Thanh long là loại trái cây phổ biến và giàu hàm lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn được nhiều người dân lựa chọn trồng để làm nguồn thu nhập chính trong gia đình bởi giá trị kinh tế mang lại cao. Tuy vậy, để cây phát triển xanh tốt, ít bị sâu bệnh hại tấn công là điều không hề dễ dàng. một trong những loại nấm thường gặp phải kể đến bệnh thối nhũn trên thanh long. Vậy làm sao để phòng trừ hiệu quả, Bio Sacotec sẽ hướng dẫn bà con qua nội dung bên dưới nhé!
Sâu bệnh hại tác động rất lớn đến năng suất và sự phát triển của cây thanh long. Bệnh gây hại quanh năm, ở cả giai đoạn sinh trưởng lẫn giai đoạn thu hoạch cây cho trái ổn định. Bên cạnh đó, có nhiều vườn còn bị ảnh hưởng tới 70-80% do không phát hiện và có phương pháp quản lý bệnh tốt. Vì vậy, bà con cần chú ý thăm vườn thường xuyên và nhân biết những đặc điểm của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế tác hại đến cây trồng.
Trái thanh long đạt năng suất cao
TÁC NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH
Nguyên nhân chính gây là vi khuẩn Erwinia chrysanthemi. Bệnh có thể tấn công trên các bộ phận của cây thanh long bất kì lúc nào, nhất là trong thời tiết có độ ẩm không khí cao như mùa mưa là tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Ngoài ra, nấm bệnh còn tồn tại trong tàn dư thực vật có do không tiến hành rửa vườn sau mỗi vụ thu hoạch. Bên cạnh đó, mầm bệnh vòn được phát tán khắp nơi vì không có biện pháp xử lí, tiêu hủy cành, hoa và trái bệnh đúng cách. Bệnh còn lây lan qua gió, nước mưa hoặc qua côn trùng.
Biểu hiện của bệnh gây hại trên thân, cành, hoa thanh long trong điều kiện mùa mưa
Xem thêm: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH NẤM BỒ HÓNG TRÊN CÂY THANH LONG HIỆU QUẢ
TRIỆU CHỨNG NẤM BỆNH GÂY HẠI
Bệnh khi mới xuất hiện cành, phần mô mềm của cây sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng, úng nước và thối rữa. Bệnh tấn công gây thối đầu cành trước, sau đó vết bệnh phát triển kéo dài ra xung quanh vị trí bị xâm nhiễm, làm cành nhánh bị thối rửa hoàn toàn và có mùi hôi khó chịu, cành chỉ còn lại phần lõi gỗ bên trong. Phần lõi gỗ này sẽ dần khô gãy.
Khi nấm tấn công hoa và trái non sẽ có những vết thối nhũn, có bọt khí nổi trên bề mặt, sau một thời gian bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng làm thối cả trái, gây mùi hôi và có dịch màu nâu vàng chảy ra.
Vườn thanh long không bị sâu bệnh hại tấn công đạt năng suất cao
Xem thêm: BỆNH THÁN THƯ Ở THANH LONG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI NHŨN TRÊN THANH LONG
Thối nhũn cành, bẹ gây những ảnh hưởng rất nghiêm trọng, giảm khả năng cho trái, trái nhỏ dẫn đến năng suất rất thấp, thậm chí cây có thể bị chết nếu bệnh nặng. Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con cần chú ý kết hợp các biện pháp chữa trị bệnh sau đây:
- Bà con cần chọn cây khỏe mạnh, không sử dụng cành nhánh của cây bị bệnh để nhân giống.
- Mật độ trồng vừa phải, không quá dày để vườn có độ thông thoáng nhất định. Bà con cần chú ý đến việc đào mương rãnh để thoát nước, tránh ngập úng vào mùa mưa.
- Sau mỗi đợt thu hoạch cần tiến hành vệ sinh vườn, thu gom những cành nhánh, bông và trái bị nhiễm bệnh tiêu hủy, dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật có trong vườn.
- Rải vôi bột khử trùng và phun thuốc phòng ngừa sau khi tiến hành cắt tỉa cành để làm giảm áp lực bệnh cho vườn thanh long.
- Trong quá trình chăm sóc, bà con hạn chế việc tạo ra vết thương cơ giới cho cây để tránh sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh.
- Bà con cần có chế độ bón phân cân đối, nên bón phân chuồng đã qua xử lý hoặc phân bón hữu cơ để tăng cường hệ vi lượng có lợi trong đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu lại sâu bệnh hại. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học mang đến nhiều tác hại xấu cho đất và môi trường sống.
- Đối với những cây đã bị bệnh gây hại cần cắt bỏ những cành nhánh, hoa và trái bị nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy, sau đó phun bằng sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hàng đầu như Tinh Chất Đồng và Phytopin Gold để diệt trừ hiệu quả bệnh thối nhũn.
- Bên cạnh đó, sau khi sử dụng thuốc trị thối nhũn cho thanh long, bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học như SCT 08, SCT 09, SCT 10 để diệt trừ tuyến trùng, sâu bệnh hại cây như rệp, nhện, rày đem đến điều kiện tốt nhất cho cây phát triển tốt.
Lưu ý: Bà con nên rút râu sau khi hoa nở (3-4 ngày sau khi hoa nở vào mùa nắng, 2-3 ngày vào mùa mưa), sau đó phun thuốc phòng ngừa mầm bệnh xâm nhiễm qua vết thương khi rút râu. Giai đoạn nụ hoa sau 14-20 sau khi nở và 7-10 sau khi rút râu là giai đoạn mẫn cảm với nấm bệnh.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu