Chăm Sóc Cây Ăn Trái, Chăm Sóc Cây Trồng

BỆNH THỐI BẸ TRÊN THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ MÀ BÀ CON NÊN BIẾT

bệnh thối bẹ trên thanh long

Thanh long là một trong những loại trái cây đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân nước ta. Vì thế, rất nhiều nhà vườn chọn thanh long làm nguồn thu chính trong gia đình, ổn định cuộc sống. Tuy vây, nó cũng thường xuyên gặp phải nấm mốc gây hại toàn bộ cây, điển hình là bệnh thối bẹ trên thanh long. Để diệt trừ tận gốc bệnh này là không hề dễ dàng, nắm bắt được khó khăn đó, Biosacotec sẽ hướng dẫn bà con cách phòng trừ bệnh nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao qua nội dung bên dưới ngay nhé!

Để vườn thanh long có thể phát triển tốt không bị mắc bệnh bà con phải quan tâm sát sao, áp dụng quy trình chăm dưỡng đúng kỹ thuật tạo điều kiện để cây sinh trưởng tốt qua từng giai đoạn. Ngoài ra, cần phải bón phân bổ sung các chất dinh hữu cơ cần thiết cho cây để cây có sức khỏe kháng sâu bệnh tốt mang lại một mùa vụ bội thu, cho trái đạt chuẩn chất lượng.

 

Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của cây trồngNấm bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cây trồng

>> Xem thêm bài: BỆNH THỐI NHŨN Ở THANH LONG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ 

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HẠI THANH LONG

  • Do nấm Fusarium sp. gây hại, bệnh hoạt động gây hại chủ yếu trên cành cây thanh long và thường tấn công cây trưởng thành, làm cành bị thối nhũn và cho quả kém chất lượng do thiếu dưỡng chất.
  • Bên cạnh đó, bà con không vệ sinh vườn, ruộng sau mỗi vụ thu hoạch cũng là nguyên nhân khiến nấm bệnh xuất hiện.

bệnh nám cành

Bẹ cây phát nhanh, xanh tốt do áp dụng kỹ thuật chăm bón phù hợp

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH THỐI BẸ

  • Nấm phát triển nhanh ở thời tiết nóng ấm (nhiệt độ 25-30oC). Bệnh hường xuất hiện nhiều và sinh trưởng mạnh trên ruộng đất cát, chua (pH 4 – 5), thiếu đạm và lân, hơn nữa còn dễ lây lan nhanh chóng.
  • Đối với cây thanh long: Bệnh hại xuất hiện quanh năm, phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ cao và tấn công chủ yếu trên những cành đã trưởng thành giảm chất lượng sản xuất trên cây trồng.

Thời tiết khô, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển

Thời tiết khô, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển

TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN

  • Dầu hiệu xuất hiện bệnh đầu tiên là trên cành thanh long có những vết sũng nước màu nâu. Sau đó, lây lan rất nhanh, làm héo và thối cành mở đường cho vi khuẩn tấn công hấp thụ hết chất dinh dưỡng và gây ra mùi hôi thối. Tiếp đó, mô của cành bị mất chỉ còn lại phần lõi gỗ ở giữa, ảnh hưởng và ngăn chặn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây thanh long.
  • Cây bị nhiễm bệnh nặng, nấm bệnh hút hết dưỡng chất còn xót lại trên thân và làm chết cả trụ thanh long nếu không phát hiện kịp thời.
Bệnh thường gây hại trên các cành cây trưởng thành

                                        Bệnh thường gây hại trên các cành cây trưởng thành

>> Xem thêm bài: BỆNH ĐỐM NÂU Ở CÂY THANH LONG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ 

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI BẸ TRÊN CÂY THANH LONG

Ngoài các tác nhân gây hại từ môi trường, bà con cũng cần phải quan tâm chăm sóc vườn để sớm nhận biết sự tấn công của nấm bệnh trên thanh long. Từ đó, chủ động xây dựng biện pháp ứng phó với tình hình cây trồng kịp thời, tránh gây ảnh hưởng cả vườn nhà. Hơn nữa, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và để lại nhiều di chứng khác.

Một số biện pháp mà bà con có thể tham khảo để áp dụng phòng trị bệnh hiệu quả như sau:

  • Vệ sinh sạch ruộng trồng đặc biệt là sau mỗi vụ thu hoạch, dọn bỏ cỏ dại mọc xung quanh, tiêu diệt nấm bệnh còn tồn động trong đất
  • Chống úng và chống hạn cho cây đảm bảo lượng nước tưới vừa đủ. Không nên tưới nước vào chiều tối vì thời điểm này sâu bệnh rất dễ tấn công cây.
  • Bón phân cân đối, không nên bón thiếu hoặc dư đạm sẽ dẫn đến việc tạo điều kiện cho nấm bệnh sinh sôi và phát triển. Nên sử dụng các loại phân hữu cơ để bổ sung dưỡng chất cho cây và an toàn cho người sử dụng thanh long.
  • Tăng cường phân bón cho cây kết hợp với các sinh vật đối kháng Trichoderma, Eco Killer, Tricho11,.. để cải tạo đất, cung cấp dưỡng chất để cây phục hồi nhanh và tăng sức đề kháng chống lại bệnh hại và cho trái đạt chuẩn chất lượng.
  • Ở những cành đã bị bệnh nặng (thối rũ phần thịt lá), cần tỉa bỏ cành và tiêu hủy để ngăn ngừa sự lây lan hoặc cạo bỏ phần thịt lá bị bệnh, đồng thời tiến hành phun thuốc trị bệnh thối bẹ tinh chất Nano Cu kết hợp với Phytopin gold để sát khuẩn, tiêu diệt nấm bệnh còn sót lại khu vườn.
  • Đối với những vườn đã bị bệnh, chú ý không tưới nước lên tán cây, không tưới nước vào lúc trời nắng nóng sẽ dễ phát triển bệnh và lây lan mầm bệnh sang cây khác.

Cần thăm vườn thường xuyên để có biện pháp xử lí bệnh kịp thời

Cần thăm vườn thường xuyên để có biện pháp xử lí bệnh kịp thời

Gợi ý một số dòng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học được sản xuất theo công nghệ hiện đại  giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng.

san-pham-phan-bon-huu-co

>>Xem thêm bài: BỆNH THÁN THƯ GÂY HẠI THANH LONG

Qua bài viết này, Biosacotec mong rằng bà con có thể nhận dạng được bệnh thối bẹ và áp dụng hiệu quả cách phòng trừ. Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm những bài viết có liên quan khác để chăm sóc tốt giúp thanh long đạt chất lượng và năng suất cao. Cuối cùng, chúc bà con thành công và có một mùa vụ bội thu như mong muốn. Nếu bà con có thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng!
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 
map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *