Chăm sóc vườn sầu riêng không phải đơn giản nếu như bạn không hiểu rõ về các kiến thức cơ bản, nhất là việc nắm rõ thời gian bón phân và lựa chọn loại phân bón phù hợp. Khi bón phân cho cây ăn trái đặc biệt là bón phân cho sầu riêng, việc chú ý đến loại phân sử dụng, nhu cầu sinh lý phù hợp với điều kiện đất đai, đúng lúc và đúng phương pháp là những yếu tố quyết định giúp cây phát triển tốt hơn, góp phần tăng năng suất cây trồng.
Sau đây là những kiến thức cơ bản về thời điểm và phương pháp bón phân cho cây sầu riêng mà bạn không nên bỏ qua để đạt được hiệu quả, nâng cao chất lượng trong quá trình canh tác, cùng Biosacotec tham khảo nhé!
Hình ảnh minh họa
Những điều cần lưu ý khi bón phân cho cây sầu riêng
Loại phân sử dụng để bón cho cây sầu riêng
Bón phân tùy theo nhu cầu sinh lý của cây
Cách chăm sóc sầu riêng phát triển xanh tốt một phần cũng phụ thuộc vào cách bón phân đúng với nhu cầu sinh lý của cây. Ở từng giai đoạn, cây sầu riêng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau như: Giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cây sẽ cần Đạm, Lân nhiều hơn Kali, còn ở thời kỳ phát triển quả cây lại cần Kali nhiều hơn Đạm.
Có nhiều thời kỳ bạn cần bón phân cây sầu riêng như: Bón lót, bón thúc, bón trước ra hoa, nuôi hoa và bón nuôi quả…Xác định được nhu cầu của cây ở mỗi giai đoạn sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được loại phân và cách chăm sóc phù hợp để sầu riêng phát triển tốt.
Bón phân dựa trên đặc điểm đất trồng
Việc bón phân căn cứ vào đặc điểm đất nơi trồng sẽ giúp bổ sung thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây sầu riêng khi cây có nhu cầu, đồng thời sẽ tránh lãng phí lượng chất đã có sẵn trong loại đất đó.
Bón phân đúng lúc và đúng thời điểm
Bón phân sầu riêng không phải lúc nào cũng để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, đôi khi bón phân còn giữ vai trò hạn chế tốc độ sinh trưởng của cây trong một số trường hợp như ngăn chặn cây ra lá non, đọt non thời kỳ ra hoa đậu quả, tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng, hoặc bón phân để tăng khả năng chống chịu của cây trước các tác động xấu từ bên ngoài.
Thời tiết, mùa vụ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc bón phân. Mưa lớn sẽ gây rửa trôi, nắng nóng sẽ làm phân khó tan hoặc dễ bốc hơi khiến cây không thể hấp thụ. Vì vậy, bạn nên chú ý bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh bón vào buổi trưa cũng như những ngày mưa lớn…
Hình ảnh minh họa
Phương pháp bón phân cho cây sầu riêng
Có hai phương pháp chính đó là bón gốc và bón lá:
Tham khảo một số phân bón và chế phẩm sinh học hỗ trợ trong quá trình canh tác sầu riêng:
Quy trình bón phân cho sầu riêng
Giai đoạn chuẩn bị đất trồng
Để cây sầu riêng có thể phát triển tốt nhất, giai đoạn trước khi đưa cây con xuống đất trồng, bạn nên chuẩn bị bón lót như sau:
Giai đoạn cây sầu riêng con
Thường thì bà con nông dân ít bón phân cho sầu riêng mới trồng, chủ yếu là bón lót bằng phân chuồng đã xử lý hoặc phân hữu cơ vi sinh.
Giai đoạn cây từ 1-3 năm tuổi, bạn nên bón phân cây sầu riêng con như sau:
Phân vô cơ:
Phân hữu cơ: Bạn có thể sử dụng khoảng 10-15kg/cây/năm, chia ra nhiều lần bón để cây hấp thụ tốt nhất và tránh việc lãng phí.
Hình ảnh minh họa
Bài liên quan: KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON – NHỮNG BÍ QUYẾT KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT
Giai đoạn ra hoa và tạo quả
- Giai đoạn đón hoa
+ Phân vô cơ: Trước 30-40 ngày để cây sầu riêng bước vào giai đoạn tạo mầm hoa diễn ra dễ dàng, bạn nên bón thêm một lượng phân vô cơ theo công thức NPK 10-50-17 với lượng từ 2-3kg/cây. Kết hợp thêm phun qua lá giúp cây ra hoa tốt hơn như sản phẩm SCT Bloom.
+ Phân hữu cơ: Để tạo thêm chất đệm, ổn định độ chua cho đất ở giai đoạn này bạn nên bón phân hữu cơ (Gà cố tím) với lượng từ 5-10kg/gốc tùy theo độ tuổi của cây.
- Giai đoạn nụ hoa hình thành rõ
+ Trong thời gian này bạn nên bón phân cho cây sầu riêng để bổ sung thêm dưỡng chất cho quá trình hình thành hoa tốt hơn, bằng cách sử dụng thêm NPK 20-20-20 với liều lượng từ 2-3kg/cây, kết hợp với thuốc trừ sâu và thuốc phòng trừ nấm để phòng trừ sâu ăn hoa như SCT 08, SCT 10, SCT 03, Phytopin Gold,…
+ Trường hợp đang hình thành nụ hoa nhưng cây ra nhiều đọt non, bạn nên tìm cách kéo hết phần đọt sầu riêng cho đến khi lá già thì ngưng để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và nụ hoa bằng cách sử dụng gấp đôi lượng NPK 20-20-20 theo hướng dẫn trên bao bì hoặc bổ sung thêm phân bón lá (Bio nut).
Hình ảnh minh họa
- Giai đoạn cây bắt đầu cho quả
Trong giai đoạn khi sầu riêng bắt đầu cho quả với đường kính từ 10-15cm, bạn nên bón NPK 12-12-17 với liều lượng 2-3kg/cây, giai đoạn này giảm lượng Đạm và tăng lượng Kali sẽ giúp kích thích quả phát triển tốt hơn. Nên kết hợp thêm phân bón vi lượng (Vi sinh Khoáng), hoặc các sản phẩm chuyên dùng nuôi trái (SCT 15) phun lên xung quanh trái.
- Giai đoạn trước khi quả chín
Đây là thời điểm bạn nên bón thêm lượng NPK 16-16-8 để đảm bảo chất lượng quả với liều từ 2-3kg/cây và bón thêm vi lượng Bocatic (Vi sinh Khoáng) với liều lượng 150-300g/gốc tùy theo độ tuổi của cây trồng.
Hình ảnh minh họa
Bài liên quan: XỬ LÝ RA HOA Ở CÂY SẦU RIÊNG – HÀNH TRÌNH KHÔNG ĐƠN GIẢN CỦA BÀ CON
Giai đoạn sau khi thu hoạch
Ngay sau khi thu hoạch xong, bạn nên tiến hành tỉa cành và bón phân sầu riêng để phục hồi, giúp đảm bảo năng suất cho mùa vụ sau:
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm phân bón hữu cơ dành cho sầu riêng dưới đây để lựa chọn được loại phân bón phù hợp cho từng giai đoạn, giúp chống sâu bệnh hại, sầu riêng phát triển xanh tốt nhé:
Cách bón vôi cho cây sầu riêng nhằm cải tạo đất
Bón vôi cho cây sầu riêng là việc cần thiết khi trồng và chăm sóc, tuy nhiên không phải bón vôi càng nhiều càng tốt, sử dụng vôi còn phải cân nhắc đến lợi ích và tác hại của nó. Bón vôi cho cây sầu riêng tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất: đất nhiều hữu cơ bón nhiều vôi và sau nhiều năm mới bón lại. Ngược lại nếu đất ít hữu cơ nên bón lượng ít hơn nhưng nên bón vôi thường xuyên hơn.
Bón vôi cho cây sầu riêng giúp nâng pH để ức chế vi sinh vật gây hại và kích thích vi sinh vật có ích phát triển. Ủ bằng Trichoderma (Trichotec, Tricho 11) trước khi sử dụng phân chuồng dùng để bón cho cây. Tưới bổ sung trực tiếp vi sinh vật sau khi bổ sung phân hữu cơ để giúp phân giải nhanh, phòng trừ nấm bệnh gây ra các bệnh vùng rễ.
Để nhanh chóng cũng như đỡ tốn công sức, nhiều bà con nông dân thường có xu hướng bón phân gà tươi chưa ủ hoai cho cây sầu riêng. Tuy nhiên trong phân gà tươi chưa xử lý chứa nhiều vi sinh vật gây hại cho cây, bênh cạnh đó vẫn còn mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Để khắc phục tình trạng đó, bạn nên sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã qua xử, có nhãn hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng những loại phân trôi nổi gây ngộ độc đất và ảnh hưởng cây trồng.
Bài viết trên, BioSacotec đã trình bày các nguyên tắc bón phân cho cây sầu riêng qua các chu kỳ phát triển của cây cũng như cách bón vôi cho cây sầu riêng để cải tạo đất mà bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn áp dụng thành công và gặt hái được một vụ mùa bội thu! Nếu gặp vấn đề khó khăn về cách trồng cây hay cách chăm sóc sầu riêng cũng như cần tư vấn về tài liệu hay sản phẩm phân bón hữu cơ, hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được giải đáp nhé.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu
Tôi có một trang trại 22 ha Đất bằng phẳng nước rất nhiều thoải mái cạnh thác 5 tầng KVAN Xã đắk sin huyện đắk rlấp đăk nông Hiện đang trồng sầu riêng và măng cụt Vừa qua tôi có trồng thêm 1300 cây Sầu riêng musangking nhưng chết mất 600 cây Hôm nào tôi có thể lấy xe chở anh lên tôi rất muốn mở một trang trại có nuôi dê bò heo để lấy phần nuôi giun lấy phân trùn quế cho cây