Thanh long là cây ăn quả được trồng rộng rãi, đem đến nhiều giá trị về kinh tế cho nhà vườn. Tuy vậy, việc chăm cây đúng kỹ thuật và phát triển xanh tốt không hề dễ dàng, nó thường xuyên bị nhiễm nấm gây tổn hại đến tốc độ tăng trưởng và chất lượng. Trong đó, bệnh nám cành trên thanh long là phổ biến nhất, nấm tấn công lên thân cành tác động nghiêm trọng đến hiệu quả cây trồng. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, bà con hãy đọc nội dung bên dưới ngay nhé!
Thanh long là cây nhiệt đới, phù hợp trồng ở khí hậu sinh thái và môi trường sống ở Việt Nam. Nó chịu hạn giỏi, có thể trồng được ở đất xám, đất phù sa, đất cát và đất phèn. Đặc biệt, khi trồng cần quan tâm đến hệ thống thoát nước vì cây không thích hợp với môi trường ngập nước, ẩm thấp.
Quy trình bón dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây trồng
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH GÂY HẠI THANH LONG
Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện khô hạn, tuy vậy nếu nắng gắt kéo dài cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, gây bệnh hại thanh long. Loại bệnh này chủ yếu do nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp là tác nhân gây nên. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng dễ làm bỏng mô cây, tạo điều kiện cho nấm mốc tăng trưởng nhanh.
Ngoài ra, vết bệnh còn xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, nhất là ở những vườn cây không được chăm dưỡng tốt, bón phân không hợp lí thì tỷ lệ xuất hiện nấm càng cao hơn.
Cách phân biệt giữa bẹ bị nám và bệnh thối đầu cành
Xem thêm: KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY THANH LONG RUỘT ĐỎ THỜI KỲ SAU THU HOẠCH
Thời tiết nắng gắt là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh
Tham khảo thêm: BỆNH ĐỐM NÂU CÂY THANH LONG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
TRIỆU CHỨNG CỦA NẤM BỆNH GÂY HẠI
Biểu hiện của vết bệnh đầu tiên là chấm cháy nắng nhỏ xuất hiện trên bẹ của cây do phải tiếp xúc với thời tiết nắng gắt. Tại vết cháy nắng sau đó một thời gian có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc hình thành nên và lan rộng. Bệnh tấn công trên thân cành và gây hại nghiêm trọng, tác động rất lớn đến năng suất của cây.
Cây thanh long khi bị bệnh tấn công sẽ có triệu chứng như là thân bẹ bị biến màu, trên đó mọc lên vết bệnh màu xám. Khi nấm tăng trưởng mạnh thì có thể làm sức khỏe cây bị ảnh hưởng, hoa và trái non bị rụng, làm giảm sút chất lượng và hiệu quả trồng của nhà vườn.
Bệnh nặng làm cho cành bị khô không phát triển được
Tham khảo thêm: BỆNH NẤM BỒ HÓNG TRÊN THANH LONG
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH NÁM CÀNH TRÊN CÂY THANH LONG HIỆU QUẢ
Bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất và giảm chất lượng của quả trong vườn. Vì vậy bà con cần tìm hiểu rõ, tích lũy thêm kiến thức để có phương án xử lý, phòng trị bệnh khi gặp phải bệnh nan giải này. Một số biện pháp để khắc phục tình trạng này như:
- Đầu tiên nhà vườn nên chọn giống cây trồng sạch, sinh trưởng tốt tránh trường hợp có nấm bệnh tồn tại.
- Bà con nên thăm vườn thường xuyên, dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật trong vườn, tỉa bỏ những cành già, cành sâu bệnh, tạo độ thông thoáng cho vườn thanh long.
- Đối với những vườn đã bị bệnh, không tưới nước lên tán cây và lúc trời nắng nóng.
- Vào mùa khô cần cung cấp và giữ đủ độ ẩm cho cây, tránh để cây bị khô hạn cháy nắng.
Khi phát hiện cành thanh long bị nám, tiến hành cắt bỏ và đi tiêu hủy không để nấm mốc phát tán và lan rộng trong vườn. Tiếp đó, sử dụng thuốc siêu đồng (Tinh Chất Đồng) và Phytopin Gold để sát khuẩn và diệt nấm. Cách sử dụng hiệu quả được khuyên dùng như sau:
- Pha 100ml Tinh Chất Đồng – Nano Cu và 250ml Phytopin Gold pha với 500ml nước sạch, quét trực tiếp lên vết bệnh 2-3 lần, cách nhau 3-4 ngày/lần.
- Tiếp đó dùng 50ml Tinh Chất Đồng – Nano Cu và 250ml Phytopin Gold pha với 100 – 200 lít nước sạch phun đều lên thân và vùng đất quanh gốc để phòng lây lan và tái phát vị trí khác.
Phytopin Gold và Tinh Chất Đồng phòng trừ hiệu quả bệnh ở thân cây
Một số sản phẩm phân bón hữu cơ với công nghệ sản xuất hiện đại cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng:
Bên cạnh đó, bà con cần có phương pháp chăm bón và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cây sức đề kháng mạnh phục hồi sau quá trình bệnh nhanh. Nên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh như Gà Cồ Đỏ, Gà Cồ Tím và kết hợp với nấm đổi kháng Trichodemar ( Trichotec, Tricho11) để cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất.
Chú ý: Bà con cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây tăng trưởng bằng cách phun phân bón lá định kỳ.
Quả căng nịn, đạt hiệu suất cao
Nội dung liên quan: BỆNH THỐI BẸ Ở THANH LONG
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu