Nuôi Tôm Thẻ

BỔ SUNG KHOÁNG CHO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÁNH HIỆN TƯỢNG THIẾU KHOÁNG

Bổ sung chất khoáng đầy đủ để tôm không bị mắc các bệnh cong thân và mềm vỏ

Khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản. Việc bổ sung các khoáng cho tôm thẻ chân trắng giúp tránh hiện tượng thiếu khoáng làm cho tôm đạt hiệu quả, năng suất cao.

Khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp. Việc bổ sung các khoáng cho tôm thẻ chân trắng không những giúp cho tôm nuôi khỏe mạnh, tránh hiện tượng tôm thiếu khoáng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch.
 hiện tượng tôm thiếu khoáng
hiện tượng tôm thiếu khoáng

Nhu cầu khoáng cho tôm thẻ chân trắng

Chất khoáng là thành phần rất quan trọng trong cơ thể tôm, giúp cho quá trình lột xác của tôm được dễ dàng. Nếu xảy ra hiện tượng thiếu khoáng tôm sẽ bị bệnh cong thân, mềm vỏ. Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được quan tâm và kịp thời. Có thể sử dụng liên tục suốt vụ nuôi, nhất là ở giai đoạn tăng trưởng nhanh của tôm từ 2 đến 3 tháng tuổi. Nhu cầu khoáng của tôm thay đổi tùy theo dạng khoáng. Các loại khoáng tinh thể, có thể hòa tan trong nước thường được hấp thụ cao nhất ở dạng các ion, những hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng hình thành các hợp chất bền, ít tan sẽ khó được hấp thụ. Tuy vậy, việc bổ sung khoáng chất cho tôm, nếu trộn cho ăn thì hiệu quả cao hơn nhiều, thay vì tạt xuống nước.

>> Bài liên quan : MÀU NƯỚC NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ CÁCH QUẢN LÝ MÀU NƯỚC TỐT CHO TÔM
>> Bài liên quan : KINH NGHIỆM NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG HIỆU QUẢ

5
Bổ sung chất khoáng đầy đủ để tôm không bị mắc các bệnh cong thân và mềm vỏ

Phân loại các loại khoáng

Khoáng bao gồm các nguyên tố vô cơ cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Căn cứ theo nhu cầu khoáng được chia làm 2 nhóm đa lượng và vi lượng.
– Nhóm khoáng đa lượng bao gồm: Canxi (Ca), Magie (Mg), Photpho (P), Na (Natri), Kali (K), Chloride (Cl),…
Chức năng chung của các khoáng chất bao gồm các thành phần của bộ xương ngoài, cân bằng áp suất thẩm thấu, tham gia vào các thành phần cấu trúc của các mô, truyền xung động thần kinh và co cơ. Khoáng chất đóng vai trò như thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, yếu tố đồng vận chuyển trong quá trình chuyển hóa, chất xúc tác, và hoạt hoá enzyme. Tôm có thể hấp thụ hoặc bài tiết khoáng chất trực tiếp từ môi trường nước qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy, yêu cầu khoáng chất trong chế độ ăn phần lớn phụ thuộc vào nồng độ khoáng chất trong môi trường nước nuôi tôm.
– Nhóm khoáng vi lượng bao gồm: nhôm (Al), Coban (Co), Chrom (Cr), đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Selenium (Se), Silic (Si), Niken (Ni), Kẽm (Zn),…
>> Bài liên quan : CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Nhìn chung nhóm khoáng vi lượng cần với lượng rất ít tuy nhiên lại có vai trò quan trọng trong cấu tạo các nhóm chức của enzyme, hormone, điều hoà quá trình sinh tổng hợp protein,… ảnh hưởng một cách rõ rệt đến các quá trình trao đổi chất, đặc biệt trong môi trường nuôi thâm canh, sự thay đổi môi trường, chất lượng nước cùng với các thực hành nuôi dẫn đến stress và có ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý của cơ thể, làm thay đổi nhu cầu về khoáng vi lượng rất hữu ích cho việc giảm stress và tăng khả năng đề kháng bệnh của tôm nuôi. Tuy nhiên khi hàm lượng khoáng vi lượng có khả năng gây độc hại như đồng, chì, cadmium, thủy ngân, asen, flo, selen, và vanadi cao cũng gây nguy hại cho sứ khỏe tôm nuôi như: giảm tăng trưởng, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, dị hình, tăng tỷ lệ chết,….
6
Các nhóm khoáng chất cần cung cấp cho tôm thẻ chân trắng.

Cách bổ sung chất khoáng

Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc lúc 22 – 24 giờ, vì tôm thẻ chân trắng thường lột xác ban đêm. Khi tôm lột xác, nhu cầu oxy tăng gấp đôi và sau khi lột xác, tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh lúc 2 – 4 giờ.
Khi thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm khó lột xác, cần phải định kỳ tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng
1 kg/1.000m3 nước kết hợp trộn khoáng nước liều lượng 10 ml/kg thức ăn (2 lần/ngày), sẽ khắc phục được hiện tượng tôm mềm vỏ, khó lột xác.
Vào khoảng 30 – 65 ngày tuổi, tôm tăng trưởng mạnh nhất. Nếu trong giai đoạn này tôm tăng trưởng chậm chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong nước thiếu, không đủ nhu cầu hấp thu của tôm, cần phải bổ sung khoáng nước bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 5 ml/kg thức ăn, 2 lần/ngày.
Hiện tượng tôm thiếu khoáng có thể gây hậu quả nghiêm trọng với hiệu quả nuôi nếu bạn lơ là, việc bổ sung khoáng cho tôm thẻ chân trắng cần được thực hiện đều đặn và liên tục suốt vụ nuôi là chắc chắn và an toàn nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ BIOSACOTEC để được tư vấn miễn phí nhé !
>> Bài liên quan : CÁCH CHO TÔM THẺ CHÂN TRẮNG ĂN ĐÚNG CÁCH
4.5/5 - (6 bình chọn)
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *