Sầu riêng cũng như những loại cây ăn quả khác, sau mỗi mùa vụ ít nhiều sẽ trở nên suy yếu, vì thế bà con nên áp dụng những kỹ thuật phục hồi, bón phân, chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch để bổ sung kịp thời và đầy đủ dinh dưỡng giúp cây sớm hồi phục, đảm bảo cho vụ mùa bội thu tiếp theo.
Chăm sóc cây sầu riêng sau khi thu hoạch để cây sớm hồi phục chuẩn bị cho mùa tiếp theo
NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM CÂY SẦU RIÊNG SUY KIỆT SAU THU HOẠCH
- Nâng cao hiệu quả kinh tế: Hiện nhà vườn đã quá lạm dụng hóa chất để kích thích vườn sầu riêng ra hoa trái vụ mà không quan tâm đến tình trạng cây như thế nào, khiến cây mất sức trầm trọng, thậm chí là chết.
- Xiết nước trong giai đoạn kích thích ra hoa: Nhiều nhà nông áp dụng xiết nước kết hợp với che đất bằng nilon để kích thích sầu riêng ra hoa tạo quả, nhưng khi gặp trời mưa đất sẽ có độ ẩm cao, lại tiếp tục xiết nước, cứ lặp đi lặp lại trong thời gian dài như thế cây sẽ dần suy yếu, kiệt sức, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển sau này.
- Sử dụng hóa chất quá liều: Nhà vườn thường chỉ quan tâm đến năng suất của mùa vụ trước mắt nên sử dụng rất nhiều phân bón hóa học nhằm kích thích sự phát triển nhanh chóng của sầu riêng. Ngoài ra, trong giai đoạn tạo quả, để tránh tình trạng ra đọt non khiến rụng quả hay quả bị sượng, nhà vườn thường dùng phân bón hóa học liên tục không theo liều lượng cho phép. Với lượng phân bón hóa học quá liều trong thời gian dài sẽ khiến cây ngộ độc, không thể sinh trưởng phát triển bình thường được nữa.
- Để lại nhiều quả trên cùng một cây: Sầu riêng thường ra rất nhiều hoa và quả trong cùng một mùa vụ, nhà vườn thường để lại nhiều quả trên cây để có năng suất cao, tuy nhiên sau mùa vụ đó sẽ khiến cây suy yếu và giảm sức sống đáng kể.
- Nhiễm mặn vào mùa khô: Sự nhiễm mặn sẽ khiến rễ cây kém phát triển, việc hấp thu chất dinh dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho vườn sầu riêng bị suy yếu, giảm năng suất
Bài liên quan: XỬ LÝ RA HOA Ở CÂY SẦU RIÊNG – HÀNH TRÌNH KHÔNG ĐƠN GIẢN CỦA BÀ CON
QUY TRÌNH PHỤC HỒI – CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH
Đối với sầu riêng sau thu hoạch, cần được chăm bón kịp thời để phục hồi, đây là bước không thể thiếu giúp cây khỏe và duy trì xanh tốt, chuẩn bị cho mùa vụ kế tiếp. Quy trình kỹ thuật chăm cây sau thu hoạch như sau:
1. Xới mô, kích rễ
- Thời điểm thực hiện: Ngay sau khi thu hoạch xong toàn vườn
- Cách tiến hành: Dùng cuốc hoặc chỉa 3 răng xới xáo đất, phạm vi từ 1/2 – 2/3 tán cây trở ra ngoài (tính từ gốc ra), tán đến đâu thì xới đến đó. Độ sâu khoảng 5-10cm lớp bề mặt.
- Mục đích: Cải tạo đất, làm cho đất được tơi xốp và thông thoáng, bỏ rễ cũ tái tạo lại rễ mới, cây hấp thụ phân bón tốt hơn.
2. Bón phân
Sau khi biện pháp tỉa cành thực hiện xong, bà con nên chăm sóc và bón phân sầu riêng sau thu hoạch để cung cấp thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây sau một mùa vụ. Loại phân có thể sử dụng cho giai đoạn này là phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ vi sinh.
Sửa bồn và bón phân đầy đủ cho sầu riêng
Phân hữu cơ
Thu hoạch sầu riêng không phải chỉ thu 1 lần là xong, mà thường chia ra làm nhiều lần cắt trái dẫn đến cây bị thất thoát, mất dinh dưỡng đi rất nhiều, chưa kể mỗi lần cắt sẽ tạo vết thương làm cây bị sốc. Việc bón phân hữu cơ lại sớm sẽ giúp phục hồi cây, duy trì sức khỏe và độ xanh tốt.
- Thời điểm bón: 7-10 ngày trước khi thu hoạch lần cuối cùng.
- Các loại phân hữu cơ : Phân chuồng, phân hữu cơ công nghiệp (Phân gà hữu cơ: Gà cồ đỏ, Gà cồ tím). Khi bón có thể trộn phân hữu cơ chung với Humic hoặc phân bón Bio Roso để tăng hiệu quả cao.
- Cách bón: Do cây vẫn còn đang nuôi trái, nên cần tránh tác động đến rễ, khi bón chỉ cần rãi phân lên trên bề mặt, rãi đều vào kh vực 1/3 – 2/3 tán cây.
Đồng thời kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma, Eco Killer, Phytopin Gold giúp tăng hệ vi nấm nhằm bảo vệ bộ rễ cây. Ngoài ra, bón vôi (CaO) để làm giảm độ chua, cải thiện kết cấu của đất.
Phân vô cơ
Lượng phân vô cơ sử dụng cho giai đoạn này có hàm lượng Đạm và Lân cao, giảm lượng Kali ít lại khoảng 2-3kg/ gốc tùy theo độ tuổi của cây.
Chế phẩm sinh học cung cấp dinh dưỡng, hạn chế sâu bệnh hại, mang lại năng suất chất lượng cao cho sầu riêng
3. Xử lý nấm bệnh
- Thời điểm xử lý: Sau khi xới mô xong, tiến hành xịt thuốc bệnh trên lá và tưới thuốc bệnh dưới gốc liền cho cây, ưu tiên thực hiện sớm.
- Thứ nhất: Trong thời kỳ này cây mang trái thì sức đề kháng cây kém, dễ bị nấm hại, rong rêu tấn công.
- Thứ 2: Trong quá trình di chuyển leo lên cây để cắt trái đã vô tình mang mầm bệnh từ dưới đất lên cây hoặc từ cây này qua cây khác, việc cắt trái cũng đã tạo vết thương ở cuống.
- Thứ 3: Việc xới xáo mô đã gây ra những tổn thương dưới rễ => nếu để lâu sẽ tạo điều kiện cho nấm mới tấn công, nấm hại cũ sẽ lây lan ra nhiều hơn, tốn công xử lý.
- Các loại thuốc xử lý: Thuốc trừ nấm bệnh gốc đồng (Tinh chất Đồng), Phytopin Gold, Eco Killer…
- Cách xử lý: Phun thuốc ướt đều toàn cây, ướt hai mặt lá, thân, cành, đặc biệt phun kỹ vào các ngách thân, mặt dưới của cành, đồng thời tưới thuốc bệnh dưới gốc. Nếu tình trạng cây khỏe, ít bệnh thì xịt ngừa 1 lần là được, nếu cây bị rong rêu, bệnh nặng thì 5-7 ngày sau xịt lại lần 2.
Lưu ý: Nếu rửa vườn không kỹ, nấm hại có thể ẩn nấp và là nguồn bênh tấn công lên bông, trái, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sau này.
4. Cách tỉa cành sầu riêng sau thu hoạch
Biện pháp tỉa cành sau thu hoạch không chỉ giúp vườn trở nên thông thoáng, hạn chế mầm bệnh hại cây mà còn giúp cây tiết kiệm được lượng dinh dưỡng. Cây sầu riêng dễ dàng phục hồi và ổn định, đảm bảo năng suất cho mùa vụ mới.
- Cắt tỉa những cuống trái còn sót lại trên thân.
- Loại bỏ những cành đã già yếu, những cành bị sâu bệnh cũng như cắt tỉa những cành vượt che khuất ánh sáng cho cây.
- Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh tấn công.
- Dọn vệ sinh xung quanh vườn để hạn chế các mầm bệnh.
- Khi đã cắt tỉa cành xong, bà con dùng vôi bột pha nước quét xung quanh thân chính cây sầu riêng từ mặt đất lên khoảng 1m để phòng trừ sâu bệnh hại cây.
Tỉa cành cho sầu riêng để loại bỏ những cành già yếu, không còn khả năng phát triển
5. Quản lý nước
Để cây sầu riêng có thể phục hồi nhanh chóng, bà con phải đảm bảo việc tưới đủ nước trong mùa khô nhưng cũng tạo điều kiện cho vườn thoát nước tốt trong mùa mưa để tránh ngập úng khiến các loại nấm bệnh trong đất phát triển tấn công bộ rễ làm rễ dễ bị thối.
Lượng nước tưới đầy đủ và hợp lý không chỉ làm cây tươi tốt mà còn tăng khả năng vận chuyển và hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó cây sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.
6. Tiến hành làm cơi lá đợt 1
- Sau khi tưới thuốc bệnh 3-5 ngày, tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng các dòng phân NPK có hàm lượng lân, đạm cao như : DAP, hoặc các dòng hữu cơ kích rễ mạnh như: Phân gà hữu cơ 3-5kg tùy theo tuổi của cây, Bio Roso, Bio Nut…
- Khi ra cơi đọt non: Phun thuốc trừ rầy rệp (SCT 08, SCT 10) + Vi lượng + Phân bón lá (Bio Nut, Bio Roso) bổ sung. Phun 3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
- Sau đó tiếp tục chăm theo chu trình chăm dưỡng bình thường của cây.
- Các bước trên, mỗi bước đều nên thực hiện càng nhanh càng tốt, nhanh nhất có thể để cây phục hồi sớm, cây được chuẩn bị tốt hơn giúp mùa sau đạt hiệu quả hơn.
Bài liên quan: BÓN PHÂN CHO CÂY SẦU RIÊNG – NHỮNG THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP KHÔNG THỂ BỎ QUA!
Hiện nay, bà con có thể dần chuyển từ việc sử dụng phân chuồng, đặc biệt là là phân gà tươi chưa qua ủ hoai bằng phân hữu cơ vi sinh với 90% phân gà nguyên chất để cung cấp dinh dưỡng cho cây và đất trồng. Phân chuồng chưa ủ hoai bà con dùng mặc dù giá thành sẽ rẻ hơn, tuy nhiên sẽ dễ gây mùi và ô nhiễm môi trường, bệnh cạnh đó phân chưa được xử lý sẽ chứa nhiều vi sinh vật gây hại khiến cây sầu riêng dễ mắc bệnh hơn. Việc dùng phân hữu cơ vi sinh đã qua xử lý, nhãn hiệu uy tín, có thành phần và nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp hạn chế việc gây mùi và ô nhiễm, phân còn bổ sung lượng vi sinh vật có lợi, giúp đất trồng tơi xốp và màu mỡ hơn.
Bài viết trên công ty BioSacotec đã chia sẻ về KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH, giúp phục hồi và phát triển khỏe mạnh cho những vụ mùa sau. Mong rằng bà con có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả. Chúc bà con thành công với những vụ mùa bội thu! Nếu cần tư vấn về sản phẩm phân bón hữu cơ hoặc các chế phẩm sinh học, hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được giải đáp nhé.
💻Website: biosacotec.com
☎️Điện thoại: 0379 399 843 - 0888 450 606
🌎Địa chỉ: 52A đường Hùng Vương, tổ 08 khu phố La Vân, T.T Ngãi Giao, H. Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu