vận động, không khí mát mẻ và ánh sáng mặt trời và có thể đào bới và hố rác. Kết hợp nuôi gia cầm nuôi chăn thả với chăn nuôi trâu bò có thể giúp quản lý thức ăn cho gia cầm và giảm bớt rơm rạ cho người chăn nuôi. Gia cầm có thể bị nhốt tạm thời trong thời tiết khắc nghiệt, chu kỳ sản xuất, điều kiện sức khỏe, an toàn hay tình trạng sức khỏe động vật có thể bị nguy hiểm hay nếu động vật ở ngoài trời có thể gây nguy hiểm đối với chất lượng đất trồng và nước. Gà con, gà to thường được nuôi nhốt trong lúc ấp khi chúng cần được ủ ấm mặc dù có sân ngoài trời lúc vài ngày tuổi. Gà có thể bị nhốt trong thời tiết lạnh mặc dù một số giống chịu được rét và ở được ngoài trời trong thời tiết lạnh.
Gà mái hữu cơ thường không được cung cấp sân chơi ngoài trời cho đến khi chúng chuẩn bị đẻ, lúc gần 20 tuần tuổi. Khả năng miễn dịch thường phát huy một tuần hoặc sau lần tăng đầu tiên. Đợt tiêm vắc xin cuối cùng thường lúc 16-18 tuần, được dùng để duy trì độ chuẩn lâu dài để bảo vệ vật nuôi lúc đẻ. Sân chơi ngoài trời không gây trở ngại, mặc dù nhiều người chăn nuôi quan tâm về an toàn sinh học và thú y của họ có thể sắp xếp mà không có sân chơi. Thêm nữa, thời gian chiếu sáng được điều chỉnh cẩn thận đối với gà mái nuôi lấy trứng cho đến khi chúng đã thành thục toàn diện để đạt được kích thước thích hợp.
Sàn chuồng là đất có rơm để gà có thể đào bới. Nếu gà có thể ăn rơm, thì rơm phải là rơm hữu cơ. Mặc dù các cách xử lý rơm phổ biến trong chăn nuôi truyền thống để độ pH thấp hơn và giảm sự phát triển của vi khuẩn và sản sinh amoniac, trong chăn nuôi hữu cơ những cách xử lý rơm không giống bình thường. Bất kỳ cách xử lý nào cũng phải được tự nhiên.
Ví dụ, nguyên vật liệu tổng hợp, như chất xử lý rơm gia cầm hiện có (natri sulphat) không được phép sử dụng. Một số người chăn nuôi nhỏ dùng vôi hydrat hóa để độ ẩm trong rơm thấp hơn. Mặc dù vôi hydrat hóa được phép dùng trong chăn nuôi hữu cơ, vôi hydrat hóa chỉ được phép dùng để hạn chế sinh vật gây hại ngoài môi trường. Ổ đẻ hợp lý và cành đậu cần cho gà đang đẻ.
Về chất thải, người chăn nuôi phải xử lý chất thải bằng cách mà không làm ô nhiễm môi trường và tái sinh dinh dưỡng. Mặc dù rơm và phân gia cầm có nhiều dinh dưỡng rất hữu dụng đối với cây trồng và cỏ, người chăn nuôi cũng phải cần thận để không bón phân cho đất khi lượng nitơ và photpho đã quá cao. Bà con cần phải có quy trình xử lý phân gà, hơn nữa khi nuôi gà hữu cơ thì việc xử lý mùi hôi trại gà cũng cần áp dụng các chế phẩm không gây hại đến môi trường xung quanh.
>> Xem thêm : Phân vi sinh là gì ? Phân hữu cơ vi sinh là gì ? Phân biệt các loại phân bón
Gia cầm nên được bảo vệ tránh khỏi thú ăn thịt, cả trong và ngoài chuồng. hàng rào điện có thể ngăn thú ăn thịt xung quanh và nhốt gia cầm ở nơi quy định. Ánh sáng nhân tạo được phép sử dụng nhưng nên hạn chế. Yếu cầu về ánh sáng, nhiều hội đồng chứng nhận cho thời gian tối 8 giờ vì cần để duy trì hệ thống miễn dịch và sức khỏe của gà. Khi việc chăm sóc gà đẻ và gà giống, thời gian chiếu sáng không nên quá 16 giờ.
Nếu đang có nhu cầu thử sức với mô hình chăn nuôi gà hữu cơ thì hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bà con đạt được hiệu quả cao trong mô hình chăn nuôi của mình!
NUÔI GÀ THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC
Mặc dù nuôi gà hữu cơ là xu hướng của tương lai. Tuy nhiên, việc kiểm soát nguồn thức ăn, môi trường sống cũng như các điều kiện khác gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều chi phí khiến giá gà tăng cao.
Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học vừa đảm bảo chất lượng của gà, năng suất, hiệu quả, còn góp phần bảo vệ môi trường sống. Cùng BioSacotec tìm hiểu nuôi gà theo hướng an toàn sinh học là gì nhé!
Chuẩn bị điều kiện nuôi
- Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
- Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
- Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10cm được phun sát trùng trước khi sử dụng.
Chuồng trại
- Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn; 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
- Mặt trước cửa chuồng hướng về phía Đông Nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5m để tạo độ thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh và dễ xử lý mùi hôi trại gà.
Lồng úm gà con
- Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà).
- Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
- Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
- Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.
- Gà rất thích tắm cát. Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng. Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.
Chọn giống và chăm sóc
- Nuôi gà lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri….
- Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
- Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
- Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt.
- Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.
- Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.
- Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc VitaminC, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày. Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.
- Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rũ cần cách ly ngay để theo dõi.
- Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.
- Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn.
- Ánh sáng: Dùng ánh sáng tự nhiên ban ngày, ban đêm thắp đèn cho gà ăn tự do, dùng máng ăn tự động hình trụ 50 con/máng đổ đầy thức ăn cho 1 ngày đêm, sáng sớm trước khi cho ăn nên kiểm tra và loại bỏ thức ăn thừa hoặc phân trấu dính vào máng ăn. Không thả rèm (chỉ thả khi trời mưa bão lạnh). Cứ 2 tuần 1 lần cân 10% tổng số gà để tính trọng lượng bình quân.
- Phân gà được hốt dọn thường xuyên (nếu nuôi lồng) hoặc cuối đợt (nếu nuôi trên nền trấu) và phải đem xử lý phân gà bằng chế phẩm EM để thu được phân gà đã qua xử lý rồi mới được sử dụng cho quá trình trồng trọt.
- Phải đưa gà đến các cơ sở giết mổ tập trung và phải có dấu của thú y mới được bán.
>> Xem thêm :CUNG CẤP PHÂN GÀ XỬ LÝ 90% NGUYÊN CHẤT, KHÔNG MÙI, ĐẠT TIÊU CHUẨN PHÂN HỮU CƠ VI SINH
Thức ăn cho gà
- Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
- Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.
- Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.
- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.
- Vệ sinh phòng bệnh là công tác chủ yếu, đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch”. Nền chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
Chăn nuôi gà hiệu quả cao bằng chế phẩm sinh học
Hiện nay nhiều bà con nông dân trên cả nước, đang chăn nuôi gà bằng việc sử dụng các chế phẩm sinh học và thu được hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con tiết kiệm được 7-12% chi phí thức ăn, gà ít bệnh tật, lớn nhanh, xuất chuồng sớm và đặc biệt mùi hôi phân chuồng giảm tới 80-90% sau khi sử dụng chế phẩm này.
Hơn nữa, các chế phẩm sinh học này cũng giúp xử lý mùi phân gà hiệu quả, đảm bảo môi trường nuôi được thông thoáng, sạch sẽ. Phân gà được xử lý bằng chế phẩm sẽ tạo ra phân gà hữu cơ rất có ích cho việc trồng trọt.
>> Xem thêm :
- HƯỚNG DẪN KHỬ MÙI HÔI CHUỒNG GÀ VÀ XỬ LÝ PHÂN GÀ THÀNH PHÂN GÀ VI SINH BẰNG CHẾ PHÂM SINH HỌC
- TÍNH NĂNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CỦA PHÂN GÀ XỬ LÝ
LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ TỪ VIỆC NUÔI GÀ HỮU CƠ, NUÔI GÀ THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
Ngoài việc cung cấp thịt, trứng, tăng hiệu quả kinh tế thì nuôi gà còn mang lại nhiều lợi ích cho các hộ gia đình.
Có một lợi ích mà bạn sẽ không ngờ tới, đó chính là những chú gà sẽ giúp bạn đảo trộn rác thải trong các thùng ủ phân hữu cơ của gia đình một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thật đáng ngạc nhiên đúng không nào!
Những chú gà góp phần giúp quá trình ủ phân hữu cơ compost diễn ra nhanh hơn
Phân compost hay còn gọi là phân hữu cơ là những chất hữu cơ đã được phân hủy và tái chế thành một loại phân bón để cải tạo đất. Đây là một cách hữu ích để xử lý rác thải sinh hoạt và cung cấp dưỡng chất cho cây an toàn. Chính vì thế nào nhiều gia đình đã sản xuất ra phân hữu cơ compost từ rác thải hữu cơ của gia đình để bón cho cây trồng. Để ủ rác thành phân thì bạn thường được khuyến cáo là cần đảo thùng rác ủ vài ba lần trong quá trình ủ phân để hỗ trợ sự phân hủy trong các chất hữu cơ. Tuy nhiên mọi người thường quên đi nhiệm vụ này hoặc là không muốn làm chúng vì ngại bẩn.
Giờ đây công việc này đã không còn là vấn đề đáng lo ngại của các hộ gia đình có chăn nuôi gà nữa. Gà bới rác trong thùng Compost thường xuyên, liên tục và rất hiệu quả. Nó không chỉ làm dập nát rác hữu cơ mà còn nhặt các hạt cỏ dại và sâu bọ. Chúng còn thải ra thùng ủ một lượng phân gà là phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng. Hơn nữa, phân gà còn có tác dụng tạo men vi sinh để mau phân hủy rác trong thùng compost.
Đối với gà, các loại rác thải nhà bếp cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất để chúng sinh trưởng và phát triển tốt, giảm lượng thức ăn, chất lượng thịt thơm ngon.
Các hộ gia đình chăn nuôi gà còn có thể sản xuất phân hữu cơ từ phân gà bởi phân gà rất giàu dưỡng chất và tốt cho cây trồng.
Thông qua việc xử lý phân gà bằng chế phẩm EM, bạn có thể tạo ra phân hữu cơ vi sinh gà có lợi cho cây trồng.
>> Xem thêm :CÁC CÁCH Ủ PHÂN GÀ LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY TRỒNG
vậy Phân hữu cơ vi sinh là giải pháp tốt nhất để cải tạo đất, ngoài các thành phần khoáng chất, đa trung vi lượng, trong phân hữu cơ vi sinh có một hàm lượng vi sinh vật có lợi cao, giúp tăng khả năng phân giải các độc tố, ức chế nấm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây trồng, biến đất từ dạng chai cứng trở nên tơi xốp, tạo môi trường thuận lợi cho giun trùn phát triển, tạo hệ vi sinh vật phong phú, đều này sẽ làm cho cây phát triển tốt theo cách tự nhiên vốn có của nó.
Việc nuôi gà mang lại nhiều lợi ích cho cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, các hộ gia đình cần phải tìm hiểu và học hỏi thêm nhiều mô hình chăn nuôi gà hữu cơ và nuôi gà sinh học để đạt được hiệu quả cao.
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu