CÁC LOẠI BỆNH TRÊN CÂY SẦU RIÊNG CON
I. BỆNH CHÁY LÁ, CHẾT ĐỌT TRÊN CÂY SẦU RIÊNG CON
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN
– Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra
– Bệnh này gây hại cây sầu riêng con trong vườn ươm và cây mới trồng những năm đầu và phát triển mạnh vào mùa mưa, ban đầu xuất hiện ở một nơi sau đó nhanh chóng lan rộng dần ra xung quanh.
– Trong điều kiện độ ẩm cao, thiếu ánh nắng, sợi nấm lây lan trực tiếp hoặc do hạch nấm di chuyển nhờ dòng nước hoặc do bà con dùng rơm rạ, cây cỏ khô phủ đất nhưng có chứa mầm bệnh.
– Bệnh làm khô chết lá, chết ngọn, trường hợp nghiêm trọng cây con sẽ bị trụi lá, cây bị mất diệp lục và sẽ không thể quang hợp được, các đọt non bị thối đen khiến cây không thể sinh trưởng và phát triển bình thường.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải, cũng không được tưới quá nhiều nước.
Dọn sạch cỏ dại thường xuyên để vườn cây luôn thoáng mát.
– Kết hợp việc phun thuốc phòng ngừa lên tán cây với việc xử lý đất trước mỗi giai đoạn hoặc khi vừa mới phát hiện bệnh theo chu kỳ như Phytopin Gold, Nano Đồng.
– Dùng nấm đối kháng Trichoderma (Trichotec, Tricho 11) và thuốc trị rầy như SCT 08 bổ sung vào gốc để phòng trị nấm và rầy trong đất.
>> Bài liên quan: BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG – NHỮNG THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP KHÔNG THỂ BỎ QUA!
II. BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG CON.
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỀU CHỨNG BIỂU HIỆN
– Bệnh đốm lá do nấm Phomopsis durionis gây ra
– Cây sầu riêng dễ bị tấn công bởi căn bệnh này, đặc biệt là thời kỳ cây con.
– Khi mắc bệnh, cây sầu riêng con có biểu hiện nổi đốm màu vàng giữa lá, cây chậm phát triển, lá của cây có xu hướng rụng sớm, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
– Dấu hiệu đầu tiên khi nấm bệnh tấn công là những đốm nhỏ có màu vàng hơn màu nâu như bị hoại tử, lâu dần sẽ tăng kích thước và khiến lá cây bị rụng.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
– Thường xuyên theo dõi cây để phát hiện sâu bệnh gây hại, nếu phát hiện lá bị bệnh tấn công thì nhanh chóng ngắt bỏ đi, tiêu hủy an toàn để tránh tình trạng lây lan trong vườn.
– Bón phân đầy đủ, cân đối cho cây, không bón nhiều phân đạm. Kết hợp bổ sung phân hữu cơ vi sinh cho cây để cây đủ dinh dưỡng phát triển và khả năng kháng bệnh tốt hơn.
– Khi cây vừa mới xuất hiện bệnh bà con nên dùng thuốc Tinh chất đồng (Nano Đồng), Phytopin Gold, Difenoconazole hoặc Mancozeb + Meta Laxyl phun trên lá 2 lần cách nhau 5-7 ngày để trị bệnh cho cây.
III. BỆNH THỐI RỄ
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN
Bệnh do nấm mang tên Pythium Complectens có sẵn trong đất vườn quá ẩm ướt, nấm tấn công toàn bộ rễ của cây sầu riêng con khiến rễ không thể hút chất dinh dưỡng, dẫn đến việc cành bị héo úa lá chuyển vàng và rụng, sau đó cây kiệt sức dần mà chết.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
– Do bệnh thường tấn công từ rễ của cây nên bà con rất khó phát hiện, đến khi nhận thấy biểu hiện của bệnh trên cây thì tình trạng của cây sầu riêng con đã trở nên trầm trọng, khó có thể hồi phục.
– Đối với những cây sầu riêng con đã bị bệnh nặng và chết nên nhanh chóng nhổ bỏ hết gốc rễ đem tiêu hủy ngoài khu vực vườn trồng.
– Bón bổ sung phân chuồng ủ hoai, bón vôi hằng năm để giúp đất tơi xốp, tăng pH của đất (pH từ 5-6 là tốt nhất), hạn chế các loại nấm bệnh trong đất bằng cách kết hợp nấm đối kháng Trichoderma (Trichotec, Tricho 11,…), Eco Killer, Phytopin Gold vào các đợt bón phân trong năm giúp tốt đất, tốt cây.
>>>>>Xem thêm: https://greenbio.com.vn/cach-chua-tri-be…-o-cay-sau-rieng.html
IV. BỆNH THÁN THƯ
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN
– Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioidess gây ra.
– Bệnh xuất hiện và nhanh chóng lây lan nặng trên cây con, vườn ươm đặc biệt là đầu mùa mưa và những ngày có sương.
– Khi mắc bệnh lá cây sầu riêng con sẽ có những đốm bệnh lõm màu nâu, từ bên ngoài bìa và chóp lá rồi lan vào trong, lá héo rồi rụng dần, trường hợp cây bệnh nặng sẽ khô héo mà chết.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
– Thường xuyên thăm vườn, đặc biệt trong giai đoạn vườn ươm, phát hiện và tiêu hủy những cây nhiễm bệnh để tránh tình trạng lây lan.
– Cải tạo nền đất trồng thật tốt, tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục hay phân đã được ủ với nấm Trichoderma (Trichotec, Tricho 11). Tưới bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất như Bio Roso, Eco Killer.
Khi phát hiện cây trồng có dấu hiệu mắc bệnh thán thư, bà con cần nhanh chóng thực hiện các việc sau:
- Tiến hành cắt tỉa các cành lá nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.
- Sử dụng gốc đồng (Tinh chất đồng) kết hợp với hoạt chất trị nấm như Phytopin Gold phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2.
- Nếu cây bệnh nặng có thể sử dụng các thuốc hóa học đặc trị như: Metalaxyl, Azoxystrobin, Difenoconzole,… phun từ 2-3 lần đến khi vết bệnh khô lại
Lưu ý: Khi bà con sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây sầu riêng con thì nên lựa chọn dòng sản phẩm uy tín, có nguồn gốc và thành phần rõ ràng để tránh dùng phải phân kém chất lượng khiến đất bị nhiễm độc, suy thoái đất và ảnh hưởng đến cây trồng. Ngoài ra bà con nên thay đổi thói quen sử dụng phân chuồng tươi chưa qua xử lý để bón cho cây, do phân chưa được ủ hoai chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh dễ xâm nhập và tấn công cây sầu riêng con. Thay vào đó với dòng phân hữu cơ vi sinh được bổ sung lượng vi sinh vật có lợi, đảm bảo chất lượng và không gây mùi hôi thối đã ra đời sẽ giúp bà con dễ dàng hơn trong việc lựa chon phân bón hữu cơ vi sinh để sử dụng.
>> Bài liên quan: KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON – NHỮNG BÍ QUYẾT KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT