Cây thanh long là một loại cây ưa hạn, dễ trồng nhưng lại cực kỳ khó trong việc chăm sóc, đặc biệt là sau năm thứ ba – giai đoạn mang trái của cây thanh long. Tỉa cành tạo tán cho cây thanh long đòi hỏi bạn phải áp dụng đúng quy trình và kỹ thuật. Đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng. Hãy cùng Bio Sacotec tìm hiểu về cách cắt cành thanh long qua nội dung bên dưới và áp dụng hiệu quả vào cây trồng nhé!
Cách tỉa thanh long như thế nào là đúng kỹ thuật để cây có bộ khung vưng chắc, cân đối?
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CẮT TỈA THANH LONG LÀ GÌ?
Trang trí lại vườn cây thanh long nhà bạn bằng cách cắt, tạo tán cây giúp cây có bộ khung cơ bản vững chắc, cân đối, hài hòa, từ đó cây có khả năng đón ánh sáng đầy đủ hơn. Cắt tỉa cành tạo tán sẽ thay thế những cành già, sâu bệnh, yếu ớt, để những cành trẻ phát triển tốt, duy trì sức mang trái tối hảo của cây, đảm bảo cân bằng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản. Đồng thời cũng giúp duy trì chiều cao của cây để thuận tiện hơn trong việc chăm sóc và quản lý sâu bệnh hại.
Xem thêm bài: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY THANH LONG – CÓ THỰC SỰ NAN GIẢI?
Tỉa thanh long giúp cây đạt năng suất cao
Số lượng cành trên cây tùy thuộc vào độ tuổi cây. Cây một tuổi có trung bình khoảng 30 cành, cây hai tuổi khoảng 70 cành, cây ba tuổi khoảng 100 cành, cây bốn tuổi khoảng 130 cành và cây năm-sáu tuổi duy trì số cành khoảng 150-170 cành mỗi cây.
CÁCH TỈA CÀNH THANH LONG ĐƠN GIẢN Ở CÁC GIAI ĐOẠN
Giai đoạn tạo tán cho cây mới trồng
- Sau khi trồng cây được 1 tháng, mỗi cành chọn 1 chồi phát triển tốt nhất, bám chặt vào trụ để cho cành từ mặt đất đi thẳng tới đỉnh trụ.
Giai đoạn tạo tán cho cây thời kỳ phát triển
- Năm thứ nhất, khi cành dài qua khỏi trụ, tiến hành uốn cành nằm xuống đỉnh trụ, nên uốn vào buổi trưa để dễ uốn, giúp cành nhanh ra chồi mới. Khi cành đâm chồi: chọn 1-2 chồi phát triển để lại, sửa các cành phân bố đều về 4 hướng, từ đó sẽ được tạo tán tiếp tục cho cành phân bố đều trên trụ bê tông cốt thép.
- Năm thứ 2, tỉa nhẹ để tạo tán hình cây dù.
- Cuối năm thứ 3, số lượng cành trên trụ phân bố khá dày đặc. Tỉa cành làm thông thoáng tán cây, loại bỏ những cành già đã cho trái, giúp tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới.
Giai đoạn sau thu hoạch
- Sau vụ thu hoạch, tiến hành tỉa bỏ các cành cây cũ bên trong tán. Cành vừa cho trái vụ trước nên để lại để nuôi chồi mới, mỗi cành để 1 chồi, khi cành dài khoảng 1,5m thì cắt đọt cành con để cành mập và nhanh cho trái.
- Cắt bỏ các cành già, ốm yếu, sâu bệnh nằm khuất bên trong tán, giữ lại những cành khỏe để cây thanh long tập trung dinh dưỡng và hạn chế sâu bệnh hại. Bạn dùng liềm chặt ¾ chiều dài của toàn bộ các cành già phía dưới, các tược non nảy ra từ phần gốc cành sẽ được giữ lại.
- Sau 4-5 năm thì tiến hành tỉa thanh long như thế để trẻ hóa số cành trên trụ và giúp cây có năng suất tốt hơn. Phương pháp tỉa cành này dễ làm và đỡ tốn công, nhưng qua nhiều năm thì cây thanh long bị đôn lên cao, khó chăm sóc. Bạn cũng có thể tỉa lựa để tạo sự thông thoáng cho cây, vừa giúp cây không bị đôn cao mà còn giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây.
Kỹ thuật chăm sóc thanh long đúng quy trình
Xem thêm bài: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG RUỘT ĐỎ – CHUYỆN TƯỞNG DỄ MÀ KHÔNG DỄ
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ PHẾ PHẨM CỦA CÂY THANH LONG
Những cành già và sâu bệnh sau khi tỉa cành, bông lép, trái thối… là phế phẩm của cây thanh long, nên được thu gom khỏi vườn để xử lý hoặc ủ thành phân hữu cơ, tránh gặp phải các mầm bệnh gây ảnh hưởng đến cây trong vườn. Việc biến phế phẩm của cây thanh long thành phân hữu cơ sinh học không còn mới đối với nhiều người. Tuy nhiên, lâu nay nhiều người dân chỉ tủ phế phẩm tươi dưới gốc, hoặc đổ đống ngay tại vườn vừa gây hôi thối, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chính bản thân cũng như xung quanh, vừa không đảm bảo đáp ứng theo đúng quy trình sản xuất của một số tiêu chuẩn nền nông nghiệp sạch. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu các cách trồng cây sao cho đạt hiệu quả cũng như cân nhắc về vấn đề sử dụng phương pháp bón phân hợp lý để mang lại năng suất tốt.
Xem thêm bài:CÁCH Ủ PHÂN BÓN HỮU CƠ ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Cành, bông lép, trái thối… sau khi được loại bỏ khỏi cây thanh long, bạn có thể chặt ngắn (đối với cành) và nghiền nát (đối với trái), sau đó phối trộn với Chế phẩm gốc EM Fert, tỷ lệ 1kg chế phẩm/1 tấn phế phẩm tươi, giữ độ ẩm ở mức 50-55% rồi ủ đống 3-4 ngày, sau đó đảo trộn đều và ủ tiếp từ 7-8 ngày là có thể sử dụng để bón cây. Nếu cách xử lý phế phẩm sinh học này được bạn áp dụng và thực hiện hiệu quả, sẽ giảm bớt được chi phí rất đáng kể, lại giải quyết được lượng phế phẩm thải ra từ vườn thanh long.
Chế phẩm gốc EM Fert là hỗn hợp các chủng vi sinh vật hữu ích được nhập khẩu từ Mỹ có đặc tính giúp phân huỷ mạnh chất thải hữu cơ, tạo nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, ức chế hiệu quả các loại nấm bệnh gây hại bộ rễ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Chế phẩm này giúp bạn có thể ủ hoai nhanh phân xanh, phân chuồng không chỉ ở quy mô hộ gia đình mà còn ở quy mô lớn.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thanh long sai quả
Qua bài viết trên, BioSacotec đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về cách tỉa cành tạo tán và xử lý phế phẩm đạt hiệu quả, mong những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho bạn áp dụng cụ thể và chính xác để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Nếu bạn quan tâm hay có nhu cầu mua sản phẩm Chế phẩm gốc EM Fert hãy liên hệ ngay với Biosacotec để được tư vấn miễn phí!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu