Bệnh đốm trắng trên thanh long hay còn gọi là nấm tắc kè đang gây hại nghiêm trọng trong vườn cây hiện nay. Bệnh này khó quản lý do tính đặc thù của cây thanh long là ra hoa, mang quả gần như liên tục quanh năm, đây lại là thời điểm thuận lợi để sâu bệnh hại tấn công. Vì vậy việc phòng trị bệnh càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nắm bắt được tình hình này, Bio Sacotec sẽ hướng dẫn bà con một số biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh qua nội dung bên dưới ngay nhé!
Thanh long là loài cây ăn quả được nhiều người dân ưa thích chọn lựa sử dụng trong gia đình và có giá trị xuất khẩu mang lại kinh tế cao cho bà con nông dân nước ta. Tuy nhiên, thanh long thường gặp phải các loại bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất. Vì vậy, bà con cần phải thường xuyên thăm vườn, quan sát cẩn thận để phát hiện sớm bệnh và có phướng án xử lý kịp thời tránh lây lan làm tổn thất mùa vụ.
Thanh long được trồng phổ biến và đem lại giá trị kinh tế cao
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
- Tác nhân chính gây nên bệnh đốm trắng là do nấm Neoscytalidium dimidiatum sinh sôi và phát triển gây nên. Bệnh gây hại trên toàn bộ thân, cành, quả của cây. Đặc biệt, vào mùa mưa, ẩm ướt là thời điểm thích hợp cho nấm bệnh tăng trưởng mạnh.
Vệ sinh, dọn sạch cỏ vườn thanh long để mầm bệnh không sinh sôi và phát triển
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA NẤM BỆNH
- Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa. Nhiệt độ 30-35oC và ẩm độ không khí cao, môi trưởng ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho nấm tắc kè phát triển và lây lan.
- Qua theo dõi, Bio Sacotec nhận thấy nấm gây hại nặng ở những vườn cây thanh long bị ứa nước, vườn vệ sinh kém, rậm rạp và bị che mát nhiều. Đặc biệt là những vườn không được rửa sạch sau mỗi màu vụ thu hoạch.
- Vườn trồng thanh long sử dụng nhiều phân đạm và bón phân chuồng chưa ủ hoai mục hay xử lý để loại bỏ nấm bệnh
- Bên cạnh đó, nấm còn sinh trưởng ở những vườn lạm dụng chất kích thích tăng trưởng, bón thiếu trung vi lượng đều có tỉ lệ bệnh cao hơn bình thường, nhất là khi mắc bệnh rất khó để diệt triệt để mầm bệnh.
TRIỆU CHỨNG BỆNH TRÊN THANH LONG
Bà con nên chú ý đối với loại nấm đốm trắng này thường gây hại trên bẹ non, nụ bông, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.
Trên cành:
- Khi mới xuất hiện, vết bệnh là những chấm li ti (như vết kim châm) nhỏ hơi lõm vào bề mặt bẹ hoặc trái và chuyển sang màu trắng sau khoảng 3-4 ngày. Về sau vết bệnh xuất hiện những chấm nhỏ màu cam ở vị trí trung tâm được bao bọc bởi vòng tròn màu vàng (10-20 ngày) và dần dần vết bệnh nổi lên thành những đốm tròn màu nâu (18-20 ngày).
- Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, các vết bệnh phát triển lan rộng ra, liên kết nhau thành từng mãng lớn làm sần sùi bề mặt cành, trong một số trường hợp bệnh gây thối từng mảng lớn.
Biểu hiện của nấm bệnh gây hại trên cây thanh long
Trên quả:
- Bệnh tấn công và gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của quả, đặc biệt ở giai đoạn sau trổ hoa và giai đoạn chuẩn bị chín. Triệu chứng bệnh gây hại trên quả cũng tương tự như trên cành và những quả nhiễm bệnh nặng thì không thể bán được.
Biểu hiện của bệnh nấm tắc kè gây hại cây trồng
>Bài viết liên quan: CÁC LOẠI BỆNH TRÊN CÂY THANH LONG CÓ THỰC SỰ NAN GIẢI>
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN THANH LONG
- Vệ sinh sạch cỏ dại, tỉa cành cho vườn và trụ thanh long thông thoáng.
- Thường xuyên kiểm tra vườn cây nếu vườn gần với vườn đã bị bệnh.
- Không tưới nước lên tán cây và không tưới vào chiều tối.
- Cắt bỏ thu gom hết các cành lá, quả bị bệnh mang ra ngoài chôn tiêu huỷ.
Bên cạnh các biên pháp khử khuẩn, diệt trừ mầm bệnh trong vườn, khi phát hiện bệnh bà con cần kết hợp với những sản phẩm đặc trị để diệt trừ nấm bệnh tận gốc:
- Khi cây ra đọt non có thể phun ngừa luân phiên các loại thuốc sinh học đặc trị đốm trắng trên thanh long như Eco Killer, SCT 03, … 7-10 ngày/lần (tuỳ vào điều kiện mưa bão).
- Khi phát hiện cành, trái bị bệnh phải tiêu huỷ ngay để tránh lây lan, và phun một trong các loại thuốc trị nấm tắc kè phổ rộng như: SCT 03 (phòng trừ nấm bệnh trên trái). Nếu áp lực bệnh cao có thể phun định kỳ 5-7 ngày/lần, khi phun thuốc phải bảo đảm thời gian cách ly.
- Bón phân trung vi lượng cân đối, đầy đủ và hợp lý để tăng khả năng chống chịu nấm bệnh, không nên bón quá nhiều phân đạm (hoặc phân bón lá) để thúc cây ra đọt non và bón bổ sung nhiều phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma (Trichotec, Tricho 11,…) cho cây.
- Sau khi thu hoạch quả cuối vụ, cắt tỉa cành nhiễm bệnh, cành vô hiệu để tạo điều kiện thông thoáng và có thể phun ướt đều khử trùng toàn bộ tán cây bằng nhóm thuốc trừ nấm phổ rộng (gốc đồng,…). Đặc biệt đối với những vườn cây lâu năm, ít cắt tỉa và nhiễm bệnh nặng cần phải phun thuốc thật kỹ phía bên trong tán.
Cành và trái thanh long phát triển tốt không bị ảnh hưởng bởi nấm bệnh
Bài viết liên quan: CÁCH TỈA THANH LONG – TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TẠO TÁN CÂY CHUẨN
Một số lưu ý nhỏ khi sử dụng thuốc diệt trừ nấm bệnh:
Phải phun ướt đều toàn tán cây, kể cả những cành phía bên trong tán, Khi phun xịt thuốc ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch trái phải tuyệt đối đảm bảo thời gian cách ly thuốc an toàn.
Phòng trừ trên diện rộng: Để quản lý hiệu quả bệnh đốm trắng thì việc vệ sinh đồng ruộng phải được thực hiện một cách triệt để, áp dụng nhiều giải pháp quản lý tổng hợp đồng loạt và trên diện rộng (tính cộng đồng).
Sản phẩm phân bón hữu cơ GÀ CỒ ĐỎ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng
Qua bài viết này, Biosacotec đã cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn bà con cách xử lý đốm trắng trên thanh long hiệu quả. Mong những kiến thức và kinh nghiệm mà chúng tôi mang đến sẽ giúp ích cho bà con nghề nông có được một mùa màng bội thu như mong muốn. Biosacotec luôn đồng hành cùng bà con trong suốt chặng đường phát triển nông nghiệp sạch và bền vững. Nếu bà con có thắc mắc hay cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu