Chăm Sóc Cây Ăn Trái

DINH DƯỠNG CHO CÂY SẦU RIÊNG – KHÔNG CHỈ LÀ PHÂN BÓN!

phân bón cho cây sầu riêng
Sầu riêng là loại trái cây được nhiều người ưa thích sử dụng trên thị trường hiện nay bởi mùi vị thơm ngon mà nó mang lại. Tuy nhiên để cây phát triển tốt và cho năng suất cao là điều không hề đơn giản. Nó phải đòi hỏi nhà vườn phải có kỹ thuật chăm sóc, môi trường sống phù hợp và khắc khe, không chỉ dùng phân bón đúng quy trình là đủ. Bên cạnh đó, dinh dưỡng cho cây sầu riêng cũng cần được quan tâm, phù hợp riêng từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy cách cung cấp dưỡng chất vào cây như thế nào là đủ? Bio Sacotec sẽ hướng dẫn đầy đủ cho bà con qua nội dung bên dưới nhé!
dinh dưỡng cho cây sầu riêng
Giai đoạn phát triển của quả

SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC LOẠI ĐẤT TRỒNG ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG

Một số loại đất dành cho sầu riêng

  • Đất thịt pha cát hay thịt pha sét, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất xám ở các tỉnh Đông Nam Bộ là những loại đất phù hợp để cây tăng trưởng tốt.  Các loại đất đai này đều có thành phần cơ giới nhẹ, đặc tính thoát nước tốt và giàu dưỡng chất, độ pH 5 – 6,5 tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cây sầu.
  • Đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu là vùng đất rất thích hợp để trồng nhất, tuy nhiên bà con nên chú ý bồi đất, đắp ụ nếu đất thấp để tránh việc ngập úng và đảm bảo khô hạn vào thời gian cây ra hoa kết trái.
  • Ngoài ra, quả này còn có thể phát triển tốt ở các vùng núi cao, cao nguyên trên 800m như ở Bảo Lộc và Di Linh (Lâm Đồng). Nơi đây nhiệt độ không quá nóng không quá lạnh, lượng mưa hằng năm lại nhiều nhưng vẫn có 2-3 tháng mùa khô. Tuy nhiên, mùa thu hoạch có chậm hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long 1-2 tháng, đó là yếu tố quan trọng không bị hạn chế đầu ra cho cây trong vườn.

sầu riêng

Đất trồng phù hợp cho sự tăng trưởng của quả

Những loại đất khó trồng sầu riêng

  • Đất giồng cát: Không thích hợp với sầu riêng vì đặc tính thoát nước nhanh, trong khi loại cây này cần được giữ ẩm vào thời kỳ cây con. Bên cạnh đó, loại đất này thiếu hụt dinh dưỡng khó đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho quả hoặc bà con phải tốn một lượng lớn phân bón để cải tạo đất trong khi sản lượng của cây vẫn không được đảm bảo.
  • Đất sét nặng: Cũng là một trong những loại đất khó có thể trồng được do đặc tính nén chặt trong cấu trúc đất, thoát nước kém, nên rễ sầu riêng dễ bị thối do nấm bệnh khi ngập úng.
đất phù hợp với cây sầu riêng
Cây sầu phát triển tốt trên đất trồng phù hợp

DINH DƯỠNG CHO SẦU RIÊNG Ở TỪNG THỜI KỲ KHÁC NHAU

Sầu riêng sinh trưởng tốt phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ là đất trồng phù hợp. Nó còn dựa vào vấn đề điều kiện thời tiết thuận lợi, hỗ trợ và cung cấp thêm dưỡng chất qua phân bón vào những thời kỳ quan trọng để giúp cây có thể tăng trưởng và phát triển tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu cây gầy guộc, sức khỏe yếu, lá vàng, kém phát triển và năng suất thu được thấp đó là triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây sầu riêng.

Chuẩn bị đất trồng

Đây là giai đoạn sẽ chuyển cây con từ bầu đất xuống vườn trồng, khả năng hấp thụ và tìm kiếm chất dinh dưỡng của rễ con khi vừa chuyển đổi môi trường sống vẫn còn hạn chế. Do đó bà con nên chuẩn bị đất trồng cơ bản như sau:
  • Đầu tiên, bà con bón vôi cho khử trùng mầm bệnh trong đất và tạo độ pH thích hợp cho cây sầu riêng sinh trưởng tốt
  • Trước 15-30 ngày dùng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 5-7 kg trộn với đất cho vào hố lấp lại, sẵn sàng dinh dưỡng để cây con có thể sử dụng ngay.
  • Để phòng trừ nấm bệnh có trong đất trồng, trước khi bón phân hữu cơ 10-20 ngày, bà con có thể dùng thêm vôi và các thuốc diệt nấm, tuyến trùng và các côn trùng gây hại trong đất như (SCT 07, Eco Killer, Trichoderma,…) tưới hoặc rãi lên khu vực đất trồng.

Lưu ý bà con nên loại bỏ thói quen sử dụng bón phân hữu cơ và vôi cùng một thời điểm, vì vôi sẽ làm giảm số trung vi lượng có lợi cho cây sầu riêng, làm giảm tác dụng của việc bón lót từ phân hữu cơ.

trung vi lượng cho sầu riêng

Xác định chu kỳ phát triển của cây con

Xem thêm: KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG CON

Giai đoạn cây sầu riêng con

Trong thời kỳ từ 1 đến 3 năm tuổi, bà con nên quan tâm chặt chẽ về việc bón phân để cây đủ dinh dưỡng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, chuẩn bị thuận lợi cho quá trình ra hoa và tạo quả. Lúc này cây rất cần bón phân Đạm để kích thích quá trình tạo cành và nhánh, bà con nên khi sử dụng hỗn hợp NPK có hàm lượng Đạm được trộn phải cao hơn hàm lượng Lân và Kali. Tỷ lệ sử dụng bà con có thể tham khảo theo nguyên tắc như sau:
  • Năm đầu với liều lượng NPK theo 2-2-1.
  • Năm thứ 2 và 3 bón cho cây NPK 2-1-1 hoặc 3-1-1 tùy theo tình trạng cây và đất trồng mà điều chỉnh cho thích hợp:
  • Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ vi sinh và các dòng phân nước dạng nước như Bio Roso, Bio Nut,… nhằm kích thích bộ rễ phát triển mạnh.
Nếu thiếu Đạm Lá cây có màu xanh vàng hay xanh noãn chuối, bà con nên nâng tỷ lệ bón phân Đạm để bổ sung cho cây.
Nếu thừa Đạm Thân và lá phát triển mạnh, có màu xanh đậm sẽ khiến nấm bệnh dễ tấn công, gây đậu quả ít và rụng quả trong giai đoạn tiếp theo.
   Tần suất phun theo định kỳ 3 lần/tháng trong suốt 6 tháng đầu, trong 6 tháng tiếp theo phun 2 lần/tháng, từ 1-3 năm tuổi là 1 lần/tháng với liều lượng là 2-3kg/cây.
triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây sầu riêng
 Phương pháp chăm sóc cho cây sầu riêng con   
        Ngoài việc sử dụng phân bón vô cơ, bà con nên kết hợp sử dụng thêm phân bón hữu cơ vi sinh để bổ sung thêm nguyên tố vi lượng cho cây, giúp hiệu quả bón phân vô cơ tốt hơn, tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm tốt và tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng. Lượng phân bón hữu cơ vi sinh được sử dụng khoảng thời kỳ cây con là 10-15kg/cây/năm.

phân bón cho cây sầu riêng

Vai trò của phân bón hữu cơ cho đối với cây

Giai đoạn ra hoa và tạo quả

        Đây là lúc cây chuyển từ nhu cầu Đạm sang cần Lân và Kali để giúp quá trình ra hoa và đâu trái phát triển tốt hơn. Tuy nhiên bà con cũng nên theo dõi lượng Kali được bón cho cây để có giải pháp điều chỉnh phù hợp:
  • Nếu thiếu Kali thì mép lá sẽ chuyển sang màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.
  • Nếu lượng Kali quá nhiều sẽ cản trở sự hấp thu Ca và Mg.
  • Thiếu Mg sẽ khiến phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra gân mép lá. Thiếu Ca lá sẽ héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính.

 

thuốc dưỡng lá sầu riêng
Biện pháp tăng dưỡng chất cho sầu ra hoa, nuôi trái
Tỷ lệ phân được bón bà con có thể tham khảo từng giai đoạn sau đây
Đón hoa Trước 30-40 ngày, theo tỷ lệ NPK 10-50-17 với lượng 2-3kg/cây. Kết hợp với phân hữu cơ vi sinh từ 3-4kg/gốc. Kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ phân hóa mầm hoa như SCT Bloom,…
Nụ hoa hình thành rõ NPK 20-20-20 với liều lượng 2-3kg/cây kết hợp với thuốc trừ sâu, nấm bệnh để phòng trừ như SCT 03, Phytopin Gold,… Kết hợp thêm phân bón vi lượng chống rụng hoa như SCT 16,…
Cây bắt đầu ra quả Quả có đường kính 10-15 cm dùng NPK 12-12-17 với lượng 2-3 kg/cây. Ngoài ra cần bổ sung thêm vi lượng cho cây nuôi trái như Vi Sinh Khoáng (Bocatic), SCT 15,…
Trước khi quả chín Trước 1 tháng khi quả sầu riêng bắt đầu chín việc bón thêm phần sẽ giúp tăng cường chất lượng quả khi thu hoạch, với tỷ lệ bón thêm NPK 16-16-8 liều lượng 2-3kg/cây.

Giai đoạn sau thu hoạch:

        Qua một mùa vụ thì cây cần được phục hồi thông qua việc bón phân vô cơ kết hợp với phân bón hữu cơ vi sinh để đảm bảo năng suất của cây vào mùa vụ tiếp theo.
  • Phân bón vô cơ: NPK 18-11-5 với lượng từ 2-3kg/cây, thời điểm này lượng Kali cần được giảm xuống, thay vào đó là tăng hàm lượng Đạm để cây có thể phục hồi nhanh chóng và khỏe mạnh hơn.
  • Phân bón hữu cơ: Bón phân hữu cơ vi sinh sản phẩm GÀ CỒ ĐỎ, GÀ CỒ TÍM giai đoạn này sẽ được tăng lên là 4-5kg/gốc, cao hơn so với thời kỳ cây con, do lúc này cây đã trưởng thành cũng như cần lượng lớn để cây có thể phát triển trở lại sau một mùa vụ chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.
Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây sầu riêng là một việc làm cần thiết, năng suất cao hơn. Tuy nhiên bà con nên cân nhắc khi sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc vì sẽ rất dễ gây ngộ độc và suy nhược cây trồng. Thay vào đó nên ưu tiên những nhãn hiệu uy tín, rõ ràng về thành phần, xuất xứ.
Đặc biệt là các loại phân bón hữu cơ vi sinh – phân chuồng đã qua xử lý, đảm bảo chất lượng và không gây mùi hôi thối cho môi trường để thay thế những loại phân chưa qua ủ hoai chứa nhiều vi sinh vật gây hại và dễ khiến mầm bệnh phát sinh.
độ ph thích hợp cho cây sầu riêng
Trái sầu đạt chất lượng sau khi thu hoạch
        Qua bài viết trên, BioSacotec đã thông tin về nhu cầu dinh dưỡng cho sầu riêng, bà con có thể tham khảo thêm để áp dụng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao hơn.  Hãy thêm những những kiến thức nêu trên vào cẩm nang chăm sóc cây trồng nhà bạn để hình thành nên kinh nghiệm bổ ích nhé! Chúc bà con thành công!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
map biosacotec
PHÂN BÓN HỮU CƠ BIOSACOTEC
Thuộc sở hữu của Công ty CPĐT CÔNG NGHỆ SẠCH SACOTEC, chúng tôi sẽ trả lời bất kỳ thắc mắc cũng như phàn nàn của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ mà chúng tôi cung cấp.
HỒ CHÍ MINH

💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

0379 399 843
5/5 - (3 bình chọn)
author-avatar

About Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học...

One thought on “DINH DƯỠNG CHO CÂY SẦU RIÊNG – KHÔNG CHỈ LÀ PHÂN BÓN!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *